Hỗ trợ lãi suất: Làm sao để nhanh và đúng?
Ngân hàng xin nới “room” tín dụng để triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% | |
Đã có nghị định của Chính phủ về hỗ trợ lãi suất cho vay 2%/năm | |
Kỳ vọng lãi suất hỗ trợ tốt cho phục hồi kinh tế |
NHNN vẫn ưu tiên mục tiêu duy trì lãi suất cho vay thấp để hỗ trợ doanh nghiệp và nền kinh tế phục hồi. Ảnh: ST |
Bắt đầu triển khai
Theo báo cáo kinh tế vĩ mô tháng 5/2022, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán VnDirect kỳ vọng NHNN sẽ cho phép tăng trưởng tín dụng duy trì ở mức cao để hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Cùng với đó, gói cấp bù lãi suất có thể giúp giảm mặt bằng lãi suất cho vay trung bình từ 20-40 điểm cơ bản trong năm 2022. Tuy nhiên, tác động thực tế của gói cấp bù lãi suất đối với doanh nghiệp và nền kinh tế có thể thấp hơn nếu các ngân hàng thương mại tăng lãi suất cho vay đối với các khoản vay thông thường khác để bù đắp việc tăng lãi suất huy động. |
Ngay sau khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) ban hành các quy định liên quan đến chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, các ngân hàng thương mại cho biết đã và đang chuẩn bị để nhanh chóng vào cuộc.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank) là ngân hàng đầu tiên ra thông báo triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trên lãi suất vay thực tế áp dụng đối với các thỏa thuận cho vay và giải ngân từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2023 và đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại các kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ phát sinh từ ngày 20/5/2022 đến 31/12/2023. Về điều kiện được hỗ trợ lãi suất, khách hàng cần có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đồng thời phải đáp ứng các điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định nội bộ của Agribank về hoạt động cho vay đối với khách hàng.
Ông Nguyễn Việt Cường, Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho biết, ngân hàng sẽ sớm chuẩn bị công tác truyền thông, ban hành các quy trình nghiệp vụ, bảo đảm công khai, đúng đối tượng, không để xảy ra trục lợi chính sách, qua đó nỗ lực thực hiện tốt chính sách của Chính phủ và NHNN. Còn theo đại diện VietinBank, ngân hàng đã lên sơ bộ danh sách, dự thảo các văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ lãi suất được thông suốt trong hệ thống. Đại diện ACB cho hay đã đăng ký hạn mức tham gia hỗ trợ lãi suất là 2.000 tỷ đồng, tương đương với quy mô tín dụng 100.000 tỷ đồng, trong vòng 2 năm…
Theo các ngân hàng thương mại, việc thực hiện hỗ trợ lãi suất sẽ góp đẩy nhanh quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Mặc dù chính sách hỗ trợ lãi suất đã từng được triển khai từ năm 2009 với gói hỗ trợ 1 tỷ USD, nhưng đây là chính sách hỗ trợ lãi suất đầu tiên sử dụng ngân sách nhà nước có quy mô lớn được triển khai qua hệ thống ngân hàng thương mại. Vì thế, đại diện lãnh đạo NHNN đã đánh giá, quá trình triển khai có thể phức tạp, không mang lại lợi nhuận cho các ngân hàng nhưng đây là nhiệm vụ chính trị, cần các ngân hàng thương mại tích cực tham gia để góp phần hỗ trợ phục hồi tăng trưởng nói chung.
Hạn mức tín dụng eo hẹp, doanh nghiệp lo khó tiếp cận
TS. Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam: Cần truyền thông tốt Khi triển khai gói hỗ trợ 40.000 tỷ đồng này sẽ có rất nhiều khó khăn. Chẳng hạn, đối tượng cho vay là những đối tượng được quy định tại Nghị định 31 của Chính phủ, ngân hàng không hạ chuẩn tín dụng nên khách hàng được vay vốn đều phải đáp ứng đủ điều kiện, nguyên tắc đã quy định. Do đó, các ngân hàng cần truyền thông tốt để tránh những khiếu nại của khách hàng khi không đáp ứng được yêu cầu. Cùng với đó, đối tượng thụ hưởng của chính sách rất đa dạng và phong phú. Nếu các tổ chức tín dụng không cung cấp được các hướng dẫn cụ thể thì sẽ rất dễ xảy ra các sai phạm trong quá trình triển khai. Ngoài ra, nhu cầu về hạn mức tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng là rất lớn. Do đó, cơ quan quản lý cần cân đối với mức lạm phát để đưa ra ngưỡng tăng trưởng tín dụng hợp lý, nếu không sẽ rất khó cho các ngân hàng khi điều kiện đủ nhưng lại không thể giải ngân do hết hạn mức tín dụng. Hương Dịu (ghi) |
Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam (ngày 29/5), ông Lê Quang Thắng, Giám đốc Hợp tác xã Rau VietGAP đến từ Quảng Ninh bày tỏ, sau khi chịu tác động bởi dịch Covid-19, nông dân gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn để phục hồi lại sản xuất. Nhưng việc tiếp cận vốn lãi suất thấp vẫn còn khó khăn nên vị này kiến nghị là làm thế nào để được vay vốn mà không cần phải giữ tài sản để đảm bảo, phù hợp với quy định hiện hành.
Tương tự, đại diện một doanh nghiệp ngành du lịch cũng bày tỏ, chi phí vốn được giảm 2%/năm giúp doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính đáng kể phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điều kiện để được hưởng cấp bù lãi suất sẽ là vấn đề khiến nhiều doanh nghiệp phải băn khoăn. Bởi như trong lĩnh vực du lịch, sau 2 năm chống chọi với Covid-19, nhiều doanh nghiệp gần như không có doanh thu, cơ cấu hoạt động của công ty có nhiều thay đổi, thậm chí phải sống nhờ bằng ngành nghề kinh doanh khác. Trong khi chính sách hỗ trợ lãi suất cần dựa vào hồ sơ vay vốn, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, ngân hàng không hạ chuẩn cho vay nên doanh nghiệp khó đáp ứng được các chuẩn mực như không có dư nợ đang được cơ cấu, không có nợ xấu, có tài sản đảm bảo…
Hiện tại, theo quy định của Chính phủ và NHNN, không phải tất cả doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực sẽ được hỗ trợ lãi suất, mà chỉ có 11 nhóm ngành và lĩnh vực mà Chính phủ quy định tại Nghị định 31. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đáp ứng điều kiện vay vốn theo quy định hiện hành của từng ngân hàng thương mại.
Thực tế cho thấy, sự thận trọng của các ngân hàng hoàn toàn đúng, vì nguy cơ nợ xấu tăng lên tại các ngân hàng đã ngày một rõ nét hơn. Theo NHNN, nếu bao gồm cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí và giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2021/TT-NHNN có nguy cơ chuyển nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ tại VAMC chưa xử lý và nợ tiềm ẩn thành nợ xấu ở mức cao 5,76%. Chưa kể, bài học “đắt giá” từ chính sách hỗ trợ lãi suất từ năm 2009 vẫn còn đó, nên các ngân hàng không thể “gật đầu” cho vay một cách vô tội vạ hoặc hạ chuẩn tín dụng như mong muốn của nhiều doanh nghiệp.
Hơn nữa, theo các ngân hàng thương mại, với việc triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất này, nhu cầu tín dụng trong thời gian tới sẽ rất lớn, dự kiến lượng tín dụng nằm trong nhóm hỗ trợ lãi suất chiếm tới 30-40% tổng dư nợ hiện hữu, nhưng hạn mức tăng trưởng tín dụng (room) của các ngân hàng tương đối eo hẹp. Do đó, các ngân hàng kiến nghị NHNN nên xem xét nới room tín dụng cho các ngân hàng, hoặc có thể loại trừ các khoản cho vay ưu đãi này ra khỏi cách tính room tín dụng.
Vì thế, NHNN đã yêu cầu các ngân hàng chủ động cân đối nguồn vốn để đầu tư các dự án, phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả, nhất là các ngành, lĩnh vực được hỗ trợ lãi suất. Nhưng theo NHNN, việc triển khai và điều hành về tăng trưởng tín dụng sẽ phải dựa trên những tính toán hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu về kinh tế vĩ mô. Bởi nếu tăng trưởng tín dụng nóng thì dẫn đến kiểm soát lạm phát khó khăn, nhưng nếu thắt chặt quá thì lại ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế cũng như đà phục hồi của doanh nghiệp.
Từ những vấn đề trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, vấn đề cho vay không chỉ nằm ở lãi suất thấp, mà là làm sao để có những chương trình cho vay phù hợp với khả năng của doanh nghiệp trong nước. Theo tính toán của vị chuyên gia này, 98% doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nên chỉ khoảng 25% là có thể vay vốn tại các ngân hàng. Do đó, các doanh nghiệp cần thêm giải pháp về bảo lãnh vay để việc triển khai các chính sách hỗ trợ lãi suất được hiệu quả.
Tin liên quan
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt gần 70% dự toán
10:48 | 06/08/2024 Tài chính
Đề xuất 13 ngành, lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư công giai đoạn 2026-2030
14:22 | 16/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
Dệt may kiên trì vượt khó, đón cơ hội từ thị trường
14:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Trái cây Việt Nam có cơ hội đi sâu hơn nữa vào thị trường Trung Quốc
10:13 | 09/09/2024 Kinh tế
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
09:15 | 09/09/2024 Kinh tế
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ghi nhận lợi ích khi phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
EuroCham thán phục cao công tác cải cách và phương pháp làm việc của cơ quan Hải quan
Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics đề xuất hợp tác chặt chẽ với Hải quan
Phó Tổng thư ký VCCI Đậu Anh Tuấn: Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp có chuyển biến ngoạn mục
Hải quan Quảng Ninh có nhiều sáng kiến phát triển quan hệ đối tác
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics