Huy động 12-13 tỷ USD/năm: thách thức lớn cho ngành điện
Từ nay đến hết năm 2021 không lo thiếu điện | |
Nhiệt điện vẫn là "xương sống" giúp đảm bảo an ninh năng lượng | |
Hiện hữu nguy cơ thiếu điện |
Phát triển năng lượng tái tạo đang là ưu tiên hàng đầu để nhanh chóng bổ sung nguồn điện thiếu hụt cho Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Theo Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Nghị Quyết số 55), để phục vụ cho tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn tới, mục tiêu đảm bảo nguồn cung điện còn nhiều thách thức.
Nhiều dự án nguồn điện chậm tiến độ, nhập khẩu năng lượng ngày càng lớn. Một số chỉ tiêu bảo đảm an ninh năng lượng đang biến động theo chiều hướng bất lợi. Thị trường năng lượng cạnh tranh phát triển chưa đồng bộ, thiếu liên thông giữa các phân ngành, giữa phát điện với truyền tải điện; chính sách giá năng lượng còn bất cập, chưa hoàn toàn phù hợp với cơ chế thị trường.
Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) thông tin, những kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng phụ tải giai đoạn 2021-2030 được dự báo vẫn ở mức cao, khoảng 8,6% giai đoạn 2021-2025 và 7,2% trong giai đoạn 2026-2030.
Nhiều kịch bản phát triển nguồn điện đã được nghiên cứu, xem xét, phân tích thấu đáo. Kịch bản phát triển nguồn điện tối ưu là kịch bản đáp ứng các mục tiêu đề ra của Nghị quyết số 55, hướng tới thân thiện với môi trường và khai thác tối đa lợi ích từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Tới năm 2030, công suất đặt toàn hệ thống dự kiến đạt khoảng 138.000 MW và tới năm 2045 khoảng 302.000 MW, trong đó ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo phù hợp với tiềm năng từng vùng/miền bảo đảm an toàn hệ thống.
Nhiệt điện than có xu hướng giảm dần, tăng nhanh nhiệt điện khí trong cơ cấu phát triển nguồn điện. Mức phát thải khí CO2 sẽ giảm dần, đáp ứng các chỉ tiêu mà Việt Nam đã kết kết với quốc tế.
Việc phát triển lưới điện được thiết kế đảm bảo giải tỏa các trung tâm nguồn lớn, các trung tâm năng lượng tái tạo, các nguồn điện gió xa bờ quy mô lớn… Lưới điện nông thôn dần được cải tạo nâng cấp, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Đại diện lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết thêm, nhu cầu điện vẫn tăng trưởng với tốc độ cao nhưng các nguồn năng lượng sơ cấp ngày càng khan hiếm. Để đảm bảo cung ứng điện tới năm 2030, Việt Nam dự kiến phải nhập khẩu khoảng 1,2 triệu tấn khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG), 35,1 triệu tấn than vào năm 2025 và tăng dần tới 8,5 triệu tấn LNG và 45 triệu tấn than vào năm 2030.
Để đảm bảo nhu cầu phát triển nguồn và lưới trong giai đoạn quy hoạch nêu trên thì nhu cầu vốn đấu tư hàng năm cho chương trình phát triển nguồn và lưới điện lên tới khoảng 12-13 tỷ USD/năm giai đoạn 2021-2030. Đây là thách thức không nhỏ để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Giải quyết vấn đề này, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 có xét đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) đã đề xuất nhiều cơ chế chính sách để triển khai thực hiện, trong đó có cơ chế đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện, cơ chế xã hội hóa lưới điện truyền tải, … nhằm khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển ngành điện.
Chuyên gia năng lượng Nguyễn Thành Sơn đánh giá, khó khăn lớn nhất khi thu hút tư nhân đầu tư vào các dự án điện là về mặt vĩ mô chứ không phải khó khăn của từng dự án.
Xoáy sâu vào trường hợp các dự án điện độc lập (IPP), vị này phân tích, vốn chưa hẳn là vướng mắc khiến các dự án IPP chậm tiến độ mà là kỹ thuật và giá mua điện từ các dự án.
“IPP của thế giới là tự sản tự tiêu là chính, phần bán lên lưới hoặc mua lại của lưới rất ít. Trong khi đó dự án IPP của Việt Nam lại khác, gần như bán hoàn toàn lên lưới. Vì vậy, một số ý kiến cho rằng áp dụng hợp đồng mua bán điện (PPA) theo mẫu của thế giới cho các dự án điện theo hình thức IPP có lẽ phải xem lại”.
Ở góc độ thu hút đầu tư tư nhân vào lưới điện, ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho rằng phải có cơ chế đột phá. Bởi trên thực tế, nhiều nhà đầu tư rất mong chờ cơ chế, chính sách thuận lợi, dài hơi. “Tất nhiên, chúng ta vẫn phải đảm bảo an ninh năng lượng, đường truyền tải điện thuộc về an ninh quốc gia, nên cần phải có tính toán kỹ lưỡng”, ông Tuấn nói.
Tin liên quan
Bão số 3 gây thiệt hại nặng cho hệ thống điện
16:25 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
09:55 | 08/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu ước đạt 151,69 tỷ kWh
15:03 | 08/07/2024 Sự kiện - Vấn đề
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Ông Vũ Mạnh Cường được bổ nhiệm giữ chức Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Bắt ô tô tải chở đầy thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng tại Việt Nam
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Thế và lực mới để tự chủ, tự tin bước vào kỷ nguyên vươn mình
Xuất khẩu rau quả gần cán mốc 6 tỷ USD
Chủ tịch Quốc hội: Đảm bảo các luật, nghị quyết được thông qua có "tuổi thọ" lâu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 10/2024
09:40 | 21/10/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) 9 tỉnh, thành phố xuất khẩu chục tỷ USD
16:12 | 19/10/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Kiên Giang Bùi Thị Thùy Giang
11:21 | 18/10/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Cục Hải quan Đồng Tháp Đào Hữu Cần
11:04 | 18/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan