Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi thương mại và nâng cao hiệu quả quản lý theo Cơ chế một cửa quốc gia
Hơn 400 thông tin của 21 bộ, ngành được kết nối qua Cơ chế một cửa quốc gia | |
Gần 55.000 doanh nghiệp tham gia Cơ chế một cửa quốc gia | |
Xử lý 4,9 triệu hồ sơ qua Cơ chế một cửa quốc gia |
Việc kết nối, chia sẻ thông tin qua NSW được kỳ vọng góp phần tạo thêm nhiều đột phá cho hoạt động XNK của Việt Nam và nâng cao hiệu quả quản lý của các bộ, ngành liên quan. |
Phó Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan (Tổng cục Hải quan) Phạm Duyên Phương cho biết, dù đã đạt được những thành quả ấn tượng, song quá trình triển khai Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) cũng cho thấy một số điểm tồn tại cần được khắc phục, hoàn thiện để nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ công của các cơ quan nhà nước; đưa thủ tục hành chính thực hiện trên NSW hoạt động một cách thực chất; giảm bớt chi phí và thời gian tuân thủ cho doanh nghiệp song vẫn đảm bảo hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước.
Trong giai đoạn hiện nay, việc triển khai NSW đặt trong bối cảnh sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư, xu hướng vận động của thương mại xuyên biên giới và của chuỗi cung ứng toàn cầu dần chuyển sang các hình thái phi giấy tờ, giao dịch điện tử, thương mại điện tử...
Để hiện thực hóa yêu cầu chuyển đổi số quốc gia, phát triển kinh tế số, Chính phủ số và khắc phục những tồn tại trong quá trình triển khai NSW, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt việc xây dựng “Nghị định quy định thực hiện kết nối và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo NSW”.
Khi ban hành, Nghị định sẽ trở thành công cụ pháp lý để các cơ quan nhà nước tiến hành chuyển đổi số công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại và vận tải xuyên biên giới, hưởng tới các thủ tục hành chính phủ giấy tờ.
Nghị định được kỳ vọng sẽ giải quyết 6 nhóm vấn đề quan trọng gồm:
Thứ nhất, tái sử dụng các thông tin do cơ quan nhà nước ban hành thông qua các quyết định hành chính, chứng từ hình chính; qua đó loại bỏ chồng chéo, dư thừa, trùng lặp trong yêu cầu về hồ sợ khi thực hiện các thủ tục hành chính của các cơ quan nhà nước.
Thứ hai, tận dụng thông tin về chứng từ, hồ sơ, giao dịch do các bên tham gia hoạt động thương mại, vận tải xuyên biên giới cung cấp một lần và được tái sử dụng nhiều lần bởi nhiều cơ quan, tổ chức; qua đó, giảm thiểu chi phí và thời gian tuân thủ của doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, quá cảnh.
Thứ ba, nâng cao độ tin cậy, tính kịp thời, tính cập nhật của thông tin, dữ liệu; qua đó tăng cường hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước cho các cơ quan thực thi pháp luật tại cửa khẩu cũng như cho các bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Thứ tư, cung cấp thông tin nhiều chiều thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, công tác hoạch định và xây dựng chính sách của các bộ, ngành, địa phương và lãnh đạo các cấp.
Thứ năm, cung cấp thông tin để đo lường hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước thông qua việc đo lường thời gian thực hiện thủ tục hành chính; qua đó tìm ra những điểm nghẽn về chính sách, thủ tục, hồ sơ và hoạt động công vụ để có điều chỉnh cho phù hợp.
Thứ sáu, tạo ra khung pháp lý để trao đổi thông tin tiến tới công nhân chứng từ điện tử lẫn nhau với các đối tác thương mại của Việt Nam; qua đó tạo thuận lợi cho thương mại xuyên biên giới, thực hiện hiện thủ tục hành chính phi giấy tờ xuyên quốc gia.
Qua 9 tháng làm việc với các bộ, ngành liên quan và góp ý của các địa phương, đến tháng 7/2022, Tổng cục Hải quan đã tập hợp được số lượng 431 thông tin của 21 bộ, ngành dự kiến được kết nối, chia sẻ qua NSW.
Theo quan sát của phóng viên, hầu hết các bộ, ngành đều có ít nhất từ 10 loại thông tin cần kết nối trở lên, trong đó nhiều nhất là Bộ Giao thông vận tải với 53 loại thông tin.
Chỉ có 5 bộ, ngành có số lượng thông tin cần kết nối, chia sẻ dưới con số 10 gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (7); Bộ Ngoại giao (6); Thanh tra Chính phủ (6); Bộ Giáo dục và Đào tạo (4); Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (2).
Ông Vũ Ngọc Anh, Chuyên gia Dự án tạo thuận lợi thương mại do USAID tài trợ: Có nên giới hạn thông tin kết nối, chia sẻ hay không? Có thể nói các nội dung của Dự thảo Nghị định này bổ sung cho các nội dung quy định tại Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định về việc thực hiện thủ tục hành chính đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo NSW, cơ chế một cửa ASEAN; kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia. Nghị định 85 tuy có quy định về việc quản lý, vận hành, trao đổi, chia sẻ dữ liệu thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia nhưng đã giới hạn rõ ràng trong phạm vi các thông tin phục vụ việc làm thủ tục hành chính và kiểm tra chuyên ngành, không có nội dung phục vụ công tác thực thi pháp luật tại biên giới và quản lý nhà nước. So với nội dung trên của Nghị định 85, mục đích của việc chia sẻ, cung cấp thông tin trong dự thảo Nghị định rộng hơn rất nhiều, bên cạnh các thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dự thảo còn xác định rõ các thông tin phục vụ quản lý nhà nước và thông tin phục vụ công tác thực thi pháp luật tại biên giới. Về mục đích của hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin; giá trị pháp lý của thông tin được chia sẻ thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia (Điều 4 của dự thảo), Nghị định 85 đã quy định khá chi tiết về việc cung cấp và chia sẻ thông tin phục vụ giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thì các nội dung quy định trong lĩnh vực này tại dự thảo Nghị định có chồng chéo hay mâu thuẫn không, có cần thiết không hay chỉ cần dẫn chiếu và quy định bổ sung? Về nội dung giới hạn của dự thảo Nghị định, dự thảo giới hạn việc kết nối và chia sẻ thông tin chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh người và phương tiện vận tải theo cơ chế một cửa quốc gia có thể chưa hợp lý vì các bộ, ngành khác có thể chia sẻ và sử dụng thông tin có liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không hẳn trong lĩnh vực xuất khẩu, nhập khẩu, ví dụ các thông tin về mua bán, chuyển nhượng, sử dụng hàng hoá đã nhập khẩu, hoặc chế biến trong nội địa… Bà Jennifer A. Engelbach, Cố vấn Thương mại (CBP): Kinh nghiệm của Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) trong kết nối và chia sẻ thông tin theo NSW NSW của Hoa Kỳ (AEC) bắt đầu thực hiện từ năm 2001. AEC hướng đến các mục tiêu như sau: Dữ liệu có sẵn: khả năng cung cấp dữ liệu nhanh hơn cho Chính phủ - xác định tốt hơn các lô hàng nguy hiểm hoặc bị cấm Cắt giảm chứng từ giấy: các tương tác tự động giữa các cơ quan giúp giảm thiểu giấy tờ, cho phép chính phủ đưa ra quyết định gần như theo thời gian thực Tuân thủ: doanh nghiệp dễ tuân thủ quy định của chính phủ hơn Cắt giảm chi phí: giảm chi phí cho chính phủ và doanh nghiệp Kết quả: Dữ liệu có sẵn: Cắt giảm 690.000 giờ xử lý cho cộng đồng doanh nghiệp và 1.896.000 giờ cho CBP; cắt giảm 46% thời gian chờ đợi của xe tải tại các cửa khẩu đường bộ; truyền dữ liệu giữa nhiều hệ thống để xác định trọng điểm và phân luồng. Cắt giảm chứng từ giấy: 241 biểu mẫu nhập khẩu được tự động hóa, 58 biểu mẫu xuất khẩu được tự động hóa Tuân thủ: hệ thống xác thực dữ liệu trước khi CBP phê duyệt; khả năng cho phép doanh nghiệp dễ theo dõi tiến độ xử lý hồ sơ Cắt giảm chi phí: các nỗ lực tự động hóa và đơn giản hóa quy trình của ACE đã mang lại lợi ích kinh tế ước tính khoảng 537 triệu USD cho cộng đồng thương mại trong năm tài khóa 2019, tăng 38% so với năm tài khóa 2018 và 106 triệu USD cho CBP trong năm tài khóa 2019, tăng 200% so với năm tài khóa 2018. Tiến độ: Đã hoàn thành 8 giai đoạn triển khai chính để đạt được quy trình xử lý thương mại cốt lõi trong ACE. Phối hợp với 49 cơ quan của Chính phủ (PGA) để tạo điều kiện cho việc kết nối và chia sẻ dữ liệu thương mại liên ngành. Đạt gần 135.000 người dùng Cổng thông tin AEC từ CBP, PGA và doanh nghiệp. Đã đào tạo 9.500 người dùng tại chỗ của CBP trong nhiều lĩnh vực. Đã ban hành hơn 100 thông báo đăng ký Liên bang (Federal Register Notice -FRN) để hỗ trợ các yêu cầu về chính sách và pháp lý. Phối hợp với hơn 40 nhà cung cấp để cập nhật phần mềm nhằm hỗ trợ khách hàng. Bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương): Cần tạo thuận lợi trong kết nối, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin Để đạt mục tiêu đề ra, Nghị định cần có quy định mang tính nguyên tắc trong việc tạo thuận lợi cho các cơ quan quản lý trong khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu đã được kết nối. Cùng với đó, cần xây dựng hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh để việc kết nối, lưu trữ, khai thác, sử dụng thông tin được dễ dàng nhưng vẫn đảm bảo tính bảo mật. Về danh mục thông tin kết nối, cần xây dựng theo hướng mở để kịp thời điều chỉnh khi cần kết nối những thông tin mới hoặc loại bỏ những thông tin không còn phù hợp. |
Tin liên quan
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
19:50 | 13/09/2024 Hải quan
Tiếp tục lấy ý kiến về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:44 | 13/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thực hiện Hải quan số là xu thế tất yếu
14:32 | 13/08/2024 Hiện đại hóa hải quan
Sửa đổi, bổ sung kế hoạch chuyển đổi số của ngành Hải quan
09:58 | 01/07/2024 Hiện đại hóa hải quan
Giới thiệu giải pháp chuyển đổi số liên quan đến nghiệp vụ hải quan
09:25 | 12/06/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan thực hiện 132 dịch vụ công trực tuyến toàn trình
11:12 | 09/05/2024 Hiện đại hóa hải quan
Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong lĩnh vực hải quan
13:57 | 18/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan TPHCM chủ động ứng dụng CNTT trong công tác giám sát hải quan
21:01 | 15/04/2024 Hiện đại hóa hải quan
Yêu cầu hiện đại hóa hệ thống thủ tục hải quan cho thương mại nông sản
13:25 | 07/02/2024 Hiện đại hóa hải quan
Đẩy mạnh số hóa và ứng dụng CNTT trong công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu
08:37 | 12/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Công nghệ thông tin hải quan giúp khơi thông dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
08:29 | 02/01/2024 Hiện đại hóa hải quan
Ngân hàng ICHC Hà Nội chính thức triển khai nộp thuế điện tử và thông quan 24/7
14:44 | 28/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Hải quan Đồng Nai muốn được đi đầu thí điểm triển khai Hải quan số
18:19 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Xây dựng Mô hình cửa khẩu thông minh: Hai vấn đề cần nghiên cứu sâu khi phối hợp
07:54 | 25/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Bộ Công Thương: Hơn 300.000 hồ sơ thực hiện trên Cơ chế một cửa quốc gia
15:18 | 21/12/2023 Hiện đại hóa hải quan
Tin mới
Báo chí giải pháp: Hướng đi cho báo chí truyền thống?
'Khẩn trương khắc phục hậu quả bão lũ, nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân'
Thủ tướng yêu cầu ngân hàng tăng trưởng tín dụng an toàn, xem xét giảm thêm lãi vay
Alena Energy cùng nhiều sản phẩm công nghệ xanh được giới thiệu tại GRECO 2024
Khó thu hồi, tỷ lệ nợ xấu khối ngân hàng tư nhân lên tới 7,77%
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform