Lựa chọn sách giáo khoa mới: Nhiều địa phương đã sẵn sàng
Sách giáo khoa lớp 1 mới sẽ được triển khai ở trường học trong năm học 2020-2021. Ảnh: ĐH. |
Chủ động tham khảo ý kiến nhiều bên
Năm học 2018-2019, UBND tỉnh Nghệ An đã cấp ngân sách lên đến 720 tỷ đồng cho các trường học trên địa bàn tỉnh để mua sắm thiết bị, cơ sở vật chất chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới trong năm học tới. Cùng với đó, công tác bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên theo chương trình mới cũng đang được triển khai, dự kiến kết thúc trong tháng 12/2019.
Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An cho biết: “Tỉnh Nghệ An có nhiều huyện miền núi, do đó, chúng tôi không thực hiện bồi dưỡng những cán bộ cốt cán mà thực hiện tập huấn cho tất cả cán bộ quản lí giáo dục trên địa bàn. Đồng thời, chúng tôi cũng yêu cầu các lãnh đạo của các trường tiểu học thực hiện phân công giáo viên chủ nhiệm lớp 1 năm học 2020-2021 sớm và lên danh sách những giáo viên này để thực hiện bồi dưỡng”. Theo ông Thành, tỉnh Nghệ An đã phối hợp với trường Đại học Vinh để thực hiện bồi dưỡng, tập huấn cho 2.344 giáo viên lớp 1 của năm học 2020-2021.
Còn việc lựa chọn sách giáo khoa, ông Thái Văn Thành cho rằng, đối với Chương trình Giáo dục phổ thông mới SGK không còn là pháp lệnh mà chỉ là tài liệu học tập và giảng dạy của giáo viên. SGK cũng chỉ là một phần trong Chương trình Giáo dục phổ thông. “Tôi cũng kiến nghị với Bộ GD&ĐT, khi Bộ ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK cần phải đưa ra các tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Sau đó, các địa phương sẽ căn cứ vào tiêu chí đó và dựa trên tình hình thực tế để xây dựng bộ tiêu chí lựa chọn SGK phù hợp với địa phương mình”.
Ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD&ĐT Bình Thuận cho biết, địa phương đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ giáo viên để sẵn sàng triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020-2021. Đối với việc lựa chọn SGK theo chương trình mới, lãnh đạo Sở GD&ĐT Bình Thuận khẳng định: “Chúng tôi sẽ thực hiện theo đúng sự chỉ đạo và hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Hiện tại địa phương cũng đang chờ Bộ GD&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn lựa chọn SGK mới”.
Ông Thái cũng thông tin: “Các danh mục SGK do Bộ GD&ĐT phê duyệt cũng mới chỉ được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện chúng tôi chưa được tiếp cận với những bộ SGK mới. Khi nào được tiếp cận với những bộ SGK lớp 1 mới chúng tôi sẽ có kế hoạch lựa chọn sách phù hợp. Tuy nhiên, việc lựa chọn SGK phải tham khảo ý kiến phụ huynh và giáo viên để lựa chọn ra bộ sách phù hợp nhất”.
Theo ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, việc lựa chọn các bộ sách để sử dụng trong các trường phổ thông phải tuân thủ các quy định của Bộ GD&ĐT, phù hợp với từng địa phương; tổ chức lựa chọn SGK công khai minh bạch, có tham khảo ý kiến của các cơ sở giáo dục phổ thông; SGK được lựa chọn phù hợp với điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội trong toàn TP Hà Nội, sử dụng ổn định, tránh lãng phí. Cùng với nguyên tắc trên, việc lựa chọn sách phải đảm bảo các yêu cầu sau: Chọn đủ SGK cho các môn học, hoạt động giáo dục ở các khối lớp; phù hợp với việc dạy và học của giáo viên và học sinh địa phương; bảo đảm nguồn cung ứng SGK được lựa chọn theo nhu cầu của học sinh và các cơ sở giáo dục phổ thông; bảo đảm cung cấp đúng thời điểm và có giá bán hợp lí. Trong thời gian tới, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu cho UBND TP thành lập Hội đồng lựa chọn SGK, Ban môn học; tham mưu xây dựng tiêu chí lựa chọn SGK cho Hội đồng thẩm định lựa chọn SGK và Ban môn học. Sở GD&ĐT cũng chỉ đạo các Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã trên địa bàn, các cơ sở giáo dục phổ thông tổ chức lấy ý kiến, đề xuất việc lựa chọn SGK môn học, hoạt động giáo dục.
Tiêu chí là đảm bảo quyền lợi của học sinh
Bộ GD&ĐT vừa ban hành dự thảo Thông tư hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Theo dự thảo này, các trường sẽ thành lập hội đồng chọn sách giáo khoa mới dựa trên ý kiến giáo viên, phụ huynh, công bố kết quả trước năm học 2020-2021 ít nhất 5 tháng. Dù vậy, dư luận vẫn còn những ý kiến lo ngại lợi ích nhóm hay sự đạo “ngầm” của lãnh đạo địa phương trong việc lựa chọn SGK.
Từ những ý kiến nêu trên, trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, ông Thái Văn Thành khẳng định: “Không có chuyện lợi ích nhóm trong việc lựa chọn SGK ở các địa phương. Tất cả các địa phương lựa chọn SGK dựa trên những quy định và hướng dẫn cụ thể của Bộ GD&ĐT. Bộ GD&ĐT xây dựng các tiêu chí lựa chọn SGK rõ ràng, từ đó các giáo viên và phụ huynh sẽ lựa chọn được những bộ SGK phù hợp nhất. Tất cả tiêu chí, quy trình lựa chọn SGK đều phải đảm bảo quyền lợi cho học sinh”.
Trước những lo ngại của xã hội, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Trung học (Bộ GD&ĐT) khẳng định: "Bộ GD&ĐT quy định cơ sở giáo dục phổ thông là đơn vị được quyền lựa chọn SGK. Bộ GD&ĐT cũng có quy định việc thành lập hội đồng đồng lựa chọn SGK theo từng môn học, từng hoạt động giáo dục cụ thể ở từng cấp học nên không có chuyện lợi ích nhóm trong việc lựa chọn SGK”. Đại diện Bộ GD&ĐT cũng cho biết, Bộ sẽ triển khai công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn các địa phương, các nhà xuất bản thực hiện tốt các khâu lựa chọn SGK lớp 1, tổ chức tập huấn sử dụng SGK theo Chương trình Giáo dục phổ thông, thực hiện việc in và phát SGK đảm bảo đủ số lượng, kịp thời về tiến độ thời gian cho năm học 2020-2021 và các năm học tiếp theo.
Bộ đang xây dựng thông tư hướng dẫn Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư Hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông. Theo đó, SGK được lựa chọn phải thuộc danh mục đã được Bộ trưởng GD&ĐT phê duyệt và mỗi môn học chỉ được dùng một sách. Việc chọn sách giáo khoa cần phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương và điều kiện tổ chức dạy, học tại cơ sở giáo dục. Các Phòng, Sở GD&ĐT có trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc tổ chức lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục phổ thông thuộc thẩm quyền quản lý, sau đó tổng hợp và báo cáo công khai kết quả. Hội đồng lựa chọn SGK được thành lập bởi Chủ tịch là người đứng đầu trường học, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên dạy các môn học, đại diện Ban đại diện cha mẹ học sinh trường. Mỗi trường tiểu học, THCS, THPT thành lập một hội đồng, đối với trường có nhiều cấp học, mỗi cấp thành lập một hội đồng. Số lượng thành viên của hội đồng là lẻ, tối thiểu 11 người, trong đó ít nhất 2/3 là giáo viên và những người có chuyên môn. Người đã tham gia biên soạn, thẩm định sách giáo khoa không được tham gia hội đồng chọn sách. |
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform