Đưa hàng Việt vươn xa bằng công cụ quyền sở hữu trí tuệ
Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay?
Sở hữu trí tuệ hiện đang là vấn đề nóng không chỉ ở trong nước mà cả thị trường quốc tế, nhất là đối với các sản phẩm nông sản. Vấn đề bảo hộ pháp lý là công cụ để tiến xa hơn và xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Do đó, cần tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, DN cần có biện pháp đăng ký, bảo hộ và có biện pháp quản lý, khai thác cũng như bảo vệ quyền một cách thích hợp. Đặc biệt, câu chuyện cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký trước ở Trung Quốc, hay cà phê Trung Nguyên bị đăng ký ở thị trường Mỹ, kẹo dừa Bến Tre tại thị trường Thái Lan… là những bài học đã từng xảy ra đối với nông sản Việt Nam.
Với trong nước, chúng tôi rất quan tâm tới sở hữu trí tuệ vì đây là những tài sản có giá trị lớn. Có những thương hiệu được định giá khá cao như Viettel khoảng 2,6 tỷ USD, Vinamilk khoảng 1,8 tỷ USD… thì chắc chắn phải có những biện pháp đầy đủ để bảo vệ được quyền sở hữu các thương hiệu này đồng thời sử dụng và khai thác nó như những công cụ quảng bá và truyền thông tốt để những thương hiệu của Việt Nam có thể vươn xa, đi vào tâm trí, niềm tin của người tiêu dùng.
Có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, nhưng vì sao số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ để có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của Việt Nam còn ít?
Một trong những nguyên nhân chính là nhận thức của DN về sở hữu trí tuệ. Vì sở hữu trí tuệ vẫn bị coi là một vấn đề mới và hơi xa vời nên DN chưa đầu tư, chưa có bộ phận chuyên trách và cũng chưa có những chiến lược về xây dựng thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ dựa trên các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Một nguyên nhân nữa là khả năng về tài chính của DN. DN hiện còn đang phải quan tâm rất nhiều khía cạnh khác nhau, từ quản lý điều hành, lương cho công nhân và những khó khăn khác. Trong khi việc đăng ký ở nước ngoài cũng khá tốn kém, nhất là tại các thị trường lớn như cộng đồng châu Âu hay Mỹ và cả thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… thì chúng ta cũng phải đầu tư khá nhiều chi phí. Ngôn ngữ cũng là một trong những hàng rào dẫn tới hạn chế trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ tại nước ngoài.
Với thực tế như vậy, DN Việt Nam cần thực hiện những bước như thế nào để có thể xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình?
Thứ nhất là, chúng ta cần có một chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu đối với nông sản một cách bài bản. Chiến lược xây dựng thương hiệu phải xuất phát từ chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường của DN và có một tầm nhìn xa.
Thứ hai là, phải có bộ phận chuyên trách về xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ để có thể tìm hiểu các thông tin thị trường, quy định pháp lý và thực hiện các biện pháp quản trị cần thiết để đăng ký.
Thứ ba là, trong xây dựng phát triển thương hiệu, chúng ta luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định giá trị cốt lõi của thương hiệu khi đưa ra thị trường. Với từng thị trường, DN phải có tiêu chí về chất lượng phù hợp với thị trường nước ngoài. Khi có chất lượng rồi DN mới có thể quảng cáo và truyền thông, sử dụng những hệ thống nhận diện để quảng cáo truyền thông liên tục và bài bản thì sẽ đi nhanh vào tâm trí người tiêu dùng hơn.
Ngoài ra, DN cũng cần lưu ý về thông tin của từng thị trường để xác định được nhu cầu của từng thị trường, từ đó có thể thấu hiểu thị trường và tìm ra những phương án đi nhanh, đột phá, ít tốn chi phí và bền vững.
Thưa ông, mối liên kết 4 "nhà" có vai trò như thế nào trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp?
Liên kết 4 nhà, gồm nhà nông- nhà DN- nhà quản lý - nhà khoa học có vai trò rất quan trọng. Vì chúng ta bắt buộc phải giải quyết được những khó khăn vướng mắc, khó khăn của nông sản Việt Nam như chất lượng không ổn định, chưa đầu tư cơ giới hóa nhiều, chưa tự động hóa được trong sản xuất nông nghiệp và những sản phẩm đặc thù của thị trường theo những tiêu chuẩn chất lượng khá ngặt nghèo. Đặc biệt với những biến đổi của thị trường cũng như biến đổi của tự nhiên thì chắc chắn phải có sự tham gia của các nhà khoa học. Việc liên kết 4 nhà sẽ giúp có được các điều kiện tốt từ môi trường chính sách vĩ mô, đồng thời cũng sẽ có được sự đầu tư cần thiết, bài bản từ phía các DN và các nhà nghiên cứu giúp chúng ta có sản phẩm chuẩn, có thị trường tiêu thụ, tức là có cả đầu ra và đầu vào giúp các nhà nông yên tâm áp dụng theo đúng quy trình, đúng chuẩn để đi ra thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform