Gia tăng buôn lậu xăng dầu trên biển biên giới Tây Nam bộ
“Nóng” buôn lậu xăng, dầu trên biển
Theo nhận định của các lực lượng chức năng, trong 6 tháng đầu năm 2018, tình hình hoạt động của các loại tội phạm buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa ở tuyến biên giới Tây Nam và trên vùng biển phía Nam cơ bản được kiểm soát không để xảy ra điểm nóng. Tuy nhiên, vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, đặc biệt là mặt hàng xăng, dầu. Địa bàn trọng điểm buôn lậu, vận chuyển trái phép xăng dầu trên biển chủ yếu tại địa bàn các tỉnh: Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau và Kiên Giang.
Thiếu tướng Bùi Đức Hạnh, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, các đối tượng thường lợi dụng cơ chế chính sách, nhất là về kinh tế, thương mại, hợp đồng kinh doanh đối với xăng dầu để trà trộn vận chuyển xăng, dầu lậu. Các đối tượng đầu nậu người Việt Nam móc nối, trực tiếp giao dịch với chủ đầu nậu người nước ngoài (chủ yếu là Đài Loan, Thái Lan, Malaysia, Indonesia) thỏa thuận về giá, thời gian, địa điểm giao hàng, phương thức thành toán. Quá trình sang mạn dầu lậu cả 2 phương tiện vẫn nổ máy và thả trôi để sẵn sàng chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ khi bị lực lượng chức năng phát hiện. Các đầu nậu thường không trực tiếp thực hiện hành vi buôn lậu mà chỉ đạo gián tiếp thông qua thuyền trưởng, người áp tải hàng hoặc công ty trung gian.
| |
Xăng dầu nhập lậu do Hải đội 3, Cục Điều tra Chống buôn lậu - TCHQ bắt giữ trên vùng biển Bà Rịa Vũng Tàu. |
Ngoài các thủ đoạn trên, theo nhận định của các lực lượng chống buôn lậu, các đối tượng lợi dụng giấy phép nhập khẩu xăng dầu hoặc quay vòng hàng hóa đơn để hợp thức hàng nhập lậu, đối phó với các lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, phát hiện. Bên cạnh đó, các đối tượng lợi dụng hình thức gửi kho ngoại quan để nhập, xuất xăng dầu sau đó tìm cách móc nối, hợp đồng giao hàng cho đối tượng buôn lậu đưa vào bờ tiêu thụ; đồng thời, giao hàng cho các tàu đại lý xăng dầu hoạt động trái phép trên biển để bán lại cho ngư dân ngay trên ngư trường.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Bộ đội Biên phòng đã chủ trì và phối hợp bắt giữ, xử lý tổng số 293 vụ với 176 đối tượng, tạm giữ gần 1,8 triệu lít xăng dầu và 14.000 lít dung môi xăng.
Siết chặt quản lý các mặt hàng trọng điểm
Ngoài mặt hàng xăng dầu, trong 6 tháng qua, các lực lượng chức năng khu vực biên giới Tây Nam bộ cũng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa gồm các mặt hàng trọng điểm như: thuốc lá, đường cát… Tập trung tại một số địa bàn trọng điểm như Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Chia sẻ tại hội nghị, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh An Giang, Trưởng Ban chỉ đạo 389 An Giang Lê Văn Nưng cho biết, mặc dù các cơ quan chức năng đã nỗ lực hết mình để ngăn chặn, nhưng do chênh lệch giá cả giữa hàng nội và hàng ngoại vẫn con cao nên mặt hàng đường kết tinh và thuốc lá vẫn được các đối tượng tìm mọi cách đưa qua biên giới, vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ. Trong khi, việc giải quyết công ăn việc làm, an sinh xã hội tại khu vực biên giới vẫn còn nhiều khó khăn dẫn đến một bộ phận cư dân biên giới xem buôn lậu là nghề mưu sinh, địa bàn biên giới An Giang rộng và phức tạp; công tác phối hợp giữa các lực lượng chưa thật hiệu quả…
Từ thực tế trên, ông Lê Văn Nưng kiến nghị, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới An Giang là nhiệm vụ khó khăn, lâu dài và đầy thách thức, đòi hỏi các lực lượng chức năng phải có nghiên cứu các giải pháp mới, đưa công tác phòng chống buôn lậu lên tầm cao mới, với sự tham gia của nhiều lực lượng. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ xem xét lại cơ chế khen thưởng để phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
Là một trong những địa bàn “nóng” về buôn lậu thuốc lá, đường cát, ông Lê Minh Đức, Giám đốc Sở Công Thương, Phó Trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo 389 Long An đề xuất, trong thời gian tới, nhằm đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa, Chính phủ cần có chính sách đầu tư phát triển kinh tế biên giới để nâng cao đời sống người dân nơi đây, hạn chế tình trạng vì nghèo đói mà tiếp tay cho các đầu nậu. Bên cạnh đó, kiến nghị trang bị camera giám sát tại một số vị trí, trên cơ sở đó để xác định hoạt động của buôn lậu. Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các tỉnh Long An, Tây Ninh, TP.HCM…
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình ghi nhận những nỗ lực của lực lượng, địa phương đã thực hiện nghiêm túc các nội dung chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, nhất là đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 41.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý, kết quả công tác hiện vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Hoạt động buôn lậu trái phép các mặt hàng trọng điểm qua biên giới đường bộ, đường biển vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng thẩm lậu vẫn xảy ra ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, ảnh hưởng đến an ninh, kinh tế của đất nước.
Chính vì vậy, trong thời gian tới, các bộ ngành cần rút ra bài học kinh nghiệm, tiếp tục quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Chính phủ. Thường trực 389 các tỉnh, thành phố giữ vững vai trò chỉ đạo, kiểm soát chặt chẽ địa bàn, không để tình trạng tập kết hàng hóa tại khu vực biên giới. Đồng thời, ổn định công ăn việc làm cho người dân vùng biên giới, nâng cao tuyên truyền nhận thức của người dân về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Đặc biệt, xây dựng lực lượng vững mạnh, không có kẽ hở, không bị mua chuộc, không tiếp tay cho buôn lậu...
Tin liên quan
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
15:58 | 14/09/2024 An ninh XNK
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
09:11 | 14/09/2024 An ninh XNK
Vận chuyển ma túy qua cửa khẩu ngày càng tinh vi, khó lường
14:15 | 13/09/2024 An ninh XNK
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chặn đứng nhiều đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
14:00 | 13/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới
13:15 | 11/09/2024 An ninh XNK
Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả
09:00 | 11/09/2024 An ninh XNK
Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng
18:20 | 10/09/2024 An ninh XNK
Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu
10:49 | 10/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
16:55 | 09/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
16:54 | 09/09/2024 An ninh XNK
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
09:00 | 09/09/2024 An ninh XNK
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
09:57 | 08/09/2024 An ninh XNK
Dừng làm thủ tục hải quan nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
09:13 | 08/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform