Lấy lại đà cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách về cơ cấu lại DNNN để đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN. Ảnh: ST |
Cổ phần hóa được 180 doanh nghiệp
Về tình hình cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, số liệu của Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính cho thấy, lũy kế giai đoạn 2016 – 2020, đã có 180 doanh nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa với tổng giá trị doanh nghiệp là 489.690 tỷ đồng, trong đó giá trị vốn nhà nước là 233.792 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong 180 doanh nghiệp đã cổ phần hóa chỉ có 39/128 doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc danh mục cổ phần hóa theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt (đạt 30% kế hoạch). Số doanh nghiệp chưa hoàn thành cổ phần hóa theo kế hoạch là 89 doanh nghiệp, trong đó những đơn vị còn nhiều đơn vị lớn như: Hà Nội, TPHCM, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Xây dựng.
Để đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn thời gian tới, Bộ Tài chính đã đề ra nhiều giải pháp như: Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2021 - 2025; Xử lý dứt điểm các dự án thua lỗ, kém hiệu quả của giai đoạn 2011- 2020; Tiếp tục đẩy mạnh, phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành việc sắp xếp, cơ cấu lại các DNNN theo hình thức chủ yếu là cổ phần hóa, thoái vốn các DNNN, đảm bảo công khai, minh bạch, đem lại hiệu quả cao nhất cho nhà nước; Củng cố mô hình cơ quan đại diện chủ sở hữu để đáp ứng yêu cầu đổi mới, cơ cấu lại của các DNNN... |
Đối với thoái vốn, lũy kế tổng số thoái vốn giai đoạn 2016 – 2020 đã thoái 27.312 tỷ đồng, thu về 177.397 tỷ đồng, gấp 6,5 lần giá trị sổ sách, (cao hơn so với giai đoạn 2011 – 2015 cả về giá trị và hiệu quả thoái vốn), trong đó bao gồm số thoái vốn của SCIC tại 136 doanh nghiệp (giá vốn 6.758 tỷ đồng, thu về 37.185 tỷ đồng). Có nhiều thương vụ thoái vốn đạt hiệu quả cao như SCIC thoái vốn tại Vinamilk, Bộ Công Thương thoái vốn tại Sabeco. Riêng trong tháng 1/2021 đã thu về 2.100 tỷ đồng từ thoái vốn.
Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, trong giai đoạn 2016-2020, hệ thống các cơ chế chính sách pháp luật phục vụ quá trình cơ cấu lại DNNN đã được ban hành đầy đủ, đồng thời tiếp tục được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện, đảm bảo chặt chẽ hơn, công khai minh bạch. Cả giai đoạn 2016 – 2020, các bộ, ngành đã xây dựng, trình Chính phủ đã ban hành 30 Nghị định, 3 Nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ ban hành 5 Quyết định, các bộ đã ban hành 19 Thông tư về cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.
Tuy nhiên, những tồn tại liên quan đến cơ chế chính sách vẫn là rào cản làm chậm tiến trình cổ phần hóa. Theo Cục Tài chính doanh nghiệp, một số cơ chế, chính sách là nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 – 2020 được ban hành, sửa đổi, hoàn thiện theo hướng chặt chẽ hơn, đảm bảo đầy đủ thủ tục, cơ sở pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai khi cổ phần hóa, thoái vốn, do đó việc rà soát, phê duyệt phương án sử dụng đất của doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa phải thực hiện nhiều quy trình, thủ tục mất nhiều thời gian do lịch sử pháp lý đất đai phức tạp. Chưa kể, đa số các DN không chủ động triển khai các chính sách của nhà nước, đến khi phải thực hiện cổ phần hóa mới bắt đầu thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, từ đó ảnh hưởng đến tiến độ cổ phần hóa. Luật Quản lý, sử dụng tài sản công được ban hành, song các văn bản hướng dẫn thi hành Luật còn bất cập, chưa cụ thể nên ảnh hưởng đến việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công...
Về nguyên nhân cổ phần hóa chậm, ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban, Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp cho biết, một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và DNNN chưa nghiêm túc, quyết liệt trong chỉ đạo và triển khai thực hiện; chưa chủ động theo thẩm quyền hoặc tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ để tháo gỡ các vướng mắc, bất cập.
Cần có danh sách ưu tiên cổ phần hóa
Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính, để đẩy nhanh cổ phần hóa trong giai đoạn 2021 -2025, điều quan trọng trước hết là mỗi bộ, ngành dưới sự chỉ đạo của Chính phủ cần phải xem xét danh sách ưu tiên cổ phần hóa, cụ thể là DN nào nên đẩy mạnh cổ phần hóa trong từng thời kỳ, có lộ trình, bước công việc cụ thể cho quá trình cổ phần hóa các DN, từ đó có sự chỉ đạo tập trung trong cổ phần hóa, thoái vốn ở các DN này. Có như vậy mới tập trung được lực lượng để thẩm định, kiểm tra, giám sát, tránh sơ suất do định giá và các vấn đề khác làm ảnh hưởng. “Bên cạnh đó, phải quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, ngành đối với việc cổ phần hóa các DN trong ngành. Đối với các DN đã được đưa vào danh sách cổ phần hóa, có lịch trình, thời gian thì phải quy trách nhiệm cho lãnh đạo DN. Nếu không thực hiện được lịch trình quy định thì phải cụ thể trách nhiệm về sự chậm trễ này”, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh đề xuất.
Về định hướng cơ cấu lại DNNN thời gian tới, ông Nguyễn Hồng Long cho rằng, cần đẩy mạnh cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn; nâng cao hiệu quả hoạt động, sử dụng vốn DNNN. Thu hẹp diện doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, chỉ giữ mô hình công ty TNHH MTV 100% vốn nhà nước đối với một số DNNN thuần túy cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích và khó thu hút đầu tư bên ngoài. Đồng thời, đổi mới cách thức thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn DNNN, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu và giá trị truyền thống của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tin liên quan
Hoàn thành phê duyệt tái cơ cấu, sắp xếp Vinapaco và Vinacafe trước 31/10
10:48 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
08:38 | 09/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật để phát huy tính tự chủ, doanh nghiệp nhà nước cũng muốn "quyền tự quyết"
20:02 | 22/08/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics