Gánh nặng bệnh lao kháng thuốc
Nỗ lực giảm gánh nặng bệnh lao | |
Nỗ lực thanh toán bệnh lao ở trẻ em | |
Thành lập Ủy ban quốc gia về chấm dứt bệnh lao |
Nhiều nguyên nhân
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ ba trong các bệnh nhiễm trùng, với khoảng 1,5 triệu người tử vong do lao.
theo các chuyên gia, trong các nguyên nhân, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do bệnh nhân lao không tuân thủ theo đúng phác đồ và thời gian điều trị. Ảnh: Nhật Nguyên |
Lao kháng thuốc là một thể bệnh nguy hiểm mà một trong những nguyên nhân chính là do người bệnh không tuân thủ quy trình điều trị, tự ý giảm liều hoặc ngừng thuốc khi chưa đủ thời gian điều trị.
Thống kê chưa đầy đủ của BV Phối Trung ương cho biết, năm 2018 trên toàn cầu ước tính tỷ lệ mắc lao kháng thuốc là 3,4% trong số bệnh nhân mới và là 18% trong số bệnh nhân điều trị lại.
Ông Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương cho biết, đại dịch Covid - 19 bùng phát trên toàn cầu diễn ra cũng đã phần nào gây ảnh hưởng đến công tác chẩn đoán và điều trị lao kháng thuốc nói riêng và bệnh lao nói chung tại Việt Nam.
Sở dĩ như vậy là do theo ông Nhung, đại dịch Covid-19 đã ngăn cản trong quá trình phát hiện sớm, cũng như điều trị kịp thời lao đa kháng thuốc.
“Trên thế giới đã ước tính Covid-19 ảnh hưởng đến 25% khả năng phát hiện bệnh lao. Và như vậy sẽ khiến tỉ lệ người tử vong vì bệnh này tăng lên nhanh chóng. Theo đó, riêng năm 2020, đã tăng lên hơn 400.000 người tử vong trên toàn thế giới vì bệnh lao”, ông Nhung cho hay.
Nói rõ hơn về bệnh này, theo Giám đốc BV Phổi Trung ương, có những bệnh nhân lao kháng thuốc ở mức độ ít nghiêm trọng như chỉ kháng một loại thuốc, nhưng có những bệnh nhân kháng thuốc mức độ nặng gọi là lao đa kháng thuốc, nặng hơn là siêu kháng thuốc.
Khi bị kháng thuốc, thuốc không có tác dụng với vi khuẩn lao, việc điều trị không hiệu quả. Mặc dù đang trong quá trình điều trị song các triệu chứng sốt, ho, khạc đờm ở người bệnh không thuyên giảm hoặc thuyên giảm một thời gian rồi xuất hiện trở lại với các biểu hiện tăng nặng hơn, nguy hiểm hơn ban đầu khi mới phát hiện bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc các bệnh nhân lao bị kháng thuốc như: Vi khuẩn lao tự biến đổi cấu trúc chống lại thuốc; người bệnh ngay từ đầu đã bị lây nhiễm loại vi khuẩn lao kháng thuốc từ người bệnh bị lao kháng thuốc khác hoặc do uống thuốc không đủ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn lao.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong các nguyên nhân, nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là do bệnh nhân lao không tuân thủ theo đúng phác đồ và thời gian điều trị.
Giám đốc BV Phổi Trung ương khẳng định, bình thường, bệnh lao có thể chữa khỏi hoàn toàn khi tuân thủ phác đồ và thời gian điều trị 6 tháng, tỷ lệ khỏi bệnh cao trên 90%.
"Nhưng với lao đa kháng thuốc, việc điều trị khỏi bệnh khó khăn hơn nhiều. Ngoài phải tuân thủ điều trị nghiêm ngặt, thời gian điều trị cũng phải kéo dài hơn và phải dùng nhiều loại thuốc hơn, chi phí tốn kém hơn, song tỷ lệ khỏi bệnh cũng thấp hơn", ông Nhung nêu.
Tuyệt đối tuân thủ điều trị
Các chuyên gia y tế lo ngại, khi số người bị lao kháng thuốc tăng, đặc biệt là khi chưa được quản lý là mối nguy hiểm cho cộng đồng vì nguy cơ lây lan vi khuẩn lao kháng thuốc cao.
Vì vậy, để dự phòng lao kháng thuốc, người đã mắc bệnh lao cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, phải uống thuốc đủ liều, đúng phác đồ và thời gian điều trị. Bên cạnh đó, bệnh nhân lao đa kháng thuốc cần phải được theo dõi, giám sát quá trình điều trị chặt chẽ.
Ngoài ra, người bệnh cần ý thức trong sinh hoạt như không khạc nhổ tùy tiện, phải sử dụng khẩu trang khi nói chuyện và tiếp xúc hàng ngày phòng lây lan bệnh ra cộng đồng.
Với người chưa mắc bệnh, khi ho kéo dài hơn 2 tuần hoặc trong gia đình có người đã từng bị lao, thường tiếp xúc với người bị bệnh lao cần chủ động đi khám, xét nghiệm để được tầm soát bệnh lao và sớm được điều trị nếu có bệnh.
Để phòng ngừa lây lan cho những người xung quanh, người bệnh phải thường xuyên đeo khẩu trang y tế để hạn chế phát tán vi khuẩn lao ra môi trường.
“Những người có tiếp xúc thường xuyên với bệnh nhân lao phổi kháng thuốc, hay là có tiếp xúc với những bệnh nhân lao phổi nói chung cần ngay lập tức đến các cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và kiểm tra để phát hiện sớm và tầm soát hiệu quả bệnh lao”, chuyên gia khuyến cáo.
Bệnh lao là nguyên nhân gây tử vong thứ 3 trong các bệnh nhiễm trùng. (Báo cáo WHO năm 2018). Theo báo cáo của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2019, mỗi năm, có khoảng 10 triệu bệnh nhân lao mới. Và gần 1,5 triệu người tử vong do lao trên toàn cầu. Việt Nam hiện là nước đứng thứ 16/30 nước có số bệnh nhân lao cao nhất trên thế giới và đứng thứ 13/30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất trên toàn cầu. Mỗi năm có khoảng 130.000 người mắc lao mới, trong đó có 7.000 người mắc lao đồng nhiễm HIV, hơn 5.000 bệnh nhân lao đa kháng thuốc. |
Tin liên quan
Bệnh viện Tâm Anh đứng đầu các bệnh viện tư tại TPHCM về chất lượng
10:55 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tham gia BHYT, nhiều bệnh nhân được chi trả hàng tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh
18:06 | 23/05/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam lần đầu có “siêu phẩm” chụp CT 1975 lát cắt phát hiện đột quỵ, ung thư chỉ trong vài phút
16:21 | 16/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform