Kinh tế thị trường ở Việt Nam: Có đặc thù nhưng không làm trái quy luật
Báo cáo “Phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam” được thực hiện bởi một nhóm các chuyên gia kinh tế độc lập đến từ 4 cơ quan nghiên cứu và tư vấn kinh tế có uy tín tại Hà Nội công bố hồi tháng 11 đã đánh giá: Nhờ áp dụng cơ chế thị trường, từ một quốc gia nghèo, với mức GDP bình quân đầu người chỉ ở mức 140 USD vào năm 1992, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế lớn nằm trong nhóm TOP 50 trên thế giới, với mức GDP bình quân đầu người đạt 1.900 USD vào năm 2013.
“Đặc thù”?
Thời gian gần đây, vấn đề kinh tế thị trường ở Việt Nam lại được “làm nóng” với nhiều cuộc hội thảo, hội nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Kinh tế Trung ương, các Viện nghiên cứu...
Trong một hội thảo về xây dựng thể chế kinh tế thị trường do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức cách đây không lâu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng phát biểu: “Với xuất phát điểm thấp, nguồn lực hạn chế nên nền kinh tế Việt Nam có đặc thù riêng. Làm sao để nền kinh tế này tiếp cận với các chuẩn mực, thông lệ tốt của thế giới mà các nước đi trước phải mất cả vài trăm năm để có? Việt Nam thích những cái hay nhất của thế giới, những cái là quy luật khách quan, tự nhiên, đó là điều đúng đắn để đi theo, nhưng Việt Nam cũng có những điều kiện riêng cần phải hài hòa hóa”.
GS.TS Trần Minh Đạo (Đại học Kinh tế quốc dân) trong bài nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường trong nền kinh tế thị trường Việt Nam” nhấn mạnh: Cho đến thời điểm này, Việt Nam đi theo mô hình kinh tế thị trường là bất di bất dịch và không thể đảo ngược. Tuy nhiên điều này cũng phải “dò đá” hàng chục năm mới đi đến sự dứt khoát, để rồi dần dần có được những quyết sách của lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tiệm cận dần tới chân lý. Quá trình này cũng phải trả một cái giá không nhỏ. Đây cũng chính là điều khác biệt giữa Việt Nam với các nước công nghiệp mới (NICs) và cũng là một trong những nguyên nhân làm cho mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại đi rất chậm chạp và có dấu hiệu bị đe dọa.
TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển cho rằng: Kinh tế thị trường tuy có nhiều mô hình khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc, quy luật phổ quát cần được vận dụng phù hợp với trình độ, điều kiện phát triển của từng nước. Không thể vì tính đặc thù của các mô hình mà làm trái với những nguyên tắc, quy luật phổ quát đó. Một vấn đề có tính phổ quát của nền kinh tế thị trường hiện đại là chế độ sở hữu trong nền kinh tế được xác định với sở hữu tư nhân là phổ biến, là động lực phát triển kinh tế chủ yếu. Kinh tế Nhà nước chỉ tồn tại trong một số lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác không có điều kiện làm hoặc không làm, chủ yếu là trong lĩnh vực công ích. Ở giai đoạn kinh tế còn mới bước đầu phát triển thì kinh tế Nhà nước cần đi đầu trong những ngành và lĩnh vực mới có tác dụng mở đường và lĩnh vực quốc phòng an ninh có những yêu cầu đặc biệt. Nhà nước giảm đến mức tối thiểu chức năng trực tiếp làm kinh tế; tập trung làm chức năng kiến tạo phát triển, phát triển dịch vụ công, hàng hóa công, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội, điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô, bù đắp những hạn chế và khắc phục mặt trái của thị trường.
Phục vụ lợi ích của nhân dân
PGS-TS Nguyễn Văn Nam, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại cho rằng: Thể chế như hiện nay là thị trường nửa vời vì vẫn còn nhiều biện pháp can thiệp hành chính của Nhà nước vào nền kinh tế thị trường. Thế chế ấy sẽ không phát triển được. Chẳng hạn muốn xử lý nợ xấu phải dùng “tiền tươi tóc thật” chứ không phải chuyển nợ xấu từ ngân hàng này sang một đơn vị khác. Chúng ta đã định hướng đúng việc thực hiện thể chế kinh tế thị trường song khi thực hiện còn ngập ngừng, nên cần đẩy mạnh hơn.
Bình luận về việc phát triển nền kinh tế thị trường thời gian qua, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan chia sẻ: Nhìn về pháp luật, Việt Nam đang hình thành hệ thống pháp luật thị trường, nhưng không thể chỉ nhìn vào số văn bản, hay nội dung văn bản mà cần nhìn vào việc thi hành pháp luật. Việt Nam có độ vênh cực lớn giữa nội dung văn bản pháp quy với việc thực hiện. Nếu dùng thước đo cụ thể bằng cảm nhận của DN, thì rõ ràng kinh tế thị trường Việt Nam về mặt pháp luật còn chưa đầy đủ, còn rất nhiều vấn đề. Nếu so với Trung Quốc, kinh tế thị trường Việt Nam không được phát triển bằng.
GS.TS Trần Minh Đạo cho rằng: Phải thực sự xây dựng được một Nhà nước pháp quyền với hệ thống pháp luật hoàn chỉnh. Trên cơ sở đó toàn xã hội phải thượng tôn pháp luật, không có một tổ chức, cá nhân nào đứng ngoài vòng pháp luật và trên luật pháp. Hệ thống luật pháp cũng phải cần được xây dựng phục vụ cho phát triển thể chế kinh tế thị trường, khuyến khích tự do kinh doanh, tự do cạnh tranh, ngăn cản mọi hành vi độc quyền gian dối trong kinh doanh hoặc gian dối trong việc có được những khoản thu không minh bạch.
Ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam góp ý: Việt Nam cần tập trung xây dựng thể chế kinh tế theo hướng đảm bảo quyền sở hữu và thúc đẩy cạnh tranh, khuyến khích đổi mới, sáng tạo, tăng trưởng năng suất và tăng thu nhập. Bên cạnh đó, giảm rủi ro kinh doanh là nhiệm vụ cốt lõi của Nhà nước trong phát triển kinh doanh. Việt Nam cũng cần thay đổi tư duy, nhận thức về vai trò Nhà nước để tạo thuận lợi phát triển kinh doanh phục vụ lợi ích của nhân dân; duy trì các nỗ lực đẩy mạnh cải cách quy định và thủ tục hành chính để giảm chi phí trong kinh doanh như: Đơn giản hóa, tăng cường sử dụng công nghệ thông tin, cải thiện cơ chế đảm bảo nâng cao trách nhiệm của khu vực công.
Ông Raymond Mallon, Cố vấn cao cấp Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam bình luận: Việc chậm chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường là một yếu tố làm tăng trưởng Việt Nam chậm lại. Trong khi những thay đổi về văn bản quy phạm pháp luật và chính sách có thể thực hiện khá nhanh, việc thay đổi các giá trị xã hội và niềm tin cần thiết để thực hiện hiệu quả các chính sách mới và thực thi hiệu quả luật lệ mới cần nhiều thời gian hơn. Điều khiến cho thay đổi thể chế thậm chí nhiều thách thức hơn là vì không thể biết trước cấu trúc thể chế nào là phù hợp nhất cho Việt Nam tại một thời điểm cụ thể nào đó. Các nhà hoạch định chính sách nên tìm hiểu và áp dụng những bài học kinh nghiệm của quốc gia và quốc tế trong quá khứ, nhưng cũng cần chuẩn bị để học hỏi và điều chỉnh mô hình thể chế phù hợp với nhu cầu thực tiễn của Việt Nam với các đặc điểm thể chế riêng biệt về chính trị, kinh tế và xã hội. |
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Lào Cai ủng hộ đồng bào vùng lũ
Cán bộ, công chức Hải quan Quảng Trị quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 1 tháng 9/2024
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics