G20: Indonesia kêu gọi đóng góp thêm cho Quỹ phòng chống đại dịch
Tổng thống Indonesia Joko Widodo phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh G20. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Ngày 15/11, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã kêu gọi các thành viên Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đóng góp thêm cho Quỹ phòng chống đại dịch.
Phát biểu tại phiên thảo luận thứ hai về cấu trúc y tế toàn cầu trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 lần thứ 17 đang diễn ra tại Bali, Tổng thống Joko Widodo nhấn mạnh G20 đã thành công trong việc thành lập Quỹ phòng chống đại dịch.
Ông cho rằng cần các khoản đóng góp bổ sung để quỹ hoạt động tối ưu, đồng thời thống báo Indonesia cam kết tài trợ 50 triệu USD.
Được đề xuất từ nhiệm kỳ Chủ tịch G20 Italy vào năm ngoái, Quỹ phòng chống đại dịch đã ra mắt ngày 13/11 vừa qua trong nhiệm kỳ Chủ tịch của Indonesia. Đây là kết quả của một loạt cuộc họp giữa các Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Tài chính G20 trong suốt năm qua.
Cũng tại phiên thảo luận, lãnh đạo các nước thành viên G20 và lãnh đạo một số tổ chức quốc tế như Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus và Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass đã thảo luận về một loạt vấn đề liên quan đến cấu trúc y tế toàn cầu, cũng như các vấn đề liên quan đến Quỹ phòng chống đại dịch.
Với tư cách là một cơ chế tài chính do các nước G20 thành lập, Quỹ này sẽ nhận được sự hỗ trợ của WB với tư cách là cơ quan lưu ký quỹ, cũng như WHO với tư cách là cơ quan tư vấn liên quan đến việc sử dụng và giải ngân quỹ cho các quốc gia nhằm ngăn chặn, chuẩn bị và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.
Cho đến nay, Quỹ phòng chống đại dịch đã huy động được 1,4 tỷ USD từ 24 nhà tài trợ, trong đó có 3 tổ chức từ thiện. Các quốc gia và tổ chức đã cam kết đóng góp cho Quỹ bao gồm Ủy ban châu Âu, Mỹ, Italy, Indonesia, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Canada, Hàn Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Tây Ban Nha, Australia, Singapore, Na Uy, New Zealand, Ấn Độ, Hà Lan, Pháp và Nam Phi.
Trong khi đó, 3 tổ chức từ thiện này là Bill & Melinda Gates Foundation, Rockefeller và Wellcome Trust.
Tại Hội nghị thượng đỉnh G20 lần này, Saudi Arabia, Pháp và Australia dự kiến sẽ trực tiếp công bố các cam kết đối với Quỹ phòng chống đại dịch. Tổng thống Joko Widodo dẫn kết quả nghiên cứu của WHO và WB cho biết Quỹ cần ít nhất 31,1 tỷ USD mỗi năm để ngăn chặn và ứng phó với mối đe dọa của đại dịch trong tương lai.
Cũng tại hội nghị G20, Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 15/11 đã công bố các cam kết hỗ trợ các nước đang phát triển nâng cấp cơ sở hạ tầng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và sản xuất vaccine phòng COVID-19.
Canada dự kiến dành 750 triệu CAD (565 triệu USD) cho một tập đoàn của nhà nước để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á trong ba năm, bắt đầu từ tháng 3/2023.
Đây là thỏa thuận tài trợ lớn nhất mà đảng Tự do cầm quyền đã cam kết như một phần trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sắp tới của Canada, và cũng là một phần của dự án G20 nhằm giúp các nước có thu nhập thấp và trung bình có được các thành phố an toàn và bền vững hơn.
Thủ tướng Trudeau cũng cam kết dành 80 triệu CAD cho các hệ thống y tế toàn cầu, với phần lớn số tiền tài trợ đổ vào một dự án của Ngân hàng Thế giới (WB) nhằm giúp các quốc gia ngăn chặn và ứng phó với đại dịch. Khoản tài trợ này sẽ hỗ trợ các dự án giúp các nước đang phát triển sản xuất vaccine mRNA phòng COVID-19.
Tại Bali, Canada cũng đồng khởi động quan hệ đối tác với các quốc gia G7 và Bắc Âu để giúp Indonesia - một trong những nước phát thải nhiều nhất thế giới - "cai nghiện" than.
Phát biểu tại Bali, Giám đốc điều hành Phòng Thương mại Canada, Perrin Beatty, cho rằng Ottawa cần truyền đạt các ưu tiên thương mại của mình ở châu Á một cách "toàn diện." Theo ông, doanh nghiệp Canada cần được giúp đỡ để tận dụng nhiều hiệp định thương mại mà Ottawa đã ký kết và hiện đang đàm phán.
Giới quan sát cho rằng nhân tố địa chính trị có thể sẽ làm lu mờ những cam kết mà các nhà lãnh đạo đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh, khi các nước tranh luận về cách đối phó với cuộc xung đột Nga-Ukraine. Cùng với những thiệt hại to lớn về người, cuộc xung đột này cũng đang có những tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu./.
Tin liên quan
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
09:55 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Xuất khẩu 1.000 ô tô VinFast sang Indonesia
14:48 | 04/09/2024 Xe - Công nghệ
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
UAE tìm kiếm hiệp định thương mại với nhiều quốc gia trên thế giới
08:06 | 16/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Ngành Tài chính khẩn trương hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị thiệt hại do bão, lũ
Xử lý nghiêm hành vi trục lợi về giá, ổn định tâm lý người tiêu dùng sau bão lũ
Nhóm Truyền cảm hứng ủng hộ, tặng quà học sinh vùng bão lũ
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
Nợ thuế, Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan 1 năm
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform