Khoảng 705.000 tỷ đồng tín dụng được “rót” vào nền kinh tế trong 4 tháng
TPHCM: Dư nợ tín dụng đạt hơn 3 triệu tỷ đồng | |
Ngân hàng tìm "cửa" sinh lời ngoài tín dụng | |
Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ |
Chỉ trong 25 ngày của tháng 4, tín dụng đổ vào nền kinh tế đã tăng thêm gần 180.000 tỷ đồng. |
Tại phiên họp Chính phủ mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng thông tin, tín dụng đã tăng tốc đáng kể trong tháng 3 và tháng 4. Tăng trưởng tín dụng đến ngày 25/4 đạt 6,75% so với cuối năm 2021 cho thấy nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế trong bối cảnh phục hồi mạnh mẽ.
Trước đó, vào hồi đầu tháng 4, đại diện lãnh đạo NHNN cho biết, tín dụng tăng trưởng 5,04%, nghĩa là chỉ trong chưa đầy 1 tháng, tín dụng đã tăng tới hơn 1,7%. Quý 1/2021, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 2,16%.
Tại TPHCM, ước tính đến cuối tháng 4/2022, dư nợ tín dụng đạt trên 3 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với cuối năm 2021. Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất so với cùng kỳ này nhiều năm trước đây.
Năm 2022, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14% nhưng có điều chỉnh tùy theo tình hình kinh tế. Tuy nhiên, tình hình tăng trưởng tín dụng cao và nhanh như hiện nay vẫn được NHNN khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi và điều chỉnh để phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kinh tế vĩ mô và lạm phát.
Vì thế, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nhấn mạnh, nhu cầu tín dụng rất lớn của nền kinh tế đặt ra bài toán với NHNN về điều hành chính sách tiền tệ những tháng cuối năm, vừa đáp ứng nhu cầu tín dụng của nền kinh tế, vừa không chủ quan với lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo ước tính của chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tính đến hết tháng 4/2022 ước tăng trên 16% so với cùng kỳ, cao hơn 2 điểm % so với mục tiêu tăng trưởng cả năm là 14%. Mặc dù hoạt động cho vay các lĩnh vực rủi ro như chứng khoán, bất động sản đang bị siết lại, hiệu ứng từ việc siết phát hành trái phiếu doanh nghiệp gần đây sẽ khiến áp lực vay vốn dồn sang hệ thống ngân hàng đẩy tăng trưởng tín dụng cao hơn trong năm nay.
Nhưng ngược lại, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán SSI lại cho rằng, tín dụng đã phần nào tăng chậm lại trong bối cảnh Chính phủ và NHNN có động thái cứng rắn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản. Trong khi đó, thanh khoản trên thị trường chứng khoán chậm lại và mặt bằng lãi suất huy động nhích tăng giúp dòng tiền cá nhân gửi vào ngân hàng có xu hướng tăng.
Trước đó, Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 đã yêu cầu NHNN triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ.
Cũng về vấn đề này, các chuyên gia của Trường Đại học Kinh tế quốc dân khuyến nghị, chính sách tín dụng ưu đãi cần có chọn lọc, tập trung vào các ngành kinh tế có tính lan tỏa cao; chú trọng vào việc chuyển hướng các dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất và kinh tế thực, kiểm soát chặt chẽ tăng trưởng “nóng” ở các thị trường tài sản.
Tin liên quan
ABBank đạt 558 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế
15:03 | 02/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dư nợ giao dịch ký quỹ tiếp tục lập kỷ lục mới
15:58 | 23/07/2024 Tài chính
Ân hạn vốn gốc tới 5 năm, HDBank “giải nhiệt” cho người mua bất động sản
11:31 | 13/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Hoạt động xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu ổn định sau bão Yagi
Hải quan nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3, thông quan thông suốt tại Hải Phòng, Quảng Ninh
Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão số 3
Hỗ trợ khẩn cấp 20 tỷ đồng cho 2 tỉnh khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất
Khắc phục hậu quả, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại do bão số 3
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics