Kinh tế Việt Nam khấp khởi với các FTA thế hệ mới
Căng thẳng Mỹ- Iran: Nỗi lo nào cho kinh tế Việt Nam? | |
Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam | |
Năm 2019: Bước tiến vững chắc của kinh tế Việt Nam | |
Kinh tế Việt Nam đã tiệm cận những tiêu chuẩn quốc tế |
“Trái ngọt” bước đầu từ CPTPP
Có dịp gặp gỡ, chia sẻ với ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam trong những ngày cuối năm 2019, khi nhắc tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, đặc biệt là CPTPP, ông Giang không giấu được sự phấn khởi. Vị Chủ tịch này cho hay: Trong năm 2019, tỷ trọng XK dệt may vào các thị trường trong khối CPTPP như Australia, Canada, New Zealand… đã gia tăng đáng kể. Trước đây khi chưa có CPTPP, hàng dệt may Việt Nam muốn vào các thị trường này rất khó bởi không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2019, hàng loạt nhà mua đã sang Việt Nam, đặt những đơn hàng cụ thể. “Không chỉ vậy, hiện nay cũng đã bắt đầu có sự chuyển dịch đầu tư từ các nước vào ngành dệt may Việt Nam. Với riêng thị trường Nhật Bản, do Việt Nam và Nhật Bản đã có FTA rồi, có thêm CPTPP càng làm gia tăng thêm động lực XK”, ông Giang hồ hởi nói.
Quả thực, 2019 là một năm rất đặc biệt với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/1. Còn nhớ cách đây gần 10 năm, Việt Nam chính thức tham gia hiệp định (khi đó còn là Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương -TPP). Hiệp định này đã trải qua hơn 40 cuộc đàm phán cả ở cấp kỹ thuật lẫn cấp Bộ trưởng với những đổi thay đáng kể khi Mỹ rút khỏi TPP và TPP đổi tên thành CPTPP. Nói như vậy để thấy rằng, đến được dấu mốc khi CPTPP có hiệu lực vốn không hề giản đơn.
Ấy vậy mà có hiệu lực rồi, Việt Nam cũng vẫn chất chồng những nỗi lo bởi không biết đã đủ đầy sự chuẩn bị để tận dụng tốt cơ hội mở ra hay chưa. Gần một năm qua đi, kết quả phần nào đem lại những phấn khởi, mừng vui. Trong 11 tháng năm 2019, XK sang các thị trường là thành viên CPTPP đạt mức tăng tốt, thể hiện bước đầu tận dụng hiệu quả các cam kết từ hiệp định này để thúc đẩy, đa dạng hoá thị trường XK. Điển hình như, XK sang Canađa đạt 3,5 tỷ USD, tăng 27,2%; XK sang Mexico đạt 2,7 tỷ USD, tăng 29,5%.
Nhìn trên bình diện rộng hơn, vượt khỏi khuôn khổ 1 hiệp định CPTPP, hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam năm 2019 cũng ghi nhận nhiều kết quả tích cực. Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã ký kết 13 FTA và 3 FTA đang trong quá trình đàm phán. Hội nhập sâu rộng vào thương mại quốc tế, “trái ngọt” dễ thấy là hàng hóa XK có khả năng cạnh tranh tốt hơn so với nhiều nhà cung cấp khác nhờ hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ. Hàng Việt đã vững bước tiến sâu hơn vào các thị trường mà Việt Nam có FTA, dần khẳng định vị thế của mình. Điển hình có thể kể đến như, 11 tháng năm 2019, Việt Nam xuất siêu mức kỷ lục là 9,12 tỷ USD. Tất cả các nhóm thị trường mà Việt Nam có ký kết FTA và đang thực thi đều ghi nhận tăng trưởng tốt. Cụ thể, XK sang Nhật Bản tăng 7,6%; XK sang Hàn Quốc tăng 10,1%; XK sang ASEAN tăng 2,5%; XK sang Nga tăng 9,1%...
Khấp khởi đợi chờ EVFTA
Bên cạnh CPTPP chính thức có hiệu lực, sẽ là thiếu sót nếu phác họa “bức tranh” hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam trong năm 2019 mà không nhắc tới EVFTA đã được ký kết vào ngày 30/6/2019 sau bao thời gian nỗ lực, đợi chờ.
Nói về EVFTA, vị “tư lệnh” ngành Công Thương Trần Tuấn Anh không giấu được nét mừng vui. Nhận định đây là hiệp định có vai trò rất quan trọng, có tiêu chuẩn cao và mang tính toàn diện, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, việc ký kết EVFTA sẽ giúp nâng cao đáng kể vị thế của Việt Nam. Đối với XK, EVFTA sẽ là cú hích rất lớn giúp Việt Nam đa dạng hóa thị trường và mặt hàng XK, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh.
Đứng ở góc độ lãnh đạo một DN dệt may, đồng thời là người dành nhiều tâm tư cho phát triển ngành dệt may nói chung, ông Vũ Đức Giang chia sẻ đặt nhiều hy vọng, chờ mong vào EVFTA khi hiệp định này khả năng cao có hiệu lực vào đầu năm 2020. Trong câu chuyện vui vẻ nhìn lại cả năm 2019 và hướng tới năm 2020, khi phóng viên Báo Hải quan hỏi rằng, DN dệt may có tự tin tận dụng tốt cơ hội từ EVFTA hay không, ông Vũ Đức Giang không ngần ngại khẳng định: “DN dệt may kỳ vọng, mong chờ rất lớn vào EVFTA với tự tin 100% sẽ chinh phục tốt hơn thị trường này. Đó là bởi, đây là thị trường truyền thống của dệt may Việt Nam. Hai bên có quá trình hiểu biết, chia sẻ lẫn nhau. Hiện nay, hàng loạt nhà máy cũng đã đầu tư vào sản xuất vải, sợi, khâu dệt… để có thể đón đầu, đợi chờ EVFTA. Các vấn đề về nguồn cung thiếu hụt đã và đang có những giải pháp tháo gỡ nhằm đáp ứng được yêu cầu từ thị trường EU”.
Khi nhắc tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt là với CPTPP và EVFTA, không ít vị chuyên gia bày tỏ nghĩ suy, đây là những FTA thế hệ mới có tác động trực tiếp, mạnh mẽ tới nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam. Rồi đây, khi DN XK không còn xa lạ với CPTPP và cũng bắt kịp cơ hội từ EVFTA, hàng Việt còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần tại “chợ quốc tế”. Tuy nhiên, muốn nhận nhiều “trái ngọt”, điều mấu chốt là không ngừng nghỉ quá trình “chăm bón, vun trồng”.
Thời gian tới, để không bỏ lỡ những cơ hội đem lại từ các FTA, Bộ Công Thương xác định sẽ đẩy mạnh phổ biến, hướng dẫn DN và người dân nhận diện cơ hội và thách thức của CPTPP, EVFTA và các FTA mà Việt Nam đã và sẽ chuẩn bị ký kết, tham gia. “Trọng tâm Bộ Công Thương đặt ra là phối hợp cùng cộng đồng DN, người dân, các bên liên quan… nỗ lực sớm đưa EVFTA vào thực thi. Chính phủ Việt Nam và EU cũng như các đối tác của EU sẽ có chương trình cụ thể để không chỉ tổ chức giám sát, triển khai thực hiện EVFTA một cách đầy đủ, kịp thời mà còn tiếp tục tăng cường năng lực, thể chế cũng như cơ hội, tạo nên tương tác ngày càng thuận lợi hơn giữa đôi bên”, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, là người trực tiếp tham gia quá trình chuẩn bị, đàm phán nhiều FTA, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) bày tỏ: Tận dụng cơ hội mà các FTA đem lại, những nỗ lực từ phía cơ quan quản lý nhà nước là chưa đủ, sự chủ động từ phía DN đóng vai trò vô cùng quan trọng. “Ví dụ với CPTPP, khi XK mặt hàng quần áo sang thị trường trong khối CPTPP là Canada, DN phải tìm hiểu xem mặt hàng XK vào thị trường Canada có được hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Với cơ sở hiện tại, nguồn vải nhập hiện tại…, DN phải làm gì để được hưởng thuế suất ưu đãi đó? Nếu gặp khó khăn, vướng mắc, DN có thể liên hệ trực tiếp với đoàn đám phán để nhận được câu trả lời”, ông Khanh nói.
Năm 2019 đã khép lại với những kết quả đáng khích lệ trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Năm 2020 mở ra ngay từ những tháng ngày đầu tiên lại chứa đựng biết bao khấp khởi, mong chờ. Tin chắc rằng, với sự chủ động, nỗ lực chuẩn bị đến từ cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn cộng đồng DN, việc triển khai, tận dụng các FTA trong thời gian tới sẽ thu về vô số kết quả khả quan. Hàng hóa Việt Nam nhờ đó cũng dần định hình, định danh rạng rỡ hơn trên “bản đồ” thương mại quốc tế.
Tin liên quan
Vinamilk khẳng định thương hiệu sữa Việt trên thị trường quốc tế
09:10 | 05/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tiền đề để Việt Nam trở thành “con hổ kinh tế châu Á”
21:51 | 31/08/2024 Kinh tế
Tác động của các FTA đến thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giai đoạn 2011-2023
20:52 | 17/08/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Sầu riêng đông lạnh - dư địa tăng trưởng mới của ngành sầu riêng
07:40 | 08/09/2024 Kinh tế
Phó Thống đốc NHNN: Tăng trưởng tín dụng năm 2024 có khả năng đạt 15%
20:09 | 07/09/2024 Kinh tế
Vì sao trúng đấu giá đất cao gấp nhiều lần giá khởi điểm?
19:50 | 07/09/2024 Kinh tế
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đẩy mạnh liên kết vùng để đưa hàng hóa ĐBSCL vươn xa
19:44 | 06/09/2024 Kinh tế
Tăng tốc phát triển du lịch bền vững thông qua ESG
19:29 | 06/09/2024 Kinh tế
Bảo đảm nguồn cung hàng hóa tại các địa phương chịu ảnh hưởng của bão số 3
19:23 | 06/09/2024 Kinh tế
Nhiều tín hiệu tốt cho doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu thủy sản
14:51 | 06/09/2024 Xuất nhập khẩu
Việt Nam xuất siêu 19,07 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm
14:12 | 06/09/2024 Kinh tế
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2024 ước đạt 526,6 nghìn tỷ đồng
10:34 | 06/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 473 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/8
09:25 | 06/09/2024 Infographics
Huy động tài chính cho chuỗi giá trị lúa gạo phát thải thấp
07:47 | 06/09/2024 Kinh tế
Dư nợ cho vay nhà ở xã hội tại TPHCM tăng trưởng 78%
19:12 | 05/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Sôi nổi Hội thao của 5 Cục Hải quan Cụm thi đua số 1
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
Khẩn trương cấp điện trở lại khi bão Yagi đi qua
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão số 3
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Khẩn trương giúp người dân ảnh hưởng bão số 3 vượt khó
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Hải quan
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics