Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Gạo Việt rộng cửa vào ASEAN

(HQ Online) - Để gia tăng cơ hội XK gạo vào thị trường các nước ASEAN. DN cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường nhằm cung ứng cho phù hợp cũng như quan tâm đúng mức tới nhận diện thương hiệu gạo Việt.
Bộ Công Thương “bày cách” nâng hiệu quả xuất khẩu gạo sang ASEAN
Gạo xuất khẩu được giá, lo đội giá đầu vào
Xuất khẩu gạo Việt: Số 2 thế giới vẫn... chênh vênh
Gạo Việt đang chiếm thị phần đáng kể tại nhiều nước khu vực ASEAN. 	Ảnh: N. Thanh
Gạo Việt đang chiếm thị phần đáng kể tại nhiều nước khu vực ASEAN. Ảnh: N. Thanh

Dư địa rộng mở

Theo thông tin mới nhất từ Bộ NN&PTNT, XK gạo 4 tháng đầu năm nay đạt 2,05 triệu tấn với trị giá 1 tỷ USD, tăng 4,4% về khối lượng nhưng giảm 6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Đáng chú ý, Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam với 42,6% thị phần.

Theo Bộ Công Thương, để nâng cao hiệu quả XK gạo sang ASEAN, ngành gạo cần rà soát lại nhu cầu NK của từng thị trường trong ASEAN, xác định những thị trường tiêu thụ gạo phẩm cấp thường với giá rẻ, thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, gạo thơm… Ngoài ra, Việt Nam cần chú trọng các chính sách thương mại với các nước trong khu vực, tận dụng tối đa những lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) giữa ASEAN với các đối tác trên thế giới…

Thị trường Philippines nói riêng và cả khu vực ASEAN nói chung được nhận định đã và đang có nhiều dư địa để Việt Nam tăng trưởng XK gạo. Bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: những năm qua, gạo là mặt hàng nông sản chính của Việt Nam XK sang ASEAN. Trong số các nước ASEAN, sản phẩm lúa gạo của Việt Nam được XK chủ yếu sang Philippines. Không chỉ trong 4 tháng đầu năm 2022 mà ngay cả năm 2021, Philippines cũng là thị trường XK gạo lớn nhất của Việt Nam với lượng XK đạt 2,45 triệu tấn, kim ngạch trên 1,25 tỷ USD, giá trung bình 509,7 USD/tấn, tăng 10,7% về lượng, tăng 18,5% về kim ngạch và tăng 7,1% về giá so với năm 2020.

Indonesia cũng là thị trường đầy tiềm năng cho gạo Việt. Ông Phạm Thế Cường, Tham tán thương mại Việt Nam tại Indonesia cho biết: Theo Bộ Nông nghiệp Indonesia, lượng gạo tiêu thụ bình quân tại Indonesia hiện khoảng 93 kg/người/năm. Tổng nhu cầu gạo tiêu dùng Indonesia khoảng 30,1 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo tại Indonesia không hiệu quả, giá thành cao, thu nhập thấp nên nông dân không mặn mà trồng lúa, từ đó dẫn tới năng suất, chất lượng lúa không cao. Đó là lý do chính khiến Indonesia NK sản lượng gạo tương đối lớn hàng năm. Các thị trường cung cấp gạo chủ yếu cho Indonesia là Pakistan, Việt Nam, Thái Lan và Ấn Độ.

Về mặt con số cụ thể, lượng gạo NK của nước này có xu hướng ổn định trong 3 năm gần đây; trong đó năm 2021 là 407.740 tấn, trị giá 184 triệu USD. Tính riêng năm 2021, lượng gạo Việt Nam XK sang Indonesia đạt 65.960 tấn, chiếm 16,1% tổng lượng NK của Indonesia. Đối với gạo Việt Nam, Indonesia NK chủ yếu là gạo chất lượng cao.

Tương tự, tại thị trường Malaysia, gạo Việt đã và đang chiếm thị phần khá lớn. Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia Trần Lê Dung cho biết: Malaysia là nước không có thổ nhưỡng tốt để trồng lúa, nông nghiệp chủ yếu tập trung trồng cây cọ dừa và cao su. Với diện tích trồng lúa chỉ khoảng 0,7 triệu ha, thấp nhất khu vực Đông Nam Á, sản xuất lúa gạo của Malaysia hiện chỉ đáp ứng khoảng 60% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Bởi vậy, đất nước này phải NK khoảng 1 triệu tấn gạo hàng năm để đáp ứng nhu cầu trong nước và dự trữ.

“Hiện, gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn trong tổng lượng gạo NK của Malaysia. Trước đây, lượng gạo Thái Lan NK vào Malaysia cao hơn Việt Nam nhưng 5 năm trở lại đây, gạo Việt đã vượt xa Thái Lan về sản lượng nhập vào Malaysia. Ngay trong 3 tháng đầu năm 2022, lượng gạo Việt Nam XK sang Malaysia đã tăng trưởng hơn 102% so với cùng kỳ năm trước”, bà Dung nói.

Ngoài các thị trường như Philippines, Malaysia, Indonesia, Bộ Công Thương thông tin, hiện gạo Việt còn được XK sang các thị trường khác trong ASEAN như Singapore, Brunei, Lào...

Chú trọng nhận diện thương hiệu gạo

Mặc dù các DN Việt Nam có nhiều lợi thế và cơ hội XK gạo sang các nước ASEAN, nhưng thời gian tới sẽ gặp thách thức không nhỏ trong việc giữ vững và mở rộng thị phần XK.

Ông Cao Xuân Thắng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, dù dư địa XK gạo Việt Nam vào Singapore còn rất lớn song Singapore là thị trường khó tính, yêu cầu khắt khe về chất lượng và rất cạnh tranh về giá cả. Đây là yếu tố DN XK phải đặc biệt lưu tâm.

Tập trung phân tích sâu câu chuyện nhận diện thương hiệu sản phẩm, bà Trần Lê Dung cho biết: tại Malaysia, Công ty Bernas Berhad là DN độc quyền NK gạo trắng dài của Việt Nam. Đây cũng là loại gạo tiêu thụ chủ yếu tại nước này. Tuy nhiên, Công ty Bernas Berhad hiện nhập theo container gạo thô, sau đó về nước đóng gói và dán nhãn mác thương hiệu công ty của họ. “Do đó, tại thị trường Malaysia, người tiêu dùng vẫn chủ yếu biết đến thương hiệu gạo của Bernas Berhad. Đây chính là nguyên nhân khiến người tiêu dùng ít biết đến gạo Việt Nam”, bà Dung nói.

Để cải thiện tình trạng này, bà Trần Lê Dung chia sẻ thêm: tại một số siêu thị Malaysia hiện có hình thức gửi hàng mẫu tại các gian hàng. Theo đó, DN sẽ mất phí thời gian đầu để giới thiệu hàng. Các DN Việt Nam nên lưu ý đến hình thức giới thiệu này, bởi trong quá trình trưng bày, quảng bá, sản phẩm có nhiều người hỏi mua thì siêu thị sẽ nhập hàng, đồng thời các DN khác cũng sẽ quan tâm. Bí thư thứ nhất phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Malaysia cũng đặc biệt nhấn mạnh: “Thời gian tới nhằm đa dạng hoá sản phẩm, các DN Việt nên đẩy mạnh XK gạo nếp vì nhu cầu tại Malaysia cũng rất cao”.

Tương tự, tại thị trường Indonesia, ông Phạm Thế Cường cho biết, việc nhận diện thương hiệu gạo Việt Nam tại thị trường còn khá mờ nhạt, trong khi đó gạo Thái Lan lại có nhiều thương hiệu dễ nhận biết đối với người tiêu dùng tại các siêu thị của Indonesia. Nhu cầu tiêu thụ gạo chất lượng cao tại Indonesia ngày càng lớn, nhất là các dòng gạo đặc sản của Việt Nam như ST24, ST25 nhưng nhiều doanh nhân NK gạo lớn của Indonesia hiện vẫn chưa biết đến các loại gạo chất lượng này của Việt Nam. “Vì vậy, công tác quảng bá thương hiệu gạo của Việt Nam tại Indonesia cần được tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa trong thời gian tới”, ông Cường nói.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8

Hải quan Hải Phòng: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 12,7 tỷ USD trong tháng 8

(HQ Online) - Tháng 8, kim ngạch xuất nhập khẩu làm thủ tục tại Cục Hải quan Hải Phòng tăng khá so với cùng kỳ 2023.
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa

Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa

(HQ Online) - Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại...
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm

(HQ Online) - Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa sơ bộ đạt 70,65 tỷ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

Xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang Ấn Độ tăng 102%

(HQ Online) - Ấn Độ là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực mà nhóm hàng điện thoại và linh kiện đạt được tăng trưởng ấn tượng.
3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

3 nhóm hàng xuất khẩu mang về hơn 100 tỷ USD

(HQ Online) - Tính đến 15/8, top 3 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất của nước ta mang về kim ngạch hơn 100 tỷ USD.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

Xuất nhập khẩu đạt hơn 473 tỷ USD tính đến trung tuần tháng 8

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 8/2024 (1-15/8) đạt 32,93 tỷ USD, giảm 11,4% (tương ứng giảm 4,24 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 7/2024.
TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

TPHCM: Hàng hóa XNK tăng hơn 6 tỷ USD

(HQ Online) - Hàng hóa XNK qua các cửa khẩu TPHCM trong 8 tháng năm 2024 đạt trên 78 tỷ USD, tăng hơn 6 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7

Xuất khẩu tôm đạt kỷ lục trong tháng 7

(HQ Online) - Xuất khẩu (XK) tôm trong tháng 7/2024 đạt kỷ lục, đưa trị giá tôm XK trong 7 tháng đầu năm nay đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?

Sầu riêng đông lạnh xuất khẩu sang Trung Quốc cần đảm bảo những quy định gì?

(HQ Online) - Để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh từ Việt Nam sang Trung Quốc, các cơ sở đóng gói sầu riêng đông lạnh phải đáp ứng các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình đóng gói, truy xuất nguồn gốc và quy trình kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Đi kèm với đó, là một số yêu cầu về năng lực cấp đông và kho lạnh bảo quản.
Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu 7 tháng đạt hơn 440 tỷ USD

(HQ Online) - So với cùng kỳ năm ngoái, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước tăng gần 65 tỷ USD, theo thông tin Tổng cục Hải quan mới công bố.
Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024

Lần đầu tiên xuất nhập khẩu đạt hơn 70 tỷ USD/tháng trong năm 2024

(HQ Online) - Tháng 7 là tháng đầu tiên trong năm 2024 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt mốc 70 tỷ USD/tháng.
Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

Campuchia là thị trường xuất khẩu xăng dầu lớn nhất của Việt Nam

(HQ Online) - Dù lượng xuất khẩu sang Campuchia giảm mạnh so với cùng kỳ 2023 nhưng quốc gia này vẫn là thị trường lớn nhất của mặt hàng xăng dầu nước ta.
3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD

3 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 16 tỷ USD

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng; sắt thép các loại là 3 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng nhiều nhất.
4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD

4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm hơn 17 tỷ USD

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 15/7, có 4 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm từ 1 tỷ USD trở lên, theo thông tin mới nhất từ Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 7 tỷ USD trong nửa đầu năm

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt hơn 7 tỷ USD trong nửa đầu năm

(HQ Online) - Hết tháng 6/2024, thương mại Việt Nam - Ấn Độ đạt 7,19 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ cập nhật của Tổng cục Hải quan. Trong đó, Việt Nam xuất siêu 1,57 tỷ USD.
Thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu xăng dầu

Thu hơn 1 tỷ USD từ xuất khẩu xăng dầu

(HQ Online) - Kim ngạch và lượng xuất khẩu xăng dầu từ đầu năm đến 15/7/2024 có tốc độ tăng khá cân bằng.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
banner-hd-bank-300x250
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội

Bão Yagi làm 1 người chết, 3 người bị thương, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện tại Hà Nội

Thủ đô có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên giật cấp 10. Đã có 4 người thương vong, 2.500 cây đổ, 17 trạm bơm mất điện; 14 ô tô bị hư hỏng.
Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề

Bão số 3 quần thảo Hà Nội, gây thiệt hại nặng nề

Vào lúc 21h ngày 7/9, bão số 3 gây mưa to, gió giật mạnh làm nhiều tuyến phố Hà Nội ngập cục bộ, cây cối gãy đổ hàng loạt.
Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng

Bão số 3 hoành hành, gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh và Hải Phòng

Sau khi đổ bộ với gió giật mạnh kèm theo mưa lớn trong ngày 7/9, bão số 3 đã gây nhiều thiệt hại cho tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng.
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%

Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%

Phó Thống đốc NHNN nhìn nhận, với xu hướng chung của nền kinh tế rất tích cực, tăng trưởng tín dụng cả năm 2024 có khả năng đạt được mức 15%.
Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương

Bão số 3: Bốn người tử vong, 78 người bị thương

Ngày 7/9, bão số 3 đã đi vào đất liền, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Bắc Bộ; đặc biệt là các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại

Hợp tác hải quan đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng, phát triển và duy trì Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (gọi tắt là ASEAN) trở thành một thị trường đơn nhất, một cơ sở sản xuất và phân phối chung.
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế

Với 126 km bờ biển và hơn 4.000 km2 diện tích mặt biển nội hải, TP Hải Phòng có nhiều tiềm năng, thế mạnh và giữ vị trí trọng yếu trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Bắc và giao thương quốc tế của cả nước.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ

Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm có thời hạn Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước

Ngay sau khi kết thúc hội đàm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký 14 văn kiện giữa các ban, bộ, ngành, trung ương và địa phương.
Phiên bản di động