Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Kéo giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu - Cần làm ngay - Bài 1: Phí chính, phí phụ đội giá hàng Việt

(HQ Online) - Có nhiều lợi thế về sản xuất hàng hóa, đặc biệt là hàng nông, lâm, thủy sản, cùng với một nền kinh tế có độ mở lớn sau nhiều năm tích cực hội nhập với nền kinh tế thế giới, nhiều Hiệp định thương mại đa phương, song phương được ký kết và có hiệu lực, Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kim ngạch XNK hàng hóa lớn trên thế giới. XNK hàng hóa của Việt Nam lần lượt vượt các mốc 100 tỷ USD (năm 2007), 200 tỷ USD (2011), 300 tỷ USD (2015), 400 tỷ USD (2017), 500 tỷ USD (2019) và năm 2020 đạt hơn 543 tỷ USD. Dù đã đạt nhiều kết quả quan trọng, đóng góp lớn cho GDP, song từ nội tại hoạt động XNK hàng hóa vẫn còn những tồn tại. Một trong những tồn tại lớn, rất đáng chú ý là thực tế chi phí cho mỗi container hàng hóa XNK tại Việt Nam hiện đang cao gấp nhiều lần so với các nước khác trong khu vực cũng như trên thế giới. Giải bài toán giảm chi phí này cần có giải pháp tổng thể, đồng bộ để hoạt động XNK hàng hóa bứt phá hơn nữa trong thời gian tới. Bắt đầu từ số này, Tạp chí Hải quan khởi đăng loạt bài phản ánh về nội dung này.
Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu gần 600.000 m2 tại Hải Phòng
Sẽ có nghị định quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua thương mại điện tử
Chính sách hải quan góp phần đảm bảo dòng chảy hàng hóa xuất nhập khẩu
Kéo giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu - Cần làm ngay - Bài 1: Phí chính, phí phụ đội giá hàng Việt
Chi phí logistics XK qua đường hàng không chiếm khoảng 70% giá thành sản phẩm. XK bằng đường biển chi phí logistics thấp hơn song cũng chiếm tỷ lệ tới 50-60%.

Năm 2020, Việt Nam đã XK được 281,5 tỷ USD, tăng 6,5% so với năm 2019, là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng XK cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đại dịch Covid-19; xuất siêu ở mức cao kỷ lục 19,1 tỷ USD, qua đó ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại. 3 tháng đầu năm 2021, XK hàng hóa của Việt Nam vẫn tiếp tục ghi nhận nhiều kết quả tích cực với kim ngạch ước đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; xuất siêu 2,03 tỷ USD. Điểm qua những con số "biết nói" kể trên đã cho thấy rõ hơn sức bứt phá mạnh mẽ trong XK, tầm quan trọng của XK với một đất nước có độ mở nền kinh tế lớn như Việt Nam. Tuy nhiên, lệ thuộc vào việc vận chuyển đã, đang và sẽ tiếp tục gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức cạnh tranh của hàng XK.

“Người vận chuyển” cầm chịch cuộc chơi

Là chủ một DN chuyên XK nông sản đi nhiều thị trường như Mỹ, Australia, Canada, Nhật Bản..., vấn đề khiến ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group đau đáu nhiều năm nay chính là chi phí logistics quá cao. "Năm 2020, tổng trị giá XK nông sản của DN đạt 48 triệu USD, trong đó khoảng 65% là XK sang Mỹ. Nguồn hàng dồi dào, chất lượng tốt, giá rẻ, song do chi phí logistics cao nên dù doanh nghiệp chấp nhận “lãi” ít nhưng sức cạnh tranh của sản phẩm không được nâng lên”, ông Tùng chia sẻ.

Ông Nguyễn Khánh Hưng, Công ty TNHH Giao nhận TTP Hải Phòng cho biết, một container vận chuyển từ Hải Phòng đến Hà Nội có chi phí bình quân như sau: đối với container 20 feet chi phí gần 5 triệu đồng (trong đó, phí thuê xe 3,9 triệu đồng; phí nâng hạ trong cảng 650 nghìn đồng; phí đường cao tốc 380 nghìn đồng). Đối với container 40 feet chi phí thuê xe và đường cao tốc tương tự loại 20 feet, nhưng phí nâng hạ trong cảng là 880 nghìn đồng, như vậy, tổng chi phí là 5,16 triệu đồng

Để dễ hình dung hơn về mức chi phí logistics "ngốn" vào giá thành sản phẩm, ông Tùng dẫn chứng cụ thể: "1kg thanh long chuyển theo đường hàng không sang Mỹ bán với giá khoảng 7-8 USD/kg, đỉnh điểm là 10 USD/kg. Trong đó, 1 USD là chi trả cho nông dân, 1 USD chi phí cho nhà máy, 1 USD chi trả cho chiếu xạ, DN có lãi khoảng gần 1 USD. Còn lại quá nửa là chi phí logistics.

Đắt đã đành, DN XK hàng hóa Việt Nam còn luôn ở thế bị động. Hiện, gần như toàn bộ hãng hàng không vận chuyển hàng hóa đều của nước ngoài. Vietnam Airlines chỉ bay một số chuyến đi Pháp, Australia, Nhật. Khi các hãng hàng không nước ngoài "bắt tay" nhau làm giá thì DN hoàn toàn phải "chịu trận". Không chỉ vậy, nếu có chuyến hàng từ Trung Quốc XK sang cùng thị trường với hàng Việt thường các hãng hàng không sẽ ưu tiên hàng Trung Quốc. Ông Tùng dẫn chứng: "Mỗi lần Apple ra sản phẩm mới phải NK linh kiện điện tử từ Trung Quốc là hàng XK Việt Nam rất khó khăn. Các hãng hàng không sẽ ưu tiên vận chuyển hàng điện tử từ Trung Quốc xuất đi, do đồ điện tử hay linh kiện đều có giá trị cao, mỗi chiếc điện thoại có giá trị lớn nên họ sẵn sàng chi trả cước 6-7 USD/kg cho hàng xuất đi".

Sự thiếu chủ động này cũng xảy ra tương tự với XK hàng hóa bằng đường biển khi hầu hết đều là hãng tàu nước ngoài. Và hàng hóa XK ngoài việc liên tục chịu điều chỉnh tăng giá cước vận chuyển, còn có những lúc rơi vào tình cảnh bị từ chối vận chuyển. Khi đó hàng đã đóng container, thậm chí ra cảng buộc phải quay về hoặc bán rẻ trong nội địa thậm chí hư hỏng bỏ đi. Đó là chưa kể chi phí đền bù hợp đồng với đối tác...

Câu chuyện của Công ty CP Thủy sản Thương mại Thuận Phước là ví dụ điển hình. Ông Trần Văn Lĩnh, Chủ tịch HĐQT Công ty bức xúc khi chia sẻ câu chuyện mới đây DN này đã đặt được chỗ đưa hàng thủy sản đông lạnh sang Mỹ với hãng tàu MSC nhưng chưa kịp xuất hàng thì phía hãng tàu MSC đã phản hồi họ không nhận đưa container lạnh đi Mỹ nữa. “Chúng tôi buộc phải tìm hãng tàu khác thay thế, tuy nhiên, việc tìm kiếm này không dễ dàng vì DN không có nhiều lựa chọn bởi số lượng container lạnh còn ít hơn container thường. Nhưng để giữ uy tín với đối tác, đúng điều khoản trong hợp đồng đã ký DN đành phải làm và chấp nhận không có lãi”- ông Trần Văn Lĩnh chia sẻ.

Hàng tốt, mua rẻ, lãi ít, nhưng giá bán lại cao

Đưa ra so sánh ngay với hàng hóa của nước láng giềng Thái Lan, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc Công ty Vina T&T Group nhấn mạnh: Chi phí logistics quá lớn khiến nhiều sản phẩm của Việt Nam cùng chủng loại với sản phẩm của Thái Lan bị cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thế giới khi hàng hóa của họ có chi phí thấp hơn, giá bán rẻ hơn. Sân bay Thái Lan hiện có sự góp mặt của 200-300 hãng hàng không. Các hãng hàng không tự cạnh tranh với nhau để có giá thành vận chuyển tốt nhất, trong khi tại Việt Nam hiện nay mới chỉ có sự góp mặt của 4-5 hãng hàng không - ông Tùng phân tích.

Ông Võ Quan Huy, Tổng giám đốc Công ty TNHH Huy Long An cho biết, năm 2019, Công ty xuất khẩu khoảng 14.000 tấn chuối đi Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, trong đó, chi phí logistics chiếm khoảng 30% chi phí sau thu hoạch. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 2020, chi phí logistics tăng tới 45%, trong đó cước tàu biển tăng tới 40% do những tác động của dịch Covid-19.

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Phú dẫn chứng: chi phí vận chuyển một container tôm từ Việt Nam sang Mỹ chỉ 41 triệu đồng, từ Việt Nam sang Nhật Bản là 16 triệu đồng, nhưng từ TP Hồ Chí Minh đến Cà Mau 10 triệu đồng, ra Hà Nội mất 80 triệu đồng. Tương tự, từ TP Hồ Chí Minh đến biên giới Trung Quốc mất 100 triệu đồng. Trong khi đó, Ecuador cũng vận chuyển sang Trung Quốc, xa tới hàng ngàn cây số, nhưng chi phí chưa bằng một nửa. Điều đáng nói, không dừng ở con số trên, mỗi năm chi phí logistics lại tăng bình quân 25%. Riêng 6 tháng đầu năm 2020 tăng 45%, gồm cước tàu biển tăng 30%, phụ phí của hãng tàu tăng gần 15%...

Kéo giảm chi phí cho hàng hóa xuất nhập khẩu - Cần làm ngay - Bài 1: Phí chính, phí phụ đội giá hàng Việt
XNK hàng hóa tại cảng Chu Lai - Trường Hải ( Quảng Nam) Ảnh: Nguyễn Hà

Trăm loại phí “đổ đầu” hàng hóa

Theo công bố đầu năm tại báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI) 2020 do Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, nhóm thủ tục hành chính liên quan đến giao dịch thương mại qua biên giới có chi phí trực tiếp cao hơn trong các nhóm thủ tục hành chính được khảo sát. Các chi phí này tùy thuộc vào khối lượng hàng hóa và địa điểm thông quan.

Theo khảo sát tại cảng biển khu vực TP HCM, đối với container hàng khô 20 feet, cước xếp dỡ tại cầu tàu là 470.000 đồng/container, tác nghiệp tại bãi với các công đoạn hạ container, vận chuyển… có chi phí từ 210.000-560.000 đồng/container chưa kể một số loại phụ thu về hàng quá tải trọng, phụ thu phí nâng tại bãi… có thể từ 50 đến 200% đơn giá container thông thường tùy theo khu vực xếp dỡ và thỏa thuận...

Theo báo cáo logistics Việt Nam 2020 của Bộ Công Thương, 70,8% số doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết tỷ trọng chi phí logistics của doanh nghiệp trên tổng doanh thu chỉ nhỏ hơn 10% và 20,1% số doanh nghiệp có tỷ trọng chi phí logistics trên tổng doanh thu nằm trong khoảng 11-20%. Các chuyên gia còn cho rằng, chi phí vận tải quá cao, tương đương 30-40% giá thành sản phẩm, trong khi tỷ lệ này chỉ khoảng 15% ở các quốc gia khác, làm giảm khả năng cạnh tranh hàng hoá của các doanh nghiệp.

Ông Trương Văn Cẩm, Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: từ năm 2017, phí cảng biển tại Hải Phòng đã được các doanh nghiệp, hiệp hội kiến nghị giảm nhiều lần nhưng đến nay mức giảm không đáng kể. Đơn cử như: Cảng Hải Phòng đã giảm chi phí cho hàng rời từ 20.000 đồng/tấn xuống còn 16.000 đồng/tấn, giảm từ 250.000 đồng/container 20 feet và 500.000 đồng/container 40 feet xuống còn lần lượt là 230.000 đồng và 460.000 đồng. Ông Cẩm cho rằng, mức chi phí này vẫn rất cao, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp còn khó khăn khi phải đương đầu với đại dịch Covid-19.

Phí vận tải trong nước đã cao, nhưng “hãi hùng” nhất đối với nhiều doanh nghiệp là sự biến động tăng của cước phí vận chuyển hàng hóa quốc tế theo “cấp số nhân”. Như cước vận chuyển một container từ cảng Hải Phòng đi đến các cảng biển chính tại châu Âu đã tăng từ 1.000 USD/container 40 feet hồi cuối năm 2020 lên 8.000 – 9.000 USD/container vào giữa tháng 3 này. Giá vận chuyển này chưa bao gồm các loại phụ phí như: phí chứng từ, phí xếp dỡ, phí kẹp chì, phí vệ sinh…

Để đỡ “đau đầu”, nhiều doanh nghiệp phải tìm cách để thuê trọn gói. Đại diện Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lenger Seafood cho biết, doanh nghiệp thường chiết khấu cho nhà phân phối với tỷ lệ khoảng 9,5% trên tổng doanh thu để thực hiện các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa. Vị này cũng chia sẻ, các doanh nghiệp khác cũng thường chiết khấu khoảng 7-9% trên tổng doanh thu cho phân phối và vận chuyển.

Theo ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ hàng Việt Nam, việc chi phí cao hay thấp là do cung cầu cũng như thỏa thuận của doanh nghiệp với các nhà cung cấp dịch vụ trong việc vận chuyển, phân phối hàng hóa. Nhưng điều quan trọng là hạ tầng giao thông của Việt Nam đang khiến chi phí vận chuyển của doanh nghiệp cao hơn. Ví dụ, tuyến cao tốc Hà Nội – Hải Phòng xây dựng rất to đẹp, nhưng chi phí cao khiến xe container vẫn phải lựa chọn chạy theo đường cũ. Hiện tượng phí chồng phí, thu nhiều loại phí bảo trì đường bộ… cũng khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn.

Thực tế chi phí logictics quá cao, chiếm tỉ lệ lớn trong giá thành hàng hóa XNK là một thực trạng kéo dài từ khá lâu, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều nguyên nhân được chỉ ra, nhiều giải pháp được đề cập tới, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết tận gốc rễ vấn đề. Với một nước có nền kinh tế mở, có thế mạnh là XK hàng hóa nông, lâm, thủy sản, rất cần sớm có một giải pháp tổng thể để giảm chi phí, nâng sức cạnh tranh cho hàng hóa.

Ông Bùi Văn Trung, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam:

Việc đầu tư đội tàu còn dàn trải, hầu hết các tàu đã có tuổi đời cao, các tàu được đóng mới chưa được đầu tư trang bị công nghệ tiên tiến… Bên cạnh đó, thiết bị xếp dỡ lạc hậu, không đồng bộ hoặc kết nối các phương thức vận tải chưa tốt sẽ làm phát sinh thêm công đoạn chuyển tải trong quy trình xếp dỡ, khiến chi phí xếp dỡ tăng cao.

Ông Hà Ngọc Trường, Phó Chủ tịch Hội Cầu đường cảng TPHCM:

Chi phí logistics cao là do hạ tầng xung quanh cảng không đáp ứng được, làm giảm hiệu quả lưu chuyển hàng hóa. Ví dụ riêng tuyến từ Xa lộ Hà Nội xuống cảng Cát Lái phải đạt tối thiểu 2 chuyến/ngày nhưng thực tế bình quân chỉ đạt từ 1,3 -1,5 chuyến/ngày. Hiệu suất xe lăn bánh thấp trong khi nhà đầu tư vẫn phải chịu tất cả các loại chi phí từ tài xế, bến bãi, phụ phí… gây lỗ cho DN vận tải, kéo theo chi phí logistics tăng lên.

Ông Nguyễn Tiến Bộ, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Hữu Nghị:

Trong vài năm tới đây, việc mở rộng quy mô và chất lượng dịch vụ bến bãi, logistics tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị để phục vụ XNK theo hướng bài bản, hiện đại, khoa học là rất cần thiết. Do vậy cần có sự chuẩn bị tốt về quy hoạch, đất đai, nguồn lực tài chính, công nghệ, nhân lực để phát triển logistics tại địa bàn.

Bà Phạm Thị Thúy Vân, Phó Trưởng phòng Marketing Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn:

Để tránh rủi ro, các DN thường nhập CIF và bán FOB làm cho việc lựa chọn hãng vận tải phụ thuộc vào đối tác nước ngoài. Trong khi đối tác nước ngoài chọn hãng vận tải qua đấu thầu để cắt giảm chi phí. Hãng vận tải thu lợi rất ít từ vận chuyển này để thắng thầu nên luôn có cách để tăng các chi phí tại địa phương và các phụ thu vào các khoản tiền lưu container, lưu bãi, phạt quá hạn, phụ thu cân bằng container rỗng… Hãng tàu cũng chỉ chọn để container rỗng tại các khu Trung tâm lớn, gần Cảng để tăng nhanh vòng luân chuyển container. Điều này làm tăng chi phí của các doanh nghiệp ở xa khu tập trung container rỗng và làm tăng áp lực vận tải lên các thành phố có cảng. Chẳng hạn, một DN gạo ở vùng Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) sẽ mất thêm khoảng ít nhất 4 triệu đồng cho việc lấy container rỗng về đóng hàng sau đó chuyển lại TPHCM hạ hàng, với container lạnh thì chi phí này là 8 triệu đồng. Dù container xuất tàu tại Cái Mép vẫn đi qua lại TPHCM theo hình thức này và khó triển khai hình thức kết nối trực tiếp ĐBSCL (Cần Thơ) với Cái Mép. Song DN không thể yêu cầu hãng tàu mở code cho container rỗng tại Cần Thơ do không có quyền đàm phán trực tiếp.

Nhóm phóng viên

Tin liên quan

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở

Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở

(HQ Online) - Sau 5 năm thực hiện Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), các doanh nghiệp Việt Nam đã khai thác hiệu quả các ưu đãi từ hiệp định, góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa sang các thị trường CPTPP khu vực châu Mỹ tăng hơn 56%.
Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội

Dư địa tăng trưởng lớn cho xuất nhập khẩu nửa cuối năm, nhiều ngành hàng đón cơ hội

(HQ Online) - Theo nhận định của Công ty Chứng khoán Yuanta, từ nay đến cuối năm có nhiều yếu tố vĩ mô thuận lợi cho xuất nhập khẩu của Việt Nam phục hồi và bứt tốc. Nhiều ngành hàng sẽ được hưởng lợi từ động lực này như ngành cao su, dệt may, thuỷ sản, cảnh biển…
Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển

Tạo đòn bẩy cho ngành nội thất - xây dựng Việt Nam phục hồi và phát triển

(HQ Online) - Quy mô sản xuất và nhu cầu tiêu dùng đồ nội thất của thị trường nội địa ngày càng lớn, nhưng các doanh nghiệp nội thất trong nước chưa chú trọng nhiều tới việc khai thác thị trường nội địa.
(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(INFOGRAPHICS) Ireland đối tác thương mại tỷ đô của Việt Nam

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ireland đạt hơn 3,1 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan
(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(INFOGRAPHICS) 8 tỉnh, thành xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước có 8 tỉnh, thành phố đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

6 thị trường nhập khẩu chục tỷ đô - Trung Quốc áp đảo

(HQ Online) - Trong 6 thị trường nhập khẩu có kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên được Tổng cục Hải quan thống kê, Trung Quốc chiếm thế áp đảo.
Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

Ký kết biên bản ghi nhớ về việc cung cấp dừa tươi vào thị trường Trung Quốc

(HQ Online) - Ngày 27/9, trong khuôn khổ chương trình xúc tiến thương mại tại Triển lãm Công nghiệp Trái cây và Rau quả Quốc tế Quảng Châu (Trung Quốc), Công ty CP Xuất Nhập Khẩu Bến Tre (Betrimex) đại diện cho ngành dừa Việt Nam ký kết các Biên bản ghi nhớ chiến lược với các tổ chức, hiệp hội đầu ngành về trái cây và dừa của Trung Quốc. Đây là bước ngoặt quan trọng, mở ra cơ hội to lớn cho dừa tươi Việt Nam chinh phục thị trường tỷ dân.
(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(INFOGRAPHICS) Hơn 540 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/9

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/9/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 540,72 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

Xuất nhập khẩu đạt bình quân hơn 63 tỷ USD/tháng

(HQ Online) - Từ đầu năm đến trung tuần tháng 9, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt bình quân 63,6 tỷ USD/tháng, theo dữ liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

(HQ Online) - Nguồn nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

(HQ Online) - Chỉ mình mặt hàng sầu riêng đã đóng góp đến 43% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả cả nước.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2024, cả nước có 39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, có 6 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên, với tổng kim ngạch tăng hơn 29 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

(HQ Online) - Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này sẽ tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay

VPIM 2024: Giải chạy có đông nhiếp ảnh gia nhất từ trước tới nay

Giải chạy Marathon Quốc tế Hà Nội VPBank (VPIM 2024) – sự kiện thể thao kết hợp âm nhạc đỉnh cao - sẽ chính thức khởi tranh vào ngày 13/10, dự kiến thu hút 11.000 vận động viên đến từ 20 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự.
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc

Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc

Chiều 2/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc.
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ

Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ

Tăng cường giáo dục, truyền thông về tài chính sẽ giúp thế hệ trẻ trở thành những người tiêu dùng thông minh.
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ

TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa yêu cầu các tổ chức tín dụng ủy quyền, ký hợp đồng đại lý với doanh nghiệp có bàn thu đổi ngoại tệ, tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động này theo quy định pháp luật.
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ

Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ

Hội nghị đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ của Cục Hải quan Bình Định đã thu hút sự quan tâm của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu gỗ; doanh nghiệp kinh doanh cảng biển, doanh nghiệp vận tải– logistics...
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn

Số thu ngân sách tại 10 cục Hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn, đạt hơn 247 nghìn tỷ đồng, tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2023.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
Phiên bản di động