Liệu có “phá giá” tiền đồng?
Tỷ giá VND và USD sẽ biến động trong tầm kiểm soát của NHNN. Ảnh: ST |
Ảnh hưởng nhất định
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã và đang gây ảnh hưởng rất lớn không chỉ tới nền kinh tế mà cả thị trường tiền tệ, tài chính thế giới. Hiện, chỉ số USD Index (chỉ số đo lường sức mạnh của đồng USD với 6 loại tiền tệ chủ chốt thế giới) đã tăng lên mức gần 98 điểm, gần sát ngưỡng “đỉnh” 98,32 hồi cuối tháng 4 vừa qua. Trong khi đó, phía đồng Nhân dân tệ (CNY) của Trung Quốc đã có mức phá giá lên tới 0,6%, hiện ở quanh mức 6,9 điểm so với USD.
Phân tích về diễn biến trên, chuyên gia tài chính – ngân hàng TS.Nguyễn Trí Hiếu cho hay, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra khiến Trung Quốc phải phá giá đồng Nhân dân tệ (CNY) để đối phó, hiện so với đồng USD, đồng CNY của Trung Quốc đang mất giá ở ngưỡng 6,9 điểm, trong khi ngưỡng 7 điểm là “báo động đỏ” cho các nền kinh tế, nhất là Việt Nam. Bởi hiện nay, hàng hóa Trung Quốc nhập vào Việt Nam với số lượng nhiều, CNY mất giá càng lớn thì hàng hóa càng rẻ, điều này sẽ gây tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc, hàng hóa trong nước chịu sự cạnh tranh rất lớn. “Vì thế, tiền đồng đứng trước bài toán có 2 lựa chọn. Thứ nhất là giữ giá để ổn định thị trường, phần nào kiềm chế lạm phát. Thứ hai là mất giá so với USD để bảo đảm giá trị hàng hóa, tránh nhập siêu”, TS. Hiếu nêu rõ.
Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế PGS.TS. Ngô Trí Long cho rằng, Việt Nam đang chịu sức ép từ cả hai luồng nếu giữ giá và phá giá. Theo đó, nếu Việt Nam phá giá tiền đồng quá mức sẽ gây hệ lụy lớn tới nền kinh tế vĩ mô. Nhưng nếu cứ giữ nguyên giá trị tiền đồng thì cũng không theo được tốc độ phá giá của đồng CNY và các loại ngoại tệ khác, bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu trong nước.
Biến động nhất thời
Mặc dù liên tục phát đi thông cáo sẽ giữ ổn định tỷ giá, nhưng theo dõi tình hình tỷ giá từ giữa tháng 4 đến nay, có thể thấy tỷ giá tại các ngân hàng thương mại liên tục “trồi sụt” và đang neo ở mức khá cao. Cùng với đà tăng của tỷ giá trung tâm, tỷ giá tại các ngân hàng thương mại cũng liên tục thay đổi, nhiều thời điểm tăng giảm trong biên độ mạnh. Hiện, tỷ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố đã vượt mức trên 23.000 VND/USD, các ngân hàng thương mại cũng đang niêm yết tỷ giá quanh mốc 23.330-23.450 VND/USD (mua vào – bán ra), tăng tới hơn 500 đồng cho mỗi USD ở cả hai chiều, tương đương tăng khoảng 2,3% so với giá niêm yết vào đầu năm 2019.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tỷ giá trong năm 2019 vẫn sẽ chỉ mất giá cao nhất trong khoảng 3%. Theo TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính, hiện cung cầu ngoại tệ trong nước vẫn ổn định, NHNN cũng có chủ trương ổn định tỷ giá nên tỷ giá tại các ngân hàng không tăng mạnh, mà "rập rình" lúc tăng lúc giảm. Do vậy, biến động này sẽ không kéo dài, mức độ biến động tỷ giá sẽ ở trong biên độ cho phép. PGS.TS. Ngô Trí Long cho biết thêm, NHNN đã mua một lượng lớn ngoại tệ nên có thể sẽ tung ra vào thời điểm thích hợp để giữ tỷ giá biến động trong biên độ cho phép. Ngoài ra, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN hiện nay đã linh hoạt theo tín hiệu thị trường nên tiền đồng sẽ không thể phá giá quá cao, vẫn trong tầm kiểm soát của NHNN; những biến động thời gian qua sẽ chỉ là nhất thời, không lâu dài.
Rõ ràng, các chuyên gia cũng như doanh nghiệp hoàn toàn có quyền lạc quan và tin tưởng vào khả năng điều hành tỷ giá của cơ quan quản lý. Hiện chính sách tỷ giá trung tâm đã rất linh hoạt, điều chỉnh hàng ngày với biên độ ±3% đã giúp đảm bảo để tỷ giá VND/USD liên ngân hàng không có những biến động gây sốc. Hơn nữa, trong nhiều năm qua, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam luôn ở mức cao, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được giải ngân cũng luôn đạt con số “khủng”, “kỷ lục”, cùng với nhiều thương vụ bán vốn tại các doanh nghiệp nhà nước cho các nhà đầu tư nước ngoài… đã cung cấp một lượng lớn ngoại tệ cho nền kinh tế. Về dự trữ ngoại hối, theo NHNN, đến cuối quý I/2019, con số này đã lên mức 65,5 tỷ USD, có thể đủ sức chống chịu với mọi diễn biến của chính sách tiền tệ thế giới.
Nói thêm về vấn đề này, TS.Nguyễn Trí Hiếu cho hay, NHNN đang để tỷ giá biến động theo hướng tăng lên không chỉ hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu mà còn giúp giảm nguy cơ đầu cơ. Bởi tỷ giá VND và USD cứ neo ở mức thấp sẽ khiến giới đầu cơ lợi dụng, khiến USD chảy sang thị trường khác để thu lợi. Bên cạnh đó, với mục tiêu kiểm soát lạm phát, TS. Hiếu cho rằng, việc tỷ giá tăng có thể ảnh hưởng trong một mức độ nhất định, nhưng xét trong bối cảnh chung của toàn nền kinh tế, việc duy trì chính sách tiền đồng ổn định theo xu thế thị trường là cần thiết, nên điều này cần tới sự điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa nhịp nhàng, phù hợp. Ngoài ra, vị này cho rằng, NHNN có thể dùng lãi suất tiết kiệm VND để tránh việc rút tiền mua USD kiếm lời và hạn chế cho vay ngoại tệ, nhu cầu USD giảm sẽ giúp tỷ giá không quá "nóng".
Ngoài ra, trong thông báo mới nhất được đại diện NHNN phát đi thì NHNN khẳng định sẽ sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp với tỷ giá bán phù hợp để bình ổn thị trường, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, ông Phạm Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ, NHNN cho biết qua theo dõi của NHNN, mặc dù tâm lý thị trường có lo lắng nhưng thanh khoản thị trường vẫn được đảm bảo ổn định, cân đối cung cầu ngoại tệ tổng thể về cơ bản vẫn tương đối thuận, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng đầy đủ, kịp thời.
Tin liên quan
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform