Giảm lãi suất cho vay: Phải giảm thực chất
Các ngân hàng đều đã tích cực hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó khăn. Ảnh: Internet |
Hướng tới các khoản vay hiện hữu
Ngay sau cuộc họp để đi đến sự đồng thuận giữa các ngân hàng, Sacombank đã là ngân hàng đầu tiên ra thông báo quyết định giảm lãi suất 1%/năm cho các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân đang có khoản vay tại ngân hàng thuộc các ngành nghề chịu tác động trực tiếp của dịch bệnh Covid-19.
Trên thực tế, lãi suất huy động đang ở mức thấp, lãi suất huy động đã giảm khoảng 2-2,5% trong năm qua, trong khi lãi suất cho vay mới giảm từ 1-1,5%. Hơn nữa, cách tính toán lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện cũng gây khó cho doanh nghiệp. Chẳng hạn, với cho vay dài hạn, lãi suất ưu đãi năm đầu từ 8-9%/năm, các năm sau bị cộng thêm biên độ trong khoảng 4%/năm, tính ra có thể lên tới 11-13%/năm. |
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đợt giảm lãi vay lần này áp dụng đối với các khoản vay hiện hữu, kéo dài trong 5 tháng cuối năm, hướng đến các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Tùy theo đối tượng bị ảnh hưởng, các ngân hàng sẽ có mức giảm lãi suất phù hợp.
Có thể thấy, trước đây, để hỗ trợ khách hàng, các ngân hàng thường ban hành các gói tín dụng quy mô lớn, lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng với lãi suất ưu đãi, nhưng điều này có nghĩa là việc hỗ trợ chỉ dành cho các khoản vay mới. Do đó, lần giảm lãi suất này được các ngân hàng hướng tới các khoản vay hiện hữu, với các mức độ giảm cụ thể.
Tuy vậy, vấn đề là sau khi có các thông báo giảm lãi suất của ngân hàng, doanh nghiệp có đáp ứng được tiêu chí và điều kiện vay vốn hay không lại là một câu chuyện rất khác.
Có doanh nghiệp đã chia sẻ, cuối năm 2019, doanh nghiệp phải vay vốn tại ngân hàng với mức lãi suất 9%/năm. Nhưng tình hình dịch bệnh đã khiến doanh thu sụt giảm, ngân hàng đồng ý gia hạn nợ cho doanh nghiệp nhưng lại chưa chấp nhận giảm lãi suất cho doanh nghiệp dù đã kiến nghị nhiều lần. Vì thế, vị này mong muốn, ngân hàng nên tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp bằng các giải pháp cụ thể hơn, nhất là khi nhiều doanh nghiệp khó khăn mà các ngân hàng lại đang báo lãi hàng nghìn tỷ đồng.
Tính toán lợi ích đôi bên
Nửa đầu năm 2021, nghịch lý lỗ - lãi giữa ngân hàng và doanh nghiệp ngày càng hiện hữu. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm nay, có tới 70,2 nghìn doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 24,9% so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi đó, nhiều ngân hàng lãi “khủng” hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí có ngân hàng thu về lợi nhuận gấp 5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Chuyên gia kinh tế TS. Cấn Văn Lực cho rằng, lãi suất hiện nay không phải là điểm nghẽn đối với tín dụng, vì lãi suất cho vay tại Việt Nam đang ở mức thấp và tín dụng ngân hàng 6 tháng đầu năm tăng khoảng 6% so với đầu năm, cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Vì thế, việc giảm lãi suất lần này cần đảm bảo nguyên tắc: không cào bằng, có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng thực sự khó khăn. |
Tuy nhiên, giảm lãi suất cho vay là mong muốn của cả nền kinh tế, nhưng ngân hàng cũng là doanh nghiệp, việc giảm lãi suất cho vay được đại diện nhiều ngân hàng cho biết là sẽ khiến lợi nhuận giảm đi hàng nghìn tỷ đồng, thậm chí lên tới 40% lợi nhuận theo kế hoạch.
Đại diện lãnh đạo một ngân hàng thương mại đã cho rằng, trong bối cảnh dịch bệnh tác động, quốc gia rất cần “một người khỏe” và đó là ngân hàng, nếu ngân hàng yếu thì nền kinh tế sẽ yếu.
Do vậy, vận động các ngân hàng giảm lãi suất, nhưng Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cũng lưu ý các ngân hàng phải chú trọng phải đảm bảo an toàn hệ thống một cách cao nhất, bởi tác động của đại dịch đến các ngân hàng có độ trễ lớn.
Hiện nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về khối lượng nợ xấu tiềm ẩn tại các ngân hàng do chính sách gia hạn, cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh nghiệp. Hơn nữa, theo nghiên cứu của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), 6 tháng đầu năm, hơn 500 nghìn tỷ đồng đã được vay từ hệ thống ngân hàng, trong khi nguồn vốn huy động đạt khoảng 310 nghìn tỷ đồng. Thanh khoản hệ thống ngân hàng do đó đã bị thu hẹp khoảng 190 nghìn tỷ đồng. Vì thế, thanh khoản ngân hàng nhiều khả năng sẽ không còn dư thừa như trong năm 2020, làm gia tăng áp lực lên mặt bằng lãi suất.
Chuyên gia tài chính - ngân hàng, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, lãi suất thấp là “con dao 2 lưỡi”, giúp tăng khả năng cung ứng vốn ra nền kinh tế, nhưng chiều ngược lại thì có thể tăng nguy cơ tín dụng đổ vào đầu cơ các lĩnh vực rủi ro, đến một ngưỡng nào đó sẽ tạo ra "bong bóng" và để lại hệ lụy lớn trên thị trường.
Mặt khác, theo nhiều khuyến nghị, việc giảm lãi suất hỗ trợ nền kinh tế cần phải tính đến các cân đối vĩ mô, trong đó hết sức lưu ý rủi ro lạm phát gia tăng khi hạ lãi suất. Vì thế, việc giảm lãi suất phải tiến hành thực chất cho các doanh nghiệp, nhưng để các ngân hàng tự điều tiết một cách hợp lý để đảm bảo lợi ích cho các bên.
Tin liên quan
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Xuất cấp lương thực, vật tư cho 4 tỉnh khắc phục hậu quả bão số 3
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform