Kiện phòng vệ thương mại phạm vi ngày càng rộng, mức độ ngày càng sâu
Kiện phòng vệ thương mại 9 tháng tăng gấp đôi cả năm 2019 | |
Hàng Việt chịu gần 200 vụ kiện phòng vệ thương mại | |
Phòng vệ thương mại trong EVFTA được triển khai như thế nào? |
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) |
Thời gian gần đây, Việt Nam ngày càng đối diện với nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại và các vụ việc do Việt Nam chủ động khởi kiện với hàng hóa NK từ nước ngoài cũng ngày càng gia tăng. Ông có thể đánh giá rõ hơn về xu hướng này cũng như sự khác biệt của các vụ khởi kiện phòng vệ thương mại hiện nay so với trước đây?
- Hiện nay, các vụ việc phòng vệ thương mại đối với hàng XK và vụ việc do Việt Nam khởi xướng đối với hàng NK để bảo vệ ngành sản xuất trong nước đều gia tăng. Đặc biệt, các vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa XK của Việt Nam tăng rất nhanh. Chỉ trong vòng 9 tháng năm 2020, số vụ việc điều tra đối với hàng XK Việt Nam đã tăng gấp đôi so với toàn bộ số vụ việc năm 2019.
Đáng chú ý, mức độ, phạm vi các cuộc điều tra hàng XK ngày càng rộng, không chỉ đối với mặt hàng có kim ngạch XK lớn, mà cả mặt hàng có kim ngạch XK tương đối nhỏ. Ngoài các mặt hàng truyền thống như sắt, thép, gỗ còn có nhiều mặt hàng mới liên quan đến nông, lâm, thủy sản.
Về quy mô, các vụ việc không chỉ dừng lại ở các biện pháp phòng vệ thương mại truyền thống mà còn đa dạng với các biến thể khác với lý do an ninh quốc gia hay bảo vệ sở hữu trí tuệ; áp dụng chính sách mở rộng để điều tra khi chưa có điều chỉnh từ WTO.
Đối với hàng NK, cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, cũng như các đề án, chương trình lớn, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, khởi xướng nhiều vụ việc. Riêng trong 2 năm 2018, 2019 và 9 tháng năm 2020, Việt Nam đã khởi xướng trên 10 vụ việc phòng vệ thương mại. Các biện pháp này đã tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ nhiều ngành sản xuất trong nước như thép, nhôm, gỗ. Đáng chú ý, một số mặt hàng vừa áp dụng điều tra có vai trò trong việc bảo vệ ngành sản xuất trong nước, người lao động, nông dân như áp dụng biện pháp tự vệ, chống bán phá giá đối với bột ngọt, đường lỏng và đường mía.
Thời gian gần đây, ván dán Việt Nam cũng thường xuyên "dính" vào các vụ kiện phòng vệ thương mại. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Nhiều ý kiến đánh giá, một trong những lý do quan trọng khiến cho hiệu quả ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại thời gian qua chưa như mong đợi là bởi nhận thức, tính chủ động của DN còn hạn chế. Quan điểm của ông như thế nào?
- Phòng vệ thương mại là lĩnh vực phức tạp, là công cụ rất mới đối với nhiều ngành sản xuất và cả nền kinh tế Việt Nam. Có thể nói, nhận thức của DN về phòng vệ thương mại đã được cải thiện rất nhanh. Kể từ năm 2000 mới có một vài vụ việc về phòng vệ thương mại và có rất ít ngành hiểu được công cụ này, nhưng tới nay nhiều ngành XK như thép, thủy sản, gỗ… nhận thức về phòng vệ thương mại đã được nâng cao. Đáng chú ý, nhiều DN XK sang thị trường lớn, thường xuyên bị áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đã dành nguồn lực thích đáng cho việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại. Tuy nhiên, thực tế là còn rất nhiều DN mức độ hiểu biết về phòng vệ thương mại còn hạn chế.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn, Bộ Công Thương đã, đang và sẽ triển khai các giải pháp như thế nào để ngày càng hỗ trợ tốt hơn các ngành hàng, DN ứng phó hiệu quả với các vụ khởi kiện phòng vệ thương mại thời gian tới?
- Mới đây, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1347/QĐ-BCT về nâng cao năng lực phòng vệ thương mại cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh tham gia các FTA. Quyết định đã đề ra hàng loạt giải pháp phối hợp các hiệp hội, bộ, ngành để cung cấp thông tin thường xuyên, định kỳ, chuyên sâu và tổng hợp các nguồn lực để DN có thể chủ động ứng phó, sử dụng công cụ phòng vệ thương mại.
Tới đây, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ và toàn diện công tác phòng vệ thương mại ở tất cả các nhóm giải pháp và hoạt động.
Thứ nhất là, thúc đẩy nâng cao nhận thức, giúp DN coi phòng vệ thương mại là một phần trong chiến lược sản xuất, kinh doanh ở cả thị trường trong nước và XK.
Thứ hai là, tập trung cảnh báo sớm để cung cấp thông tin kịp thời cho các DN XNK về các nguy cơ, rủi ro để đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại.
Thứ ba là hoàn thiện nâng cao năng lực phòng vệ thương mại, thông qua xây dựng Đề án nâng cao năng lực phòng vệ thương mại trong bối cảnh tham gia các FTA, trong đó đề ra nhiệm vụ toàn diện cho các bộ, ngành liên quan và DN, giúp nâng cao năng lực ứng phó, nhân lực, nguồn lực, nhận thức và kể cả mặt pháp lý, thể chế trong công tác phòng vệ thương mại.
Thứ tư là lồng ghép nội dung công tác phòng vệ thương mại vào chiến lược phát triển của các ngành sản xuất, ngành công nghiệp.
Xin cảm ơn ông!
Ông Lê Anh Văn, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ Pháp luật và phát triển nguồn nhân lực, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME): Cần nhấn mạnh vai trò của các hiệp hội, các tổ chức đại diện DN trong phòng vệ thương mại Để phòng ngừa các rủi ro pháp lý liên quan đến có thể bị khởi kiện, điều tra về phòng vệ thương mại, các DN có hàng hóa XK cần chủ động trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật phòng vệ thương mại, thậm chí cần xây dựng bộ phận pháp chế, nâng cao hệ thống quản trị tiên tiến, lưu trữ hồ sơ chứng từ rõ ràng. Thực tế cho thấy, ban đầu các vụ khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại có thể bắt đầu với bị đơn là một DN hoặc một vài DN. Tuy nhiên nguy cơ thiệt hại cho cả một ngành hàng là rất lớn. Vì vậy, vai trò của các hiệp hội, DN, các tổ chức đại diện DN là rất lớn. Theo đó, khi XK hàng hóa Việt Nam không ngừng gia tăng; việc thực thi các cam kết của nhiều FTA, các hiệp hội cần chủ động khuyến cáo các thông tin về thị trường XK cho hội viên, DN để đánh giá nguy cơ nước ngoài điều tra áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại; thông báo kịp thời các thông tin liên quan đến nước ngoài điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại cho DN hội viên biết. Ngoài ra, các hiệp hội cần xem xét cử đại diện có tiếng nói, kiến nghị, tham gia bên liên quan trong các vụ việc điều tra về phòng vệ thương mại; tăng cường hỗ trợ đào tạo bồi dưỡng kiến thức cho hội viên về các quy định về phòng vệ thương mại theo pháp luật Việt Nam và các quy định về phòng vệ thương mại trong các FTA; cũng như thành lập các tổ chức trung gian để thực hiện tư vấn pháp lý, hỗ trợ hội viên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong các sự kiện pháp lý về phòng vệ thương mại. Ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam: Cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị NK Xu hướng rủi ro trong các vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá đối với các mặt hàng gỗ XK từ Việt Nam ngày càng gia tăng, đặc biệt trong bối cảnh ngành gỗ Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với thị trường thế giới. Đáng chú ý, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung làm gia tăng các rủi ro này. Trong tương lai, các DN gỗ Việt Nam sẽ tiếp tục phải đối mặt với các rủi ro, không chỉ đối với mặt hàng gỗ dán mà có thể đối với một số mặt hàng khác, ở các thị trường XK khác. Chính sự gia tăng về lượng và trị giá XK sang các thị trường Hàn Quốc và Mỹ cùng với việc đón nhận nhiều dự FDI mới vào mặt hàng gỗ dán, trong đó có các dự án FDI từ Trung Quốc đã khiến cho mặt hàng này đã và đang đứng trước các vụ kiện chống lấn tránh thuế và chống bán phá giá. Trong bối cảnh hiện nay, các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị NK và các đơn vị sản xuất nội địa, sự chuyển dịch đầu tư… để DN Việt Nam có thể tránh được các rủi ro trong thời gian tới. Bên cạnh đó, các DN ngành ván và đồ gỗ cần tái cấu trúc lại sản xuất, kinh doanh, áp dụng những giải pháp mới về công nghệ và quản trị để gia tăng được sản lượng lẫn chất lượng sản phẩm, giảm giá thành. Ông Lê Xuân Quân, Chủ tịch HĐQT Công ty Kiến trúc và Nội thất Nano: Phát hiện gian lận xuất xứ cần công bố rộng rãi, xử lý nghiêm Trong ứng phó với phòng vệ thương mại, nếu phát hiện có tình trạng gian lận, chuyển tải hàng hóa từ Trung Quốc, cơ quan quản lý nhà nước phải công bố thông tin rộng rãi, đề nghị cơ quan chức năng có chế tài xử lý nghiêm… Đó là bởi, chỉ cần một vài DN làm ăn bất chính, tiếp tay cho DN Trung Quốc để hưởng lợi trước mắt có thể khiến cả ngành hàng phải trả giá đắt. Uyển Như (ghi) |
Tin liên quan
Tránh bất lợi cho hàng Việt xuất khẩu từ những đòn phòng vệ mới
07:15 | 18/08/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi bị Hoa Kỳ điều tra phòng vệ thương mại?
09:42 | 08/08/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Kỳ rà soát hành chính lệnh áp thuế chống bán phá giá lần hai đối với mật ong từ Việt Nam
14:51 | 01/08/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics