Khuyến khích văn hoá xếp hạng tín nhiệm để nâng cao chất lượng trái phiếu doanh nghiệp
Ông Phùng Xuân Minh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sài Gòn Phát Thịnh Ratings. |
Thưa ông, thời gian qua, thị trường trái phiếu DN (TPDN) đã có sự phát triển manh mẽ. Dưới góc nhìn của một đơn vị xếp hạng tín nhiệm, ông có đánh giá như thế nào về sự phát triển của thị trường TPDN trong những năm gần đây?
Thị trường TPDN Việt Nam phát triển tương đối nhanh, có sự chuyển mình từ sau năm 2006 và cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn từ 2013 – 2021 với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm vào khoảng 46%.
TPDN bắt đầu bùng nổ từ năm 2016 do diễn biến thị trường thuận lợi và có tăng trưởng tích cực ở các ngành nghề trong nền kinh tế. Nhu cầu vốn trung và dài hạn để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, và thực hiện các thương vụ M&A tăng lên, do đó, huy động vốn qua kênh TPDN trở nên cấp thiết và được đẩy mạnh. Trong năm 2021, có tổng cộng 1.099 đợt phát hành TPDN tại thị trường nội địa với tổng giá trị phát hành ước đạt hơn 706.937 tỷ đồng, giá trị phát hành trung bình vào khoảng 643,255 tỷ đồng/đợt, gấp 2,7 lần so với năm 2020. Cùng với đó, 7 đợt phát hành ở thị trường quốc tế có tổng giá trị phát hành đạt 1,609 tỷ USD, tương ứng với quy mô gần 230 triệu USD/đợt. Năm 2021, tổng giá trị dư nợ của TPDN Việt Nam xấp xỉ 14,77% GDP (GDP giá hiện hành) tương đương hơn 1,24 triệu tỷ đồng.
Những con số thống kê này cho thấy thị trường TPDN đang được chú ý và tăng trưởng rất nhanh trong giai đoạn vừa qua, và dư địa tăng vẫn còn rất lớn cho những năm kế tiếp. Đặc biệt, theo Chiến lược phát triển thị trường tài chính đến năm 2030 của Chính phủ đề ra, tổng dư nợ của thị trường TPDN phải đạt 20% GDP vào năm 2025 và hướng đến mục tiêu 25% GDP vào năm 2030.
Thực tế cho thấy, một trong những hạn chế của thị trường TPDN là sự thiếu minh bạch thông tin, đặc biệt là thông tin chính xác về sức khỏe tài chính của DN phát hành. Theo ông, đâu là giải pháp để giải quyết hạn chế này?
Vấn đề này thực tế đang xảy ra, do ba nguyên nhân chính gồm: hơn 95% TPDN hiện nay được phát hành qua kênh phát hành riêng lẻ trên thị trường sơ cấp; các điều kiện phát hành TPDN còn khá thoáng; hành lang phân bậc rủi ro nhà phát hành và công cụ nợ cũng chưa hình thành rõ ràng. Những điều này làm cho tính minh bạch thông tin trên thị trường hầu như là không có.
Từ kinh nghiệm quốc tế ở các quốc gia có thị trường TPDN phát triển như Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, có 5 yếu tố cần thiết để thị trường TPDN phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững.
Thứ nhất, thông tin thị trường phải triệt để minh bạch, các chủ thể tham gia thị trường vốn phải nâng cao năng lực, tự chịu trách nhiệm và tính chuyên nghiệp trong các nghiệp vụ liên quan.
Thứ hai, để làm được điều trên cần phải có những tổ chức xếp hạng tín nhiệm. Nhiệm vụ của tổ chức xếp hạng tín nhiệm là phân định loại hình trái phiểu tiêu chuẩn đầu tư hay đầu cơ; phân tách rõ ràng từng loại trái phiếu có rủi ro khác biệt và những rủi ro này được xác định dựa trên cơ sở phân bậc xếp hạng của đơn vị xếp hạng tín nhiệm. Từ đây, nhà đầu tư sẽ nhận định sơ bộ được phân khúc của từng loại trái phiếu, và quyết định đầu tư theo khẩu vị rủi ro của riêng mình.
Thứ ba, phải phát triển thị trường sơ cấp và thứ cấp để tăng thanh khoản cho việc giao dịch chuyển đổi TPDN. Định hướng của Bộ Tài chính vẫn mong muốn sẽ thúc đẩy thị trường TPDN thứ cấp tập trung.
Thứ tư, nhà đầu tư phải chuyên nghiệp, tiêu chuẩn cao và chặt chẽ được quy định rõ ràng theo Luật, cụ thể ở Việt Nam là Luật Chứng khoán 2019.
Thứ năm, DN phát hành TPDN phải đi kèm phát hành bản cáo cạch, hay cam kết của chủ thể phát hành về mục đích sử dụng vốn. DN phải thực hiện cam kết của mình, nhà đầu tư cũng phải có nghĩa vụ giám sát hoạt động sử dụng vốn của DN phát hành.
Như ông đề cập trên, một trong những điều quan trọng đối với thị trường TPDN lúc này chính là việc tạo lập văn hóa xếp hạng tín nhiệm. Đây cũng chính là kinh nghiệm của nhiều quốc gia trong phát triển thị trường TPDN. Theo ông, kinh nghiệm này có thể áp dụng tại Việt Nam như thế nào?
Một tổ chức xếp hạng tín nhiệm hoạt động hiệu quả chính là mảnh ghép lấp đầy khoảng trống thông tin giữa nhà phát hành, hoặc công cụ nợ và nhà đầu tư. Các báo cáo xếp hạng tín nhiệm là các quan điểm phân tích chuyên sâu phản ánh rõ ràng về hiệu quả hoạt động và khả năng đáp ứng các nghĩa vụ nợ hay cam kết tài chính đến hạn của DN. Nhà đầu tư có thể dựa vào thang điểm phân bậc xếp hạng theo tiêu chuẩn của từng đơn vị xếp hạng tín nhiệm để có thể có cái nhìn ban đầu về mức độ rủi ro của nhà phát hành hay công cụ nợ được xếp hạng. Ở những quốc gia có thị trường TPDN phát triển, các tổ chức xếp hạng tín nhiệm là cấu phần quan trọng trong việc hỗ trợ minh bạch thông tin cho thị trường. Tuy nhiên, đối với thị trường Việt Nam, nghiệp vụ này vẫn còn quá mới mẻ, và các DN chưa thực sự hiểu rõ quy trình, các lợi ích của việc xếp hạng tín nhiệm nên văn hóa xếp hạng chưa được hình thành.
Về số lượng đơn vị làm công tác xếp hạng tín nhiệm, Saigon Ratings đề xuất cơ quan quản lý nhà nước tham khảo kinh nghiệm và thông lệ của các quốc gia có thị trường trái phiếu phát triển trong khu vực và toàn cầu. Dịch vụ xếp hạng tín nhiệm quốc tế hiện có 3 đơn vị là Moody, Fitch, và S&P chiếm gần 95% thị phần nhu cầu xếp hạng toàn cầu. Ngoài ra, qua quan sát tại các thị trường phát triển, số lượng các đơn vị xếp hạng tín nhiệm cũng không nhiều, như Nhật Bản có 3 đơn vị, Hàn Quốc có 3 đơn vị, Malaysia có 3 đơn vị, và Trung Quốc có 6 đơn vị. Với sự phát triển của thị trường trái phiếu và quy mô GDP hiện tại của Việt Nam, tôi cho rằng các đơn vị được cấp phép cơ bản đáp ứng đầy đủ nhu cầu xếp hạng tín nhiệm của thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng xếp hạng tín nhiệm, cơ quan quản lý cần thực hiện giám sát, hậu kiểm hàng năm, và nâng cao năng lực của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm trong nước tiệm cận với tiêu chuẩn của các đơn vị xếp hạng tín nhiệm quốc tế.
Ông có khuyến nghị gì tới cơ quan quản lý về những giải pháp, những vấn đề cần lưu ý để thị trường TPDN phát triển bền vững, an toàn?
Để thị trường TPDN phát triển bền vững, đối với cơ quan chức năng cần kiến tạo cho thị trường TPDN phát triển nhưng vẫn phải giám sát, kiểm soát chặt chẽ rủi ro; tăng cường sự minh bạch thông tin thị trường; hoàn thiện hành lang pháp lý với việc sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP, Nghị định 156/2020/NĐ-CP, Luật Chứng khoán 2019 để nâng cấp tiêu chuẩn, tiêu chí nhà đầu tư chuyên nghiệp. Đồng thời, cần có quy định về xếp hạng tín nhiệm nhằm giúp nhà đầu tư dễ dàng xác định chất lượng DN và mức độ rủi ro của trái phiếu phát hành; hoàn thiện hạ tầng của thị trường trái phiếu, thiết lập thị trường thứ cấp tập trung với TPDN.
Cùng với đó, phải xử lý thật nghiêm những chủ thể thị trường, tham gia vào việc hỗ trợ chuẩn hóa những nhà đầu tư không đủ điều kiện chuyên nghiệp, tinh vi trong việc lách quy định của pháp luật để tiếp cận loại sản phẩm đầu tư không phù hợp.
Đối với DN phát hành trái phiếu, DN tư vấn phát hành, cần nâng cao hệ thống quản trị DN, khuyến khích áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS, khuyến khích văn hoá xếp hạng tín nhiệm nhằm nâng cao uy tín, chất lượng nhà phát hành, hoặc chất lượng cho từng đợt trái phiếu phát hành.
Riêng đối với nhà đầu tư, nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư chuyên nghiệp phải tự nâng cao năng lực, kiến thức khi tham gia vào thị trường vốn, thúc đẩy hình thức ủy thác đầu tư vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics