Gia tăng buôn lậu xăng dầu trên biển
Buôn lậu xăng dầu trên biển vẫn dai dẳng | |
Buôn lậu xăng dầu trên biển ngày càng phức tạp | |
Phó Tổng cục trưởng TCHQ nói về vấn nạn buôn lậu xăng dầu trên biển |
Lực lượng Cảnh sát biển kiểm tra tàu vi phạm. Ảnh: Đức Định |
Thu lợi bất chính hàng tỷ đồng
Theo nhận định của Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, thời gian qua, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa có chiều hướng gia tăng, diễn biến phức tạp trở lại, nhất là mặt hàng xăng dầu. Các đối tượng đã lôi kéo, hình thành nhiều đường dây, tổ chức hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu có quy mô lớn.
“Hiện tại, giá nhiên liệu mua bán bất hợp pháp trên biển thấp hơn nhiên liệu hợp pháp ở trong bờ từ 3.000-4.500 đồng/lít (dầu DO) và 5.000-6.500 đồng/lít (xăng). Nếu một chuyến vận chuyển trót lọt 200.000 lít, các đối tượng thu lợi khoảng 600-900 triệu đồng với dầu DO và 1-1,3 tỷ đồng với xăng. Điển hình như vụ việc tại vùng biển phía Nam vào cuối tháng 6/2022, lực lượng Cảnh sát biển đã bắt giữ tàu HP-90979-TS vận chuyển 500m3 dầu DO, giá trị tương đương gần 20 tỷ đồng”, Đại tá Vũ Trung Kiên, Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển dẫn chứng.
Qua đấu tranh, lực lượng Cảnh sát biển nhận thấy, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, thay đổi liên tục, khiến cho công tác đấu tranh của các lực lượng chức năng gặp nhiều khó khăn. Thời gian gần đây, xuất hiện một số đối tượng trong nước móc nối với đối tượng nước ngoài, thu mua xăng dầu với giá rẻ hơn về bán lại để thu lợi nhuận chênh lệch. Trước tiên, các đối tượng ở Việt Nam giao dịch với đầu nậu ở Thái Lan, Campuchia… thỏa thuận xong về giá, địa điểm, thời gian, phương thức giao nhận và thanh toán, sau đó sử dụng các tàu cải hoán, núp bóng với danh nghĩa đi đánh cá để đến nhận dầu tại các tọa độ hẹn trước, rồi mang về bán lại cho tàu cá Việt Nam.
Đáng lưu ý, các đối tượng còn bơm nước vào phương tiện nhằm đánh lừa về tải trọng để hành trình ra biển, khi đến điểm nhận hàng, nước được bơm ra để nhận xăng dầu lậu, thậm chí sử dụng chính bộ hóa đơn, chứng từ hợp pháp để hợp thức hóa cho số xăng dầu lậu. Địa bàn trọng điểm là khu vực biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình; khu vực biển phía Nam Côn Đảo (giáp ranh với Indonesia, Malaysia); khu vực biển Tây Nam (giáp ranh với Thái Lan, Campuchia). Đối tượng chủ mưu, cầm đầu chỉ đứng sau điều hành và sử dụng nhiều loại phương tiện khác nhau để thực hiện hành vi vi phạm. Đối tượng tham gia hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép xăng, dầu trên biển rất đa dạng, nhiều thành phần, thậm chí có cả doanh nghiệp kinh doanh xăng, dầu; cá nhân kinh doanh “chui”, lao động làm thuê, ngư dân trên các tàu đánh cá…
Từ các vụ việc do lực lượng Cảnh sát biển phát hiện, bắt giữ, xử lý cho thấy, các vụ việc thường có số lượng lớn, giá trị hàng hóa lên đến nhiều tỷ đồng, do đó các đối tượng thường che giấu rất tinh vi. Các đối tượng mua bán xăng dầu trên biển đều móc nối giao nhận hàng hóa, tiền thông qua trung gian, hoạt động khép kín. Việc giao, nhận xăng, dầu diễn ra trên biển, nhưng việc giao nhận tiền lại diễn ra trên đất liền; người nhận tiền là người địa phương khác và chỉ liên lạc qua điện thoại bằng sim “rác” nên việc xác định chủ đầu nậu, chứng minh yếu tố buôn lậu, xử lý tận gốc gặp nhiều khó khăn.
Phối hợp chia sẻ thông tin
Dự báo trong thời gian tới, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa tiếp tục diễn biến phức tạp. Tại Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia diễn ra ngày 4/8 vừa qua, Đại tá Vũ Trung Kiên đề xuất các bộ, ngành, các lực lượng chức năng và các địa phương cần tăng cường hơn nữa trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp đấu tranh ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa trên các địa bàn. Lực lượng Cảnh sát biên sẽ phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương trong trao đổi thông tin, tình hình và đấu tranh, xử lý. Kinh nghiệm từ các vụ án, chuyên án, các vụ việc bắt giữ, xử lý, lực lượng Cảnh sát biển đã nhận được sự đồng thuận và vào cuộc rất tích cực của lực lượng phối hợp, đặc biệt là sự vào cuộc của quần chúng nhân dân đã cung cấp rất nhiều thông tin, tình hình giúp Cảnh sát biển triệt phá nhiều vụ việc.
Để nâng cao hơn nữa hiệu quả đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, lực lượng Cảnh sát biển cũng đa dạng các hình thức tuyên truyền, vận động, kể cả trên các tàu thuyền của ngư dân đang đánh bắt xa bờ. Đồng thời phát tờ rơi, tuyên truyền về phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại đối tượng, tác hại của các hành vi vi phạm do đối tượng gây ra đến nền kinh tế, đời sống người dân. Thông qua các hệ thống chính trị cơ sở, cấp ủy chính quyền các địa phương, đặc biệt là các đoàn thể để tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân, tuyên truyền trong các trường học… để cùng chung tay đấu tranh ngăn chặn tình trạng này. Đặc biệt, tiếp tục tuyên truyền các nội dung tại Luật Cảnh sát biển Việt Nam đến ngư dân đi biển nắm bắt rõ các chính sách, pháp luật, các quy định hiện hành khi hoạt động, khai thác nguồn lợi trên biển.
Nửa đầu năm 2022, lực lượng Cảnh sát biển đã phát hiện, bắt giữ, xử lý 33 vụ/111 đối tượng, thu giữ gần 3 triệu lít dầu DO, trên 100.000 lít xăng, trên 102.000 kg dầu FO; tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính và giá trị tang vật xử lý, bàn giao các lực lượng, ước tính 70 tỷ đồng.
|
Tin liên quan
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
19:56 | 20/09/2024 An ninh XNK
Giá xăng, dầu điều chỉnh tăng giảm tùy loại trong kỳ điều hành ngày 19/9
15:11 | 19/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hải quan– Biên phòng Gia Lai-Kon Tum phối hợp ngăn chặn hàng cấm qua biên giới
08:52 | 20/09/2024 Hải quan
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
14:35 | 22/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
13:53 | 22/09/2024 An ninh XNK
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
14:58 | 20/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
14:57 | 20/09/2024 An ninh XNK
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
08:46 | 20/09/2024 An ninh XNK
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
14:48 | 19/09/2024 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
09:46 | 19/09/2024 An ninh XNK
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
20:06 | 18/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
20:03 | 18/09/2024 An ninh XNK
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
09:00 | 18/09/2024 An ninh XNK
"Soi" giá tính thuế , Hải quan TP Hồ Chí Minh tăng thu gần 100 tỷ đồng
13:15 | 17/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Ninh siết quản lý hoạt động gia công, sản xuất xuất khẩu, chế xuất
09:33 | 17/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nội: Thuế từ nhóm hàng điện gia dụng, linh kiện điện tử tăng mạnh
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp phải đảm bảo thu ngân sách, khắc phục tình trạng trốn thuế
Herbalife Việt Nam: “Tôi khỏe đẹp hơn” 2024
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
Nutifood nắm giữ 51% cổ phần của Kido Foods
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform