Khuyến cáo doanh nghiệp cá tra không hạ thấp giá xuất khẩu
Chế biến cá tra xuất khẩu. Ảnh: T.H |
Đó là khuyến cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) đối với các doanh nghiệp chế biến, XK cá tra trước tình hình, cơ quan thẩm quyền tại cửa khẩu Trung Quốc tăng cường kiểm soát hàng thủy sản đông lạnh nhập khẩu, trong đó có sản phẩm cá tra đông lạnhViệt Nam nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2.
Quy định trên khiến lượng hàng đang bị tắc nghẽn tại cảng, VASEP đã gửi công văn tới các doanh nghiệp XK cá tra sang thị trường Trung Quốc nhằm đưa ra các khuyến cáo cần thiết tới doanh nghiệp hội viên nhằm ổn định tâm lý sản xuất và XK.
Theo đó, thời gian này, các doanh nghiệp cần bình tĩnh, tránh nôn nóng chào giá thấp, hạ giá cá tra nguyên liệu vì điều này không những không giúp giải tỏa ách tắc hàng ở cảng mà còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.
VASEP cũng đề nghị các doanh nghiệp cá tra cần phối hợp chặt chẽ với nhà nhập khẩu để nắm bắt thông tin kịp thời xuất hàng đến các cảng không bị kẹt, đồng thời thương lượng để điều chỉnh lịch xuất hàng hợp lý.
Từ ngày 10/11/2020 đến nay, cơ quan thẩm quyền tại cửa khẩu Trung Quốc bắt đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% lô hàng thủy sản đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn và quan trọng như: Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân, Thanh Đảo…
Theo quy định mới này, các lô hàng thủy sản đông lạnh bao gồm cá tra philê NK sẽ phải lấy mẫu kiểm tra Covid-19 trên bao bì và sản phẩm ngay tại cảng. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện nay, thời gian để kiểm soát từ khi lấy mẫu đến khi trả kết quả để thông quan vẫn chưa có hướng dẫn và thông tin rõ ràng, cụ thể khiến nhiều lô hàng cá tra đang bị ách tắc tại cảng.
Tuy nhiên, VASEP nhận định rằng, tình hình trên sẽ sớm được cơ quan thẩm quyền Trung Quốc giải quyết để đảm bảo hoạt động nhập khẩu hàng hóa tăng cao phục vụ cho dịp cuối năm. Hơn nữa, VASEP cũng đã cập nhật tình hình và đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Bộ Công Thương và Bộ Ngoại Giao làm việc với cơ quan thẩm quyền Trung Quốc để sớm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, dựa trên cơ sở Việt Nam đã và đang kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.
VASEP cũng báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc các nhà nhập khẩu thủy sản tại Trung Quốc đã và đang đề nghị với các doanh nghiệp cá tra Việt Nam tạm ngưng xuất khẩu nhằm giảm gây thiệt hại cho cả hai phía, đặc biệt đang vào dịp cuối năm khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản cao nhất.
Hiện nay, Trung Quốc – Hồng Kông vẫn là thị trường XK cá tra hàng đầu của các doanh nghiệp XK Việt Nam. Có tới hơn 130 doanh nghiệp đang giao thương với thị trường này. 10 tháng năm 2020, tổng giá trị XK cá tra sang thị trường Trung Quốc – Hồng Kông đạt 428,3 triệu USD, chiếm 35,3% tổng XK cá tra và giảm 18% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù giá trị XK giảm kể từ sau đại dịch Covid-19 nhưng từ tháng 10/2020, nhu cầu nhập khẩu của thị trường sôi động trở lại, các nhà nhập khẩu tích cực nhập hàng kể cả trong những ngày nghỉ lễ Quốc khánh. Động thái này cũng là một nguyên nhân thúc đẩy giá cá tra nguyên liệu tại Đồng bằng sông Cửu Long và giá XK trung bình tăng lên. Trong tháng 10/2020, số lượng doanh nghiệp cá tra XK sang Trung Quốc tăng, giá trị XK sang thị trường này đạt tới 80 triệu USD, chiếm đến 47% tổng XK cá tra.
Với tình hình ách tắc hàng hiện tại, các doanh nghiệp XK cá tra Việt Nam đang lo lắng nguy cơ xuất khẩu lại đình trệ sau khi thị trường Trung Quốc mở cửa trở lại, bên cạnh đó áp lực do các chi phí phát sinh từ kiểm hàng, lưu bãi, lưu công đối với hàng đông lạnh là rất lớn trong khi giá xuất khẩu giảm.
Tin liên quan
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
07:50 | 24/09/2024 Hải quan
Cần cải thiện hơn nữa trong cấp phép lao động
07:30 | 24/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Liên kết- “chìa khóa” phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản
Tân Cảng Sài Gòn và Cảng Vũng Áng khai thác hàng siêu trường siêu trọng
Doanh nghiệp đề xuất nhiều vấn đề với cơ quan Hải quan
Trung tâm Phục vụ hành chính công của TP Hà Nội có gì đặc biệt?
TP Hồ Chí Minh: Quyết tâm trở thành trung tâm logistics hàng đầu khu vực
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform