EU lần thứ 3 bế tắc trong việc tìm kiếm những người đứng đầu
EU lần thứ 3 bế tắc trong việc tìm kiếm những người đứng đầu. Ảnh minh họa: Financial Times. |
Cũng giống như hai lần trước đó, cuộc gặp một lần nữa lâm vào bế tắc khi chứng kiến sự bất đồng sâu sắc không chỉ giữa các nhóm chính trị lớn, mà còn giữa các nước Tây, Đông và Trung Âu.
Trong một dấu hiệu cho thấy mức độ căng thẳng của các cuộc thảo luận, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu đã bắt đầu muộn hơn khoảng 3 tiếng so với kế hoạch. Ngoài ra, cuộc gặp cũng bị tạm dừng 1 tiếng rưỡi để dành thời gian cho các cuộc thảo luận song phương. Và cùng chung kết cục của 2 lần gặp trước đó, các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu một lần nữa bế tắc trong việc thống nhất danh sách các vị trí lãnh đạo chủ chốt.
Thỏa thuận được đánh giá là khả dĩ nhất theo đó trao cho cựu Ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmemans chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu, đã bị phá vỡ tại hội nghị. Nguyên nhân là sự phản đối mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Đông và Trung Âu.
Không giống với ứng cử viên người Đức Manfre Weber thuộc đảng Nhân dân châu Âu bị bác bỏ tại Hội nghị thượng đỉnh hôm 20 và 21/06 vừa qua, ông Frans Timmemans thuộc đảng Xã hội của Hà Lan lần này nhận được sự ủng hộ của cả Đức, Pháp và Tây Ban Nha. Ngoài ra việc đề cử ông Frans Timmemans cũng không nhận được sự đồng tình của đảng Nhân dân châu Âu, một trong 4 nhóm chính trị lớn tại Nghị viện châu Âu.
Thủ tướng Cộng hòa Séc Andrej Babis cho biết: “Nhóm các nước Đông Âu hay còn gọi là Visegrad trước đây từng nói rằng, chúng tôi không ủng hộ hệ thống Spitzenkandidat. Tuy nhiên, ứng cử viên thuộc đảng Xã hội Frans Timmemans thời gian qua đã không cho thấy sự tích cực và vì vậy chúng ta cần một người có thể thống nhất châu Âu, chứ không phải là gây chia rẽ hơn nữa”.
Theo các nhà phân tích, đảng Nhân dân châu Âu nắm giữ chìa khóa của các bổ nhiệm. Bởi không một thế đa số nào có thể đạt được nếu không có lá phiếu của nhóm đảng lớn nhất Nghị viện châu Âu này. Các nguồn tin trong đảng Nhân dân châu Âu đã đề cập tới khả năng một Hội nghị thượng đỉnh mới vào ngày 15/7 tới, song đây có thể vẫn không phải là cuộc gặp cuối cùng.
Trước khi bắt đầu thảo luận, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã thừa nhận đây là những cuộc tham vấn khó khăn: “Đây sẽ không phải là một cuộc tham vấn đơn giản. Nghị viện châu Âu đã từng sử dụng cơ chế “Spitzenkandidat”, tức là quy tắc “ứng cử viên hàng đầu” để chọn người lãnh đạo từ đảng chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa qua. Tuy nhiên, Đảng Nhân dân Châu Âu không còn là đảng chiếm đa số trong Nghị viện châu Âu. Điều quan trọng là phải tránh xung đột giữa các thể chế hay nói cách khác là giữa Hội đồng và Nghị viện. Và đó là lý do tôi cho rằng các cuộc thảo luận sẽ mất một thời gian.”
Đây là Hội nghị thượng đỉnh thứ 3 về các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Liên minh châu Âu kể từ sau cộc bầu cử châu Âu hồi cuối tháng 5 vừa qua. Đối với việc bổ nhiệm ông Jean Claude Juncker cách đây 5 năm, hồi năm 2014, Liên minh châu Âu cũng đã phải mất tới 3 cuộc họp. Tuy nhiên, khi đó, Nghị viện châu Âu chỉ là cuộc chiến của 2 nhóm chính trị lớn, ít hơn 1 nửa so với con số 4 hiện nay.
Không chỉ chức Chủ tịch Ủy ban châu Âu, việc tìm kiếm ứng cử viên cho các vị trí Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Chủ tịch Nghị viện châu Âu, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu hay Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Liên minh châu Âu cũng đang bị “treo” hoặc bị chặn do bất đồng giữa những người có quyền ra quyết định. Bế tắc này cũng dự báo những khó khăn lớn hơn mà Liên minh châu Âu sẽ phải đối mặt trong tương lai liên quan tới các quyết sách của khối.
Tin liên quan
Trung Quốc đề xuất đàm phán với EU để giải quyết vấn đề thuế xe điện
08:21 | 11/09/2024 Xe - Công nghệ
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU và Trung Quốc khởi động cơ chế truyền thông luồng dữ liệu xuyên biên giới
08:15 | 29/08/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Diễn đàn Kinh tế Phương Đông lần thứ 9 tại LB Nga
19:36 | 03/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform