Kịch bản kinh tế nào cho giai đoạn 2021-2023?
Thúc đẩy xây dựng kế hoạch thực thi để tận dụng tốt UKVFTA | |
Quy hoạch cảng hàng không: Cần có chiến lược dài hơi | |
Gần 90% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19, chính sách hỗ trợ cần dài hạn |
Phát biểu tại hội thảo Thúc đẩy phục hồi kinh tế và cải cách thể chế sau đại dịch Covid-19: Đề xuất cho Việt Nam” diễn ra ngày 22/4, TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho biết, với phản ứng quyết liệt và khá sớm, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia được đánh giá là tương đối thành công trong kiểm soát Covid-19. Theo đó, Việt Nam có tốc độ tăng GDP đạt 2,91% trong năm 2020, và phục hồi ở mức 4,48% trong quý 1/2021. Dù còn thấp hơn so với trước đại dịch Covid-19, kết quả tăng trưởng này của Việt Nam cao hơn so với kết quả báo cáo của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới, kể cả khu vực Đông Á.
Cũng theo Viện trưởng CIEM, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến khó lường, nhiều đánh giá về diễn biến dịch, hệ lụy đối với nền kinh tế Việt Nam và các yêu cầu cải cách trong thời gian tới. Nhiều chủ trương, định hướng khắc phục tác động của đại dịch Covid-19 nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội đã được đề cập trong nhiều văn bản chiến lược.
"Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhìn nhận không ít yêu cầu cải cách mà ta xác định từ trước năm 2020 – về môi trường kinh doanh, độ mở với các mô hình kinh tế mới, phát triển bền vững – thì đến giờ vẫn rất phù hợp. Chính vì vậy, sự bùng phát của đại dịch Covid-19 trong năm 2020 lại có một phần tác động tích cực là buộc các bộ, ngành, địa phương phải đẩy nhanh những cải cách ấy", bà Trần Thị Hồng Minh nêu.
Quang cảnh buổi hội thảo. |
Mặc dù được đánh giá là một trong số ít các quốc gia thành công trong việc kiểm soát dịch bệnh, tạo tiền đề cho phục hồi và thúc đẩy sản xuất trong nước, tái mở cửa kinh tế một cách an toàn, song Việt Nam cũng cần xây dựng một kế hoạch dài hơi hơn, tránh rủi ro ‘cạn kiệt’ không gian chính sách và giảm động lực cải cách thể chế kinh tế.
"Dưới góc nhìn của chúng tôi, nếu nền kinh tế chậm phục hồi, cải cách thể chế kinh tế cũng sẽ thiếu sự đồng thuận và động lực cần thiết và hoặc không tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Chúng tôi đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam trong 3 năm tới, giai đoạn 2021-2023 dựa trên 3 kịch bản. Nếu đạt được những đột phá trong chất lượng cải cách thể chế dẫn tới cải thiện chất lượng tăng trưởng song hành với các biện pháp nới lỏng tài khóa và tiền tệ đúng trọng tâm, đúng thời điểm, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình có thể đạt tới 6,76%/năm giai đoạn 2021-2023, đi kèm với những cải thiện đáng kể về năng suất. Khi ấy, Việt Nam sẽ phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định", bà Minh nhấn mạnh.
Để bảo đảm các chính sách hướng tới phục hồi kinh tế có sự gắn bó mật thiết với cải cách thể chế kinh tế ở Việt Nam trong thời gian tới, theo ông Nguyễn Anh Dương, Trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện CIEM sẽ có 3 kịch bản kinh tế cho giai đoạn 2021-2023 gồm bình thường; nới lỏng tài khoá và tiền tệ; nới lỏng tài khoá và tiền tệ, cùng với cải cách thể chế.
Theo đó, dự báo kinh tế vĩ mô theo một số kịch bản trong giai đoạn 2021-2023, ông Nguyễn Anh Dương cho biết, theo kịch bản 1, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 sẽ đạt 5,98%, năm 2022 là 6,45% và năm 2023 là 6,61%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,35%. Còn ở kịch bản 2, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến đạt 6,43%, năm 2022 là 6,8%, năm 2023 đạt 6,83%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,69%.
Ở kịch bản thứ 3, tốc độ tăng trưởng GDP năm 2021 dự kiến đạt 6,47%, năm 2022 là 6,88%, năm 2023 đạt 6,92%, trung bình cho cả giai đoạn 2021-2023 là 6,76%.
“Nếu chỉ nới lỏng tài khoá và tiền tệ, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn song đi kèm với áp lực lạm phát lớn hơn. Còn nếu nới lỏng tài khoá và tiền tệ song hành với cải cách thể chế, tăng trưởng kinh tế sẽ cao hơn và đi kèm với cải thiện đáng kể về năng suất. Đây cũng là cách để phục hồi tăng trưởng nhanh và bền vững hơn, ngay cả khi kinh tế thế giới còn nhiều bất định”, ông Nguyễn Anh Dương nhấn mạnh.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform