Giảm khai thác, tăng nhập nguyên liệu cho chế biến, xuất khẩu thuỷ sản
EVFTA mang lại kỳ vọng lớn cho xuất khẩu thủy sản vào EU | |
Cơ quan Hải quan tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản | |
VASEP kiến nghị gỡ vướng cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm |
Ông Nguyễn Văn Trung, Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT). |
Tình hình chủ động nguồn nguyên liệu thủy sản phục vụ cho chế biến, XK, đặc biệt là nguồn nguyên liệu từ khai thác hiện nay như thế nào, thưa ông?
Từ trước tới nay, nguồn nguyên liệu thuỷ sản khai thác trong nước chiếm tỷ trọng khoảng 15-20% tổng nguyên liệu đưa vào chế biến, XK. Nhìn chung, nguồn nguyên liệu thuỷ sản chế biến, XK chủ yếu dựa vào nuôi trồng và NK. Nguyên liệu NK luôn cao hơn đánh bắt trong nước. Định hướng chung trong thời gian tới là sẽ giảm dần sản lượng khai thác, tăng sản lượng nuôi trồng và NK, hướng tới phát triển bền vững ngành khai thác thuỷ sản Việt Nam.
Các thị trường NK thủy sản lớn trên thế giới, đặc biệt là EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc đang ngày càng có những yêu cầu chặt chẽ về kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng như truy xuất nguồn gốc. Xin ông cho biết, điều này đặt ra những yêu cầu nào cho hoạt động khai thác thủy sản của Việt Nam?
Kiểm soát nguồn gốc thuỷ sản khai thác là xu hướng chung của thế giới chứ không riêng các nước NK thuỷ sản nhằm đảm bảo thuỷ sản được đánh bắt một cách hợp pháp. Ngoài việc đáp ứng yêu cầu của thị trường NK, Việt Nam còn phải đáp ứng yêu cầu từ các tổ chức quản lý nghề cá ở khu vực và trên thế giới. Ở góc độ chất lượng, các thị trường cũng luôn đòi hỏi ngày càng cao. Việt Nam hội nhập phải hoà chung theo xu hướng của thế giới.
Thực tế, Việt Nam cũng đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường kiểm soát nguồn gốc thuỷ sản. Đặc biệt, từ khi bị Ủy ban châu Âu (EC) cảnh báo “thẻ vàng” về khai thác hải sản đến nay, Việt Nam càng tích cực làm quyết liệt vấn đề này, đảm bảo thuỷ sản khai thác phải truy xuất được nguồn gốc cũng như nâng cao chất lượng.
Chương trình quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững giai đoạn 2022 - 2025, định hướng 2030 (Chương trình) vừa được Thủ tướng phê duyệt nêu ra một số mục tiêu khá cụ thể như: đến năm 2025, cắt giảm 10% hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi so với năm 2020; thực hiện giám sát 100% sản lượng thuỷ sản khai thác và nguyên liệu hải sản NK... Ông đánh giá như thế nào về tính khả thi của các mục tiêu này?
Để ngành thuỷ sản Việt Nam hội nhập, phát triển bền vững, hiệu quả, đương nhiên các mục tiêu đặt ra trong Chương trình phải đạt được. Tôi cho rằng, các mục tiêu đặt ra khá khả thi.
Thực ra, các vấn đề đặt ra như cắt giảm sản lượng khai thác, cắt giảm số lượng tàu hay cắt giảm hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi… đều là những định hướng lớn trong Nghị quyết 36-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về Chiến lược phát triển kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như trong Quyết định 339/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Phải đạt được như mục tiêu đề ra, ngành khai thác thuỷ sản mới có thể phát triển bền vững. Đây là yêu cầu tối thiểu để có thể hội nhập với xu hướng chung của thế giới.
Để hiện thực hoá các mục tiêu đặt ra trong Chương trình, một trong những nhiệm vụ chủ yếu là phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Trong đó, nội dung đáng chú ý là tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm khai thác tại thị trường nội địa và thị trường XK. Điều này sẽ được ngành thuỷ sản thúc đẩy như thế nào trong thời gian tới, thưa ông?
Muốn phát triển nghề cá trong khi cắt giảm tàu và sản lượng, đương nhiên phải nâng cao giá trị gia tăng từ trong bản thân các sản phẩm. Cùng một khối lượng hoặc ít hơn nhưng giá trị gia tăng cao vẫn sẽ có những thu nhập tương xứng.
Hiện nay, ngành khai thác thuỷ sản của Việt Nam đang bị tổn thất sau thu hoạch khá lớn. Công tác bảo quản sản phẩm ngay trên tàu, trong khâu lưu thông, trong nhà máy chưa tốt. Đây là điểm yếu cần nâng cao. Nhìn chung, thời gian tới phải đảm bảo khâu bảo quản cho tốt để không làm giảm sút chất lượng sản phẩm thuỷ sản khai thác; đồng thời phải liên kết các chuỗi sản xuất từ khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ…, làm sao nâng cao giá trị sản phẩm lên. Vì vậy, phải liên kết các khâu trong chuỗi sản xuất lại, đảm bảo những người tham gia trong chuỗi có phần lợi nhuận tương ứng.
Hợp tác, hội nhập quốc tế là một trong những khía cạnh quan trọng nhằm giúp khai thác thuỷ sản Việt Nam bền vững hơn, giúp thuỷ sản Việt tránh được những vấn đề như câu chuyện cảnh báo “thẻ vàng” về khai thác hải sản của EC. Ông có thể chia sẻ rõ hơn, khía cạnh này sẽ được đẩy mạnh như thế nào trong thời gian tới?
Giải pháp thúc đẩy trong thời gian tới là tăng cường đàm phán hợp tác khai thác hải sản với các nước để đưa tàu cá và ngư dân đi khai thác hải sản hợp pháp, phát triển nghề khai thác viễn dương; nghiên cứu tổ chức đưa DN và ngư dân đi hợp tác khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, nuôi trồng thủy sản với một số nước; phát triển nghề khai thác viễn dương ở các vùng biển quốc tế nhằm phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người dân, góp phần giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, thúc đẩy hội nhập và phát triển hợp tác quốc tế.
Bên cạnh đó, giải pháp quan trọng còn là chủ động thúc đẩy hợp tác với các nước trong khu vực và các đối tác NK thủy sản của Việt Nam để sớm tháo gỡ “thẻ vàng” của EC; tích cực hợp tác trao đổi thông tin với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ về các nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) cũng như xem xét, đánh giá tương đương các quy định có liên quan của Hoa Kỳ và Việt Nam, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị các đối tác tiến hành điều tra, áp thuế; tổ chức xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước cho lĩnh vực khai thác thủy sản…
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Dư địa tăng trưởng mới của ngành gỗ, thủ công mỹ nghệ
08:40 | 18/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam sẽ đàm phán Nghị định thư xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc
09:12 | 27/08/2024 Kinh tế
Fed cắt giảm lãi suất tác động ra sao tới Việt Nam?
16:08 | 21/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp thu hút đầu tư năng lượng tái tạo
09:07 | 21/09/2024 Kinh tế
Để xuất khẩu dừa thành công vào Trung Quốc
08:58 | 21/09/2024 Kinh tế
100.000 tỷ đồng dư nợ tín dụng bị ảnh hưởng bởi bão số 3
19:36 | 20/09/2024 Kinh tế
DOC tiếp tục duy trì lệnh áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp túi dệt từ Việt Nam
13:37 | 20/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Hàng hóa XNK tăng gần 7 tỷ USD
13:36 | 20/09/2024 Kinh tế
Cần chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau siêu bão số 3
09:37 | 20/09/2024 Kinh tế
“Siêu” cảng giúp thúc đẩy kết nối khu vực, nâng cao hiệu quả chuỗi cung ứng của Việt Nam
08:44 | 20/09/2024 Kinh tế
Khơi thông vốn xanh để tăng tốc tới Net Zero
19:30 | 19/09/2024 Kinh tế
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024
16:28 | 19/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngân hàng Chính sách xã hội tạm dừng thu lãi vốn vay bị ảnh hưởng từ bão số 3
15:14 | 19/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9
14:03 | 19/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform