Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây đã đưa ra con số thiệt hại 40.000 tỷ đồng do cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra, khiến GDP năm 2024 có thể thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó. Ông đánh giá như thế nào về con số này và Việt Nam cần triển khai các giải pháp gì để nhanh chóng khắc phục những tác động đến tăng trưởng kinh tế trong năm 2024?
Theo tôi Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn khắc phục hậu quả sau bão nên con số ước tính thiệt hại có thể chưa phải số liệu cuối cùng bởi bên cạnh thiệt hại về người, cơn bão cũng gây thiệt hại về tài sản hiện hữu và thu nhập trong tương lai của người dân. Việc cần làm ngay lúc này là cứu trợ khẩn cấp cho người dân bị ảnh hưởng, nỗ lực tái thiết, hỗ trợ sản xuất kinh doanh phục hồi sau bão. Ảnh hưởng cuối cùng tới tăng trưởng như thế nào sẽ phụ thuộc vào nỗ lực tái thiết của Chính phủ.
Báo cáo mới nhất của Ngân hàng UOB (Singapore) về tình hình kinh tế quý 3/2024 nhận định, đà tăng trưởng của Việt Nam bị ảnh hưởng bởi tình hình thiên tai khắc nghiệt. Theo đó, ảnh hưởng từ cơn bão Yagi đến triển vọng tăng trưởng trong năm 2024 sẽ được cảm nhận rõ hơn vào cuối quý 3/2024 và đầu quý 4/2024. Các chuyên gia của UOB cho rằng, tác động này sẽ thể hiện qua việc sản lượng sụt giảm và các cơ sở bị hư hỏng ở nhiều lĩnh vực như sản xuất, nông nghiệp và các dịch vụ ở các tỉnh, thành phía Bắc. Tuy nhiên, ngoài những gián đoạn tạm thời này, các yếu tố cơ bản dài hạn vẫn khá vững chắc. Đối với quý 3/2024, UOB dự báo tốc độ tăng trưởng chậm lại ở mức 5,7% (giảm so với mức 6,0% trước đó) và đối với quý 4/2024 là 5,2% (giảm so với mức 5,4%). Do đó, dự báo tăng trưởng cả năm cho năm 2024 được hạ xuống còn 5,9% (giảm khoảng 0,1% so với dự báo trước đó là 6%). |
Liên quan đến cứu trợ khẩn cấp sau thiên tai, Việt Nam đã hỗ trợ 350 tỷ đồng tới các địa phương, bên cạnh đó là nguồn lực đóng góp từ toàn dân và hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế. Về dài hạn, Chính phủ cũng đã đưa ra các biện pháp khôi phục sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, theo tôi, một yếu tố hỗ trợ rất lớn trong việc tái thiết sau bão lũ nhưng ít được nhắc tới, đó là bảo hiểm.
Theo thông lệ trên thế giới, nguồn lực đóng góp cho tái thiết đầu tiên là bảo hiểm. Ví dụ, ở Mỹ, cơn bão Katrina (năm 2005) đã gây thiệt hại 120 tỷ USD, riêng đóng góp của các loại bảo hiểm do bị ảnh hưởng bởi thiên tai là hơn 40 tỷ USD, khoản tiền này cũng đóng góp trực tiếp vào quá trình phục hồi tài sản và thu nhập của những người bị ảnh hưởng do bão.
Do đó, tôi cho rằng cơ chế phục hồi tốt nhất trong ngắn và trung hạn là dựa vào bảo hiểm và dựa vào hỗ trợ từ ngân sách. Cụ thể, vốn đầu tư công sẽ giúp phục hồi các cơ sở hạ tầng bị ảnh hưởng sau thiên tai, tiếp đến là các chương trình hỗ trợ về sản xuất nông nghiệp như hỗ trợ phục hồi trên đồng ruộng, hỗ trợ giống và nguyên liệu sản xuất vụ sau để người dân sớm phục hồi sản xuất…
Về mức ảnh hưởng của bão Yagi và hoàn lưu sau bão có thể khiến GDP năm 2024 thấp hơn 0,15% so với kịch bản trước đó, thoạt nghe có vẻ thấp, nhưng đây cũng là con số cuối cùng sau khi đã tính đến những nỗ lực tái thiết, khắc phục sau bão để đóng góp bù lại vào con số tăng trưởng.
Mới đây Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã quyết định cắt giảm lãi suất 0,5%, đồng thời tuyên bố sẽ tiếp tục tiến trình hạ lãi suất (dự kiến giảm thêm 0,5% nữa từ nay đến hết năm 2024). Theo ông động thái này của FED sẽ tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới?
Tôi cho rằng tác động của mỗi lần FED cắt giảm lãi suất tới tăng trưởng của Việt Nam là không nhiều, đây chỉ được coi là một trong rất nhiều yếu tố bất định có thể tác động đến kinh tế Việt Nam. Nếu so sánh giữa việc FED cắt giảm 0,5% lãi suất thì một số bất định từ kết quả bầu cử Mỹ sắp tới được dự báo sẽ có tác động nhiều hơn đến xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ.
Tuy nhiên, bên cạnh việc giảm 0,5% lãi suất vào tháng 9, dự báo sẽ có 2 lần cắt giảm nữa trong những tháng còn lại của năm, mỗi lần giảm 0,25%, điều này cho thấy “sức khỏe” của nền kinh tế Mỹ đang gặp nhiều khó khăn, giảm nhu cầu tiêu dùng trong đó sẽ bao gồm cả hàng “Made in Vietnam”. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến những rủi ro cho xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ trong thời gian tới.
Cùng với những rủi ro hiện hữu, ông dự báo như thế nào về mức tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2024?
Có một số rủi ro có thể làm chậm đà tăng trưởng của Việt Nam. Cụ thể, nhu cầu từ bên ngoài tại một số nền kinh tế lớn vẫn yếu, trong khi căng thẳng địa chính trị, xu hướng bảo hộ gia tăng và những bất ổn liên quan tới cuộc bầu cử tại Mỹ trong tháng 11 có thể khiến thương mại bị phân mảnh, ảnh hưởng tiêu cực tới xuất khẩu, hoạt động sản xuất và việc làm.
Bên cạnh đó, triển vọng kinh tế thế giới phục hồi chậm có thể tiếp tục hạn chế nhu cầu, ảnh hưởng bất lợi đến xuất khẩu, hoạt động sản xuất và việc làm. Xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng tăng do dịch chuyển thương mại từ việc tái cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu đối với các sản phẩm như hàng may mặc, dệt may và điện tử, cũng như rủi ro từ căng thẳng địa chính trị leo thang và chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng. Ngoài ra, các hiện tượng liên quan đến thời tiết và tác động của biến đổi khí hậu cũng là một trong những rủi ro trong ngắn hạn của nền kinh tế Việt Nam.
Về tăng trưởng kinh tế trong 2024, chúng tôi vẫn đưa ra các dự báo tích cực cho Việt Nam, với tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam đã có sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2024 và sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng, bất chấp những bất ổn trên toàn cầu. Sự phục hồi ổn định đạt được do sản xuất công nghiệp cải thiện và thương mại gia tăng mạnh mẽ.
Để duy trì đà tăng trưởng trong năm 2024 và 2025, việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô với sự kết hợp cân bằng hơn các chính sách tiền tệ và tài khóa là hết sức quan trọng, đi kèm với các cải cách quản lý nhà nước toàn diện. Cầu bên ngoài yếu hơn kỳ vọng đòi hỏi tiếp tục các biện pháp chính sách để thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhằm kích thích cầu nội địa.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
ADB nhận định gì về tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024?
14:06 | 25/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
FED cắt giảm lãi suất- cơ hội tốt cho xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam
07:35 | 24/09/2024 Kinh tế
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
19:45 | 26/09/2024 Kinh tế
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
19:44 | 26/09/2024 Kinh tế
Chung sức hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển bền vững
16:03 | 26/09/2024 Kinh tế
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo
15:59 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Bến Tre: Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững
14:49 | 26/09/2024 Kinh tế
TPHCM tổ chức 19 phiên livestream kết nối cung cầu hàng hóa của 45 tỉnh, thành phố
14:38 | 26/09/2024 Kinh tế
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng
09:44 | 26/09/2024 Xuất nhập khẩu
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
20:15 | 25/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng
16:00 | 25/09/2024 Infographics
bawns cas h5
Tin mới
Kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform