Lựa chọn thời điểm điều chỉnh giá phù hợp để kiểm soát lạm phát
TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế - Tài chính (Học viện Tài chính). |
Giá cả thị trường của một số mặt hàng những tháng đầu năm có xu hướng tăng, liệu đây có thành xu hướng cho cả năm 2024 hay không, thưa ông?
Công tác quản lý, điều hành giá, kiểm soát lạm phát những tháng đầu năm tiếp tục đối mặt với nhiều áp lực từ kinh tế bên ngoài. Thị trường trong nước có xu hướng tăng do nhu cầu tăng vào các dịp lễ tết, tương tự các năm trước. Tuy nhiên, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hay kiểm soát lạm phát những tháng qua vẫn ở mức dưới mục tiêu đề ra khi bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81% - cách xa mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức dưới 4,5%.
Theo tôi, tình hình giá cả thị trường ở xu hướng tăng trong 6 tháng đầu năm và sẽ giảm dần vào 6 tháng cuối năm khi không còn hiệu ứng từ tăng giá một số mặt hàng thiết yếu. Cùng với đó, tình hình kinh tế Mỹ nếu rơi vào suy thoái thì giá dầu sẽ giảm mạnh, tỷ giá cũng đi xuống… từ đó giảm áp lực lên kiểm soát lạm phát trong nước. Nếu như hồi đầu năm, tôi có dự báo CPI sẽ tăng trung bình 3% (±0,5%) trong năm 2024, đến thời điểm này tôi vẫn dự báo ở mức 3-3,5% trung bình cả năm 2024 – không có sự thay đổi nhiều so với trước.
Trên cơ sở các mục tiêu và đánh giá tác động, Bộ Tài chính cập nhật 3 kịch bản điều hành giá, tương ứng dự báo CPI bình quân năm 2024 tăng khoảng 3,64% so với năm 2023 (kịch bản 1); tăng 4,05% (kịch bản 2) và tăng khoảng 4,5% (kịch bản 3). Tổng cục Thống kê dự báo CPI bình quân trong khoảng 3,8-4,5%. Ngân hàng Nhà nước dự báo lạm phát bình quân năm 2024 tăng trong khoảng 4,3% ± 0,5%. |
Ông đánh giá như thế nào về những áp lực lên CPI và lạm phát từ vấn đề tăng lương cơ bản, điều chỉnh giá một số mặt hàng thiết yếu hay tác động từ chính sách tiền tệ?
Việc điều chỉnh tăng lương cơ bản từ 1/7 sắp tới thực ra cũng chỉ là tăng lương cho khu vực nhà nước, số lượng người thụ hưởng không quá lớn nên mức độ tác động đến CPI không nhiều. Về lý thuyết, tăng lương có thể dẫn đến tăng giá nhưng tác động còn có độ trễ cũng như phải xem xét đến kỳ vọng từ thị trường.
Hiện mức lạm phát cơ bản vẫn dưới 3% nên thời gian tới nếu điều chỉnh tăng giá những mặt hàng do Nhà nước quản lý như giá dịch vụ y tế, giáo dục… lạm phát cơ bản sẽ tiến về mức lạm phát trung bình. Tuy nhiên, như nhiều chỉ đạo đã nêu, việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý cần phải chủ động tính toán liều lượng, chuẩn bị sẵn sàng các phương án giá, lộ trình điều chỉnh giá… nên thông thường, các cơ quan chức năng sẽ chọn thời điểm điều chỉnh vào giai đoạn cuối năm, chẳng hạn giá dịch vụ giáo dục phải đến tháng 9 khi bắt đầu năm học mới.
Hơn nữa, tại thời điểm khoảng quý 3 đến quý 4/2024 mới đánh giá được rõ ràng tình hình kinh tế trong và ngoài nước, xu hướng giá hàng hoá, dự báo chính xác hơn tốc độ tăng trưởng GDP hay chỉ số kiểm soát lạm phát cả năm… từ đó mới có thể đưa ra những tính toán và kịch bản điều chỉnh giá phù hợp về thời điểm và liều lượng.
Với chính sách tiền tệ, 3 yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát nhiều nhất là tăng trưởng cung tiền, lãi suất, tỷ giá. Thời gian gần đây, giá vàng trong nước tăng nóng nhưng không tác động nhiều đến lạm phát. Nếu nguồn cung vàng thiếu dẫn đến nhu cầu phải nhập khẩu vàng có thể ảnh hưởng đến tỷ giá trên thị trường tự do, còn tỷ giá tại các ngân hàng thương mại nếu có tăng thường do các nguyên nhân khác. Hiện nay, giai đoạn tỷ giá trong nước tăng cao đã qua, chỉ số USD trên thị trường quốc tế đã điều chỉnh giảm khi kinh tế Mỹ suy yếu, xác suất Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất ngày càng lớn khiến tỷ giá trong nước thời gian tới cũng khó tăng mạnh.
Đáng lưu ý là hiện một số ngân hàng thương mại đang điều chỉnh tăng lãi suất huy động, nhưng mức tăng nhẹ, chủ yếu ở kỳ hạn ngắn do ảnh hưởng từ việc Ngân hàng Nhà nước bán tín phiếu để kiểm soát tỷ giá, dẫn đến lãi suất liên ngân hàng cao lên, các ngân hàng vay mượn nhiều lần nhau sẽ chịu ảnh hưởng, từ đó tác động đến lãi suất huy động. Mức tăng này không phải lớn và chính sách tiền tệ nếu có tác động cũng có độ trễ nhất định, vẫn cần phải theo dõi để có giải pháp kiểm soát CPI, lạm phát phù hợp.
Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu sớm trình cấp có thẩm quyền chính sách về miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí; đồng thời Chính phủ đề xuất tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ trong 6 tháng cuối năm 2024. Theo ông, những chính sách này nếu được thông qua sẽ tác động ra sao tới CPI và kiểm soát lạm phát?
Chính sách giảm thuế, phí hỗ trợ doanh nghiệp và người dân luôn được kỳ vọng bởi sẽ giúp giảm nhiều chi phí trong đời sống và sản xuất, kinh doanh. Vì thế, nếu các chính sách này tiếp tục được thực hiện sẽ thêm động lực và tiếp sức cho các hoạt động kinh tế, thúc đẩy tiêu dùng. Tuy vậy, mức độ tác động đến chỉ số CPI hay kiểm soát lạm phát vẫn cần phải tính toán do phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ bối cảnh bên ngoài.
Về kiểm soát lạm phát kỳ vọng, theo ông, đâu là giải pháp?
Trên thực tế, lạm phát kỳ vọng được xây dựng và hình thành trong nhiều năm, không phải sẽ thay đổi ngay khi có chính sách mới hay thông tin mới về điều chỉnh giá. Trong khi đó, nhiều năm qua, kiểm soát lạm phát của Việt Nam luôn ở mức dưới 4% nên kỳ vọng lạm phát trong người dân không phải lớn. Nhưng vấn đề này vẫn cần nhiều lưu ý, các cơ quan chức năng cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá để giúp ổn định tâm lý người tiêu dùng, doanh nghiệp và kiểm soát lạm phát kỳ vọng...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Hết quý 2/2024, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu dư gần 6.061 tỷ đồng
16:01 | 04/10/2024 Tài chính
Thủ tướng: Doanh nghiệp, doanh nhân thực hiện "5 tiên phong"
16:29 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ "đặt đề bài", bảo lãnh vay vốn
14:41 | 04/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tập trung xử lý các khoản nợ thuế trong những tháng cuối năm
08:59 | 05/10/2024 Tài chính
Thu thuế thương mại điện tử tại Hà Nội tăng 265%
16:18 | 04/10/2024 Tài chính
Chi ngân sách 3 quý đầu năm 2024 đạt khoảng 1.256,3 nghìn tỷ đồng
15:45 | 02/10/2024 Tài chính
Quyết liệt trong điều hành giá, giảm áp lực lên lạm phát
13:15 | 02/10/2024 Tài chính
Ngành Thuế tập trung đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế
09:07 | 02/10/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước đạt 85,1 dự toán
20:08 | 01/10/2024 Tài chính
3 tác phẩm của Đảng bộ Bộ Tài chính đạt giải tại Cuộc thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024
14:34 | 01/10/2024 Tài chính
Tăng nhà đầu tư tổ chức - tăng chất cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
13:45 | 01/10/2024 Tài chính
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc tiếp xúc cử tri tại Bình Định
11:03 | 01/10/2024 Tài chính
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics