Hệ lụy từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank
Cuộc chạy đua trái chiều nhằm điều chỉnh giá dầu thế giới | |
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do xung đột tại Ukraine | |
Thung lũng Silicon Việt Nam sẽ áp dụng theo mô hình Hoa Kỳ |
Sự sụp đổ của ngân hàng SVB đã gây chấn động khắp hệ thống tài chính |
SVB có tổng tài sản là 212 tỷ USD tính đến cuối năm 2022, xếp thứ 16 trong danh sách các ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ vụ sụp đổ của Lehman Brothers vào mùa Thu năm 2008.
SVB chuyên về quan hệ khách hàng với các công ty đầu tư mạo hiểm và các công ty mới thành lập ở Thung lũng Silicon. Các công ty mới thành lập hiếm khi được tài trợ thông qua các khoản vay ngân hàng vì triển vọng kinh doanh không chắc chắn. Thay vào đó, họ nhận nguồn tài chính dưới dạng vốn cổ phần từ các công ty đầu tư mạo hiểm, gửi số tiền này dưới dạng tài khoản vãng lai.
Tình trạng thừa thanh khoản do Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Chính phủ tạo ra trong những năm đại dịch 2020 và 2021 đã chuyển một lượng lớn tiền vào khởi nghiệp ở California - với kết quả là khối lượng tiền gửi của khách hàng trên bảng cân đối của SVB đã tăng lên gấp ba lần trong giai đoạn giữa năm 2019 và năm 2021. Ngân hàng có lượng tiền gửi của khách hàng tương đối lớn - gần 200 tỷ USD - nhưng lại có rất ít cơ hội cho vay đối với cơ sở khách hàng của mình. Thay vào đó, họ đã đầu tư hầu hết phần thanh khoản còn lại vào các khoản đầu tư “an toàn”: Trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn và các khoản vay thế chấp, được gọi là chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS).
Những khoản đầu tư này an toàn vì rủi ro không thanh toán thực tế bằng 0, nhưng giá trị của trái phiếu Chính phủ và MBS lại giảm đi khi lãi suất tăng. Vì lãi suất ở Mỹ đã tăng đáng kể trong 12 tháng qua, vô số công ty mới thành lập ở Thung lũng Silicon không còn được các nhà đầu tư mạo hiểm rót tiền dồi dào nữa. Thanh khoản cạn kiệt, nhiều công ty đã phải khai thác tài khoản SVB của họ để trang trải chi phí hàng ngày. Kết quả là ngân hàng phải chấp nhận lỗ, bán ra ngày càng nhiều trái phiếu Chính phủ và MBS.
Tài sản quan trọng nhất của ngân hàng là niềm tin. Ngay khi có nghi ngờ về khả năng thanh toán của SVB, khách hàng đã ngay lập tức bắt đầu rút tiền gửi. Chỉ riêng trong ngày ngày 9/3, ngân hàng đã mất 42 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Kết quả là Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) phải nắm quyền kiểm soát tổ chức này để đảm bảo không có thêm dòng vốn chảy ra.
Một số ngân hàng lớn có thể đang xem xét chi tiết việc tiếp quản SVB. Ngân hàng này đã không đầu cơ vào các khoản đầu tư xấu, mà chỉ đơn giản là nạn nhân của việc lãi suất tăng chóng mặt tại Mỹ thời gian qua. Bởi vì toàn bộ hệ thống ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng và các tổ chức được kết nối chặt chẽ với nhau nên luôn có nguy cơ lây lan. Vì lý do này, giá cổ phiếu của các ngân hàng khác ở Mỹ và châu Âu cũng chịu áp lực đáng kể trong vài ngày qua.
SVB không lớn và sự sụp đổ của ngân hàng này không khiến FED kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của SVB là biểu hiện của sự căng thẳng lớn trong hệ thống tài chính do các biện pháp thắt chặt tiền tệ và lãi suất tăng. Vì thế, có thể giả định rằng trong tương lai sẽ có nhiều “tai nạn” hơn. FDIC đã chỉ ra vào cuối tháng 2 quy mô của các khoản lỗ sổ sách chưa thực hiện đang nằm im lìm trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ do lãi suất tăng. Những khoản lỗ chưa thực hiện này lên tới 620 tỷ USD tính đến cuối năm 2022.
Tin liên quan
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Phấn đấu thu ngân sách vượt trên 10% dự toán
22:27 | 09/09/2024 Tài chính
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 9/2024
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
Vận chuyển ma túy qua cửa khẩu ngày càng tinh vi, khó lường
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics