Doanh nghiệp xuất khẩu cần lường trước trở ngại từ thị trường
Ông Trần Ngọc Quân, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Bỉ và EU. |
Trong bối cảnh quốc tế và xu hướng người tiêu dùng thay đổi ảnh hưởng như thế nào với việc thu mua của các kênh phân phối tại châu Âu? Họ làm gì để đa dạng hóa nguồn cung, thưa ông?
Theo dõi xu hướng tiêu dùng tại Bỉ và EU thì thấy rằng các hàng hóa liên quan đến xanh, sạch và bền vững ngày càng được ưa chuộng. Đối với hàng thực phẩm thông qua các hội chợ nông nghiệp chúng tôi thấy rằng giá trị của những sản phẩm xanh, sạch, sản phẩm bio ngày càng tăng; đối với sản phẩm dệt may, da giày và nhiều sản phẩm khác ngày càng tiến tới tiêu chuẩn về môi trường. Chính từ xu hướng tiêu dùng này mà EU chuyển hướng thành văn bản pháp luật. Chẳng hạn, các chương trình trong thỏa thuận xanh châu Âu, hay kinh tế tuần hoàn đang được pháp luật hóa các thành quy định pháp luật. Cùng với đó, các tiêu chuẩn môi trường, trách nhiệm xã hội, lao động được ban hành ngày càng chặt chẽ.
Từ đó, các sản phẩm được sản xuất xanh, sạch thân thiện với môi trường, phát triển bền vững ngày càng có vị trí trên thị trường EU. Việc thay đổi xu hướng tiêu dùng đó dẫn đến việc có những thay đổi nhất định trong xu hướng thu mua ở Việt Nam. Doanh nghiệp thu mua ở Bỉ không đơn thuần tìm các nhà xuất khẩu để nhập các mặt hàng mà hướng tới triển khai hình thức đồng hành với nhà sản xuất, xuất khẩu để cùng nhau định hướng sản xuất. Họ sẽ đi cùng chu trình đó từ giai đoạn sản xuất, thu mua, bảo quản để đảm bảo cho sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường cũng như tiêu chuẩn của EU.
Ủy ban châu Âu (EC) mới có đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) với doanh nghiệp sản xuất dệt may. Theo đó, doanh nghiệp sản xuất dệt may phải đảm bảo trách nhiệm cho toàn bộ vòng đời của sản phẩm, hỗ trợ sự quản lý bền vững rác thải dệt may khắp châu Âu. Theo ông, điều này tác động như thế nào đến cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam?
Đề xuất áp dụng chương trình trách nhiệm nhà sản xuất mở rộng bắt buộc (EPR) sẽ gây sức ép rất lớn cho toàn bộ ngành dệt may không chỉ ở châu Âu mà cả các nước xuất khẩu sang châu Âu, yêu cầu các doanh nghiệp có sản phẩm dệt may ở châu Âu chuẩn bị chu trình tuần hoàn để đảm bảo giảm rác thải của ngành dệt may xuống thấp nhất có thể.
Bởi vì theo đánh giá của Liên minh châu Âu, dệt may là một trong 4 lĩnh vực tạo ra rác thải lớn nhất trong EU. Chính vì vậy EPR sẽ đảm bảo các doanh nghiệp sẽ giảm bớt hàng thời trang ngắn hạn, khuyến khích các nhà sản xuất giảm chất thải và tăng tính tuần hoàn của các sản phẩm dệt may.
Từ những quy định EPR những doanh nghiệp của liên minh châu Âu đã dần dần có những chuyển đổi nhất định. Đầu tiên là tập trung vào giai đoạn vật liệu, tạo ra những vật liệu có thể tái chế, thân thiện được môi trường. Họ cũng có thể đưa ra những yêu cầu với các nhà cung ứng là phải sử dụng những vật liệu bền vững, vật liệu tái chế và chấp nhận tham gia vào quy trình tái chế sản phẩm của họ.
Quy định EPR ảnh hưởng tới doanh nghiệp Việt Nam tương đối lớn bởi phải hạn chế việc tạo ra rác thải, do đó khi áp dụng trong ngắn hạn số lượng đơn hàng sẽ không nhiều và ồ ạt như trước. Có nghĩa là từng giá trị đơn hàng sẽ thích ứng từng nhu cầu cụ thể để giảm bớt sự dư thừa trong cung ứng sản phẩm. Về lâu dài, quy định này sẽ hạn chế quyền tiếp cận thị trường EU dưới cương vị dưới thương hiệu Việt. Để bán được hàng dệt may dưới thương hiệu Việt thì phải kết hợp hệ thống từ thu mua, phân phối, sửa chữa, bảo hành... chu trình rất tốn kém không đơn giản xuất khẩu, bán sản phẩm là xong.
Quy định này trong ngắn hạn ảnh hưởng đến từng hợp đồng, đơn hàng và dài hạn là ảnh hưởng đến quyền tiếp cận thị trường dưới thương hiệu của mình. Bên cạnh đó yêu cầu này cũng tạo ra sự ràng buộc nhất định đòi hỏi tất cả các doanh nghiệp phải chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi sản xuất này tương đối tốn kém và mất nhiều thời gian. Do đó doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị trước để có thể tiếp cận và duy trì thị trường tại liên minh châu Âu.
Tháng 10 tới EU sẽ áp thuế carbon đối với một số mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Điều này sẽ có tác động như thế nào với việc tiếp cận thị trường và chuỗi sản xuất của doanh nghiệp Việt Nam tại Liên minh châu Âu?
Cân bằng carbon là mối quan tâm rất lớn tại EU, vì họ đánh giá hiện này có rất nhiều mặt hàng ảnh hưởng lớn đến môi trường. Chính vì vậy EU đưa ra thuế carbon áp dụng với 4 lĩnh vực chính, từ đó sẽ đánh giá áp dụng mở rộng hơn với những ngành sử dụng trực tiếp đầu ra carbon quá nhiều. Ở Việt Nam trong giai đoạn đầu áp dụng, mặt hàng sắt, thép sẽ ảnh hưởng trực tiếp từ quy định thuế carbon, lâu dài sẽ có rất nhiều mặt hàng bị ảnh hưởng, nếu các sản phẩm sử dụng đầu vào tạo ra nhiều carbon.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Doanh nghiệp thêm cơ hội gia tăng đơn hàng tại 4 triển lãm quốc tế lớn
16:01 | 25/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Chuyển đổi xanh là động lực, chuyển đổi số là đột phá
11:41 | 25/09/2024 Kinh tế
Thúc đẩy giải pháp logistics bền vững trong chuyển đổi công nghiệp
20:44 | 24/09/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
Ngành công nghiệp chiếm hơn 50% tổng tiêu thụ năng lượng toàn quốc
15:15 | 25/09/2024 Kinh tế
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên
14:38 | 25/09/2024 Xuất nhập khẩu
Không nên điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ sau bão lũ
10:47 | 25/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh và Trùng Khánh hợp sức thúc đẩy thương mại và đầu tư
18:50 | 24/09/2024 Kinh tế
UOB dự báo tăng trưởng quý 3 và quý 4 sẽ chậm lại do tác động của bão Yagi
16:45 | 24/09/2024 Kinh tế
CAEXPO 2024: Thúc đẩy giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp kinh tế - quốc phòng
16:02 | 24/09/2024 Kinh tế
Đồng loạt quảng bá trái dừa Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành của Trung Quốc
15:08 | 24/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD
15:03 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Biến phụ phẩm thành sản phẩm xuất khẩu giá trị cao
14:00 | 24/09/2024 Kinh tế
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD
09:25 | 24/09/2024 Xuất nhập khẩu
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
08:05 | 24/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform