Luật Hải quan 2014: Hành trình hơn 8 năm đi vào cuộc sống - Bài 2: Dấu ấn thủ tục hải quan điện tử
Luật Hải quan 2014: Hành trình hơn 8 năm đi vào cuộc sống - Bài 1: Tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh |
Lễ bàn giao Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản tài trợ (ngày 25/4/2014). Ảnh: Tư liệu |
Đột phá trong ứng dụng CNTT
Với vai trò là một trong những cơ quan đi đầu trong hội nhập quốc tế, ngành Hải quan luôn chủ động, quyết liệt trong đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Từ những năm cuối thế kỷ 20, xuất phát từ thực trạng, nguồn lực quản lý, ngành Hải quan xác định cải cách, hiện đại hóa hải quan phải dựa trên phương pháp quản lý hải quan hiện đại theo hướng tuân thủ các chuẩn mực, thông lệ và cam kết quốc tế, ứng dụng mạnh mẽ CNTT.
Điều này xuất phát từ tư duy đột phá của lãnh đạo Chính phủ, Bộ Tài chính, đặc biệt là tập thể lãnh đạo và cán bộ, công chức Hải quan qua các thời kỳ nhằm xây dựng Hải quan Việt Nam hiện đại, chuyên nghiệp, hoạt động hiệu lực, hiệu quả dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT sâu, rộng trong mọi lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ.
Còn nhớ năm 2005, khi Luật sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan (2001) được Quốc hội thông qua và đi vào thực hiện, ngành Hải quan đã triển khai áp dụng thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Qua đó, tạo ra bước chuyển căn bản từ khai báo hải quan thủ công sang điện tử. Thành quả đạt được ở chỗ, tờ khai hải quan được điện tử hóa và có giá trị như tờ khai giấy; thời gian khai báo hải quan không giới hạn, người khai hải quan được thực hiện 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. Xác thực giá trị pháp lý của hồ sơ khai hải quan: thông qua sử dụng tài khoản truy cập Hệ thống hải quan hoặc chữ ký số.
Sau thành công trong quá trình áp dụng thí điểm, năm 2014, ngành Hải quan đã triển khai nhân rộng hải quan điện tử trên toàn quốc. Từng bước tăng mức độ tự động hóa của hệ thống hải quan, thực hiện 4 khâu gồm: tiếp nhận, kiểm tra, cấp số, phân luồng tờ khai, thay vì chỉ tự động 1 khâu tiếp nhận tại giai đoạn thí điểm. Cùng với đó, việc áp dụng quản lý rủi ro vào quản lý hoạt động XNK đã mang đến nhiều lợi ích. Việc đưa ra kết quả phân luồng hàng hoá (Xanh, Vàng, Đỏ) được thực hiện hoàn toàn thông qua hệ thống, kết quả của hệ thống là kết quả cuối cùng, cơ bản không phụ thuộc chủ quan của công chức có thẩm quyền.
Từ khi đặt được nền móng về tập trung dữ liệu thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS, câu chuyện tích hợp CNTT để cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan tiếp tục chuyển động không ngừng. Một trong những ứng dụng CNTT có tính chất đột phá chính là thời điểm thực hiện Hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS do Chính phủ Nhật Bản viện trợ từ ngày 1/4/2014.
Đó là việc áp dụng mã vạch trong giám sát hải quan; phối hợp thu nộp thuế với ngân hàng thương mại qua phương thức điện tử 24/7; thực hiện e-Manifets… và gần đây nhất (tháng 8/2017) áp dụng Hệ thống quản lý hải quan tự động. Điều này cho thấy mục tiêu tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT và tích hợp các hệ thống với nhau theo tinh thần của Cách mạng công nghiệp 4.0 trong ngành Hải quan đang được triển khai quyết liệt, hiệu quả.
Cục trưởng Cục CNTT và Thống kê hải quan Lê Đức Thành:
Dù gặp rất nhiều khó khăn do thiếu hụt nhân sự cũng như khối lượng công việc rất lớn nhưng công tác quản lý, giám sát và đảm bảo vận hành Hệ thống VNACCS/VCIS và các hệ thống CNTT tập trung của ngành Hải quan, cũng như công tác hỗ trợ người sử dụng được đơn vị duy trì đầy đủ, theo đúng các quy định, quy trình đã ban hành. Đến thời điểm hiện nay, thủ tục hải quan hoàn toàn thực hiện bằng phương thức tự động ở mức độ rất cao, hơn 99,65% DN tham gia; thực hiện thủ tục hải quan bằng phương thức điện tử tại 100% các đơn vị hải quan trên toàn quốc, thu ngân sách bằng phương thức điện tử đạt 98,4% tổng số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan; triển khai Hệ thống quản lý hải quan tự động thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với DN kinh doanh cảng, sân bay, kho bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan,... Theo đó, Hệ thống VNACCS/VCIS là hệ thống CNTT cốt lõi, quan trọng nhất của Tổng cục Hải quan (do Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại triển khai chính thức từ ngày 1/4/2014) đáp ứng yêu cầu thông quan hàng hóa XNK, quá cảnh, phương tiện XNC, quá cảnh, tức là chỉ đáp ứng được một khâu trong quy trình quản lý nhà nước về hải quan. Do đó, từ 2014 đến nay, Tổng cục Hải quan đã xây dựng và duy trì thêm khoảng 20 hệ thống CNTT vệ tinh (do Tổng cục Hải quan xây dựng) hoạt động song song cùng hệ thống này. Bùi Nụ (lược ghi) |
Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển (được triển khai chính thức tại Hải Phòng từ ngày 1/12/2017 với tên gọi VASSCM) được xem là đột phá lớn nhất về ứng dụng CNTT của ngành Hải quan kể từ sau khi thực hiện VNACCS/VCIS. Với Hệ thống VASSCM, cơ quan Hải quan kết nối tự động với Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) để khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn thông tin e-Manifets; Hệ thống VNACCS/VCIS, E-Customs (V5) phục vụ công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ổn định, thống suốt, bao phủ và hỗ trợ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu về quản lý hải quan.
Trước bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Hải quan Việt Nam đang đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ internet kết nối vạn vật (IoT), phân tích dữ liệu lớn (Big data), trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi kết nối (Blockchain)… trong quản lý nhà nước về hải quan. Mục tiêu hướng đến môi trường hải quan điện tử phi giấy tờ, được thực hiện “mọi nơi - mọi lúc - mọi phương tiện” trên nền tảng Hải quan số, mô hình Hải quan thông minh. Đồng thời đẩy mạnh việc trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện đại trong công tác kiểm tra, giám sát tại các địa bàn trọng điểm.
Với nhiều nỗ lực trong cả tiến trình cải cách, hiện đại hóa, ngành Hải quan đã được Chính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng DN đánh giá là cơ quan đi đầu trong khối bộ, ngành Trung ương triển khai ứng dụng CNTT, đáp ứng yêu cầu quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động XNK.
Lợi ích thiết thực từ các hệ thống điện tử, tự động
Cho đến thời điểm hiện tại, sự thành công của Hệ thống VNACCS/VCIS không chỉ giúp Việt Nam hiện đại hóa ngành Hải quan mà còn góp phần giúp Việt Nam thực hiện thành công Cơ chế một cửa ASEAN, tiến nhanh hơn trong công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế.
Hệ thống VNACCS/VCIS đã mang lại nhiều lợi ích to lớn đối với cộng đồng DN, nhất là tạo thuận lợi trong khai báo, thông quan hàng hóa, qua đó giúp giảm thời gian, chi phí cho DN…
Điều đột phá của VNACCS/VCIS được nhắc đến nhiều hơn cả là giúp Hải quan Việt Nam hoàn thành được mục tiêu xây dựng một hệ thống CNTT tập trung. Nếu như trước năm 2014, hệ thống CNTT tập trung ở đầu mối các cục hải quan địa phương khiến công tác quản lý, việc triển khai ứng dụng CNTT một cách thống nhất trong toàn ngành gặp không ít khó khăn thì đến nay, ngành Hải quan đã phủ sóng VNACCS/VCIS tại 100% chi cục hải quan trên phạm vi cả nước; 99,99% DN, 99,99% tờ khai và 99,99% kim ngạch XNK đã được thực hiện qua Hệ thống VNACCS/VCIS. Việc thực hiện thành công VNACCS/VCIS chính là nền tảng để ngành Hải quan triển khai các chương trình hiện đại hóa sau này theo mục tiêu phát triển do Chính phủ, Bộ Tài chính đề ra.
Theo đánh giá của ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan (Tổng cục Hải quan), Hệ thống VNACCS/VCIS cho phép DN thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế 24/7, mọi lúc, mọi nơi và hướng tới hải quan phi giấy tờ. Việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử thông qua VNACCS/VCIS đã mang lại hiệu quả to lớn, giúp nâng cao năng lực quản lý nhà nước về hải quan; áp dụng phương pháp quản lý hải quan tiên tiến và hiện đại vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, góp phần quan trọng vào việc hiện đại hóa công tác quản lý hải quan, thu nộp thuế, giảm thiểu tình trạng cưỡng chế thuế không chính xác, giảm thời gian thông quan của DN.
Công chức Chi cục Hải quan Tây Đô- Cục Hải quan TP Cần Thơ hướng dẫn thủ tục hải quan cho doanh nghiệp. Ảnh: Đăng Nguyên |
Làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan và kiểm soát hoạt động XNK hàng hóa tại khu vực cửa khẩu cảng biển lớn nhất phía bắc, Cục Hải quan Hải Phòng luôn là đơn vị tiên phong cải cách hiện đại hóa của ngành Hải quan. Ðây cũng là đơn vị tham mưu, trực tiếp chủ trì xây dựng nhiều hệ thống CNTT, quản lý tự động các hoạt động nghiệp vụ hải quan trên môi trường số và thực hiện đơn giản hóa thủ tục hướng tới hải quan phi giấy tờ.
Cục Hải quan Hải Phòng đã đẩy mạnh thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa XNK qua hệ thống VNACCS/VCIS. Đại diện Cục Hải quan Hải Phòng cho rằng, việc triển khai toàn diện thủ tục hải quan điện tử đã tạo ra bước cải cách đột phá cho hoạt động XNK, thời gian làm thủ tục hải quan được rút ngắn thông qua việc tiếp nhận thông tin tờ khai hải quan và phản hồi kết quả phân luồng tờ khai trong vòng 1-3 giây. Qua đó giúp giảm chứng từ, giấy tờ và đơn giản hóa hồ sơ hải quan.
Còn tại Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, đơn vị đã thực hiện nhiều bước đi mang tính đột phá để phát triển. Năm 2005, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh là một trong 2 đơn vị thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, tạo bước ngoặt trong quy trình và giải quyết thủ tục XNK hàng hóa của DN. Năm 2014, thực hiện chủ trương của Ngành, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh là đơn vị tiên phong thực hiện VNACCS/VCIS, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại, XNK của cộng đồng DN. Những cải cách này nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng DN và các tổ chức trong và ngoài nước, đem lại hiệu quả thiết thực, giảm thời gian, chi phí đi lại, công sức cho DN, người dân.
Để tạo thuận lợi tối đa cho DN, Cục Hải quan Bắc Ninh đã vận hành ổn định, an toàn Hệ thống VNACCS/VCIS; triển khai các hệ thống CNTT vệ tinh phục vụ hoạt động giám sát, kiểm tra hải quan, trong đó điển hình như VASSCM thông qua việc kết nối, trao đổi thông tin với DN kinh doanh cảng, kho, bãi, địa điểm chịu sự giám sát hải quan.
Cục Hải quan Lạng Sơn đánh giá, việc thực hiện tất cả thủ tục hải quan cốt lõi trên VNACSS/VCIS và các hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan ở mức độ rất cao đã đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh trong quá trình thông quan hàng hóa XNK. Trong đó việc triển khai áp dụng các hệ thống nghiệp vụ hải quan điện tử đã mang lại những hiệu quả rõ rệt và lợi ích thiết thực cho DN, thương nhân có hoạt động XNK và công tác quản lý của cơ quan Hải quan.
Để chứng minh hiệu quả này, kể từ năm 2015 đến hết năm 2022, các chi cục trực thuộc Cục Hải quan Lạng Sơn đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử cho 733.004 bộ tờ khai của 23.273 lượt DN đăng ký làm thủ tục với kim ngạch XNK đạt 26.651,2 triệu USD. Điển hình như năm 2017, đơn vị đã tiếp nhận 129.133 bộ tờ khai của 3.666 DN đăng ký với kim ngạch gần 5,1 tỷ USD.
Trao đổi với phóng viên về hiệu quả mà VNACSS/VCIS mang lại cho cộng đồng DN, bà Nguyễn Thị Kim Oanh, đại diện Công ty TNHH Hoàng Vũ cho rằng, thủ tục hải quan điện tử không chỉ rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục cho DN, thương nhân có hoạt động XNK hàng hóa mà còn giảm thiểu tối đa giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan thông quan việc sử dụng chữ ký số, chứng từ điện tử, hồ sơ hải quan điện từ. Đặc biệt việc thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã tiết kiệm thời gian, chi phí rất lớn cho DN, trong đó, tính năng minh bạch trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan điện tử đã mang đến sự tin tưởng của cộng đồng DN.
Ngoài VNACCS/VCIS, Hệ thống VASSCM là một trong những thành tựu quan trọng trong quá trình chuyển đổi số hướng tới tự động hóa trong quy trình giám sát và quản lý hải quan. Tính đến đầu năm 2022, trên cả nước, gần 86% (30/35) cục hải quan với gần 500 DN cung cấp dịch vụ kho, bãi, cảng đã kết nối, nhận và truyền dữ liệu dưới dạng điện tử thông qua Hệ thống VASSCM. VASSCM tạo thuận lợi cho cả ba bên bao gồm cơ quan Hải quan, DN XNK và DN kinh doanh cảng, kho bãi. Cụ thể, thời gian DN làm thủ tục tại cổng cảng đã giảm xuống dưới 1 phút, thời gian trung bình để hàng rời khỏi cảng là dưới 30 phút… Nhờ đó, lưu lượng hàng hóa qua cảng có kết nối với hệ thống VASSCM tăng trên 10% so với trước khi áp dụng. Bên cạnh đó, hệ thống VASSCM hoạt động 24/7 giúp DN không còn phải phụ thuộc vào thời gian cơ quan Hải quan làm việc; từ đó, DN có thể thực hiện thủ tục tại cảng, kho bãi một cách chủ động hơn. Với cơ quan Hải quan và các DN kinh doanh cảng, kho bãi, VASSCM đã giúp các tổ chức nâng cao hiệu quả quản lý nhờ các thông tin được trao đổi tự động liên tục.
Chuyển đổi số trong ngành Hải quan Việt Nam là một yêu cầu tất yếu, là chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng Hải quan thông minh; từ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế giữa Việt Nam và các đối tác trên thế giới. Cho đến nay, ngành Hải quan đã xây dựng được hệ thống thông tin bao phủ được hầu hết các lĩnh vực trọng yếu trong quản lý hải quan giúp giảm thiểu thủ tục hành chính, giảm thời gian thông quan, giảm tiếp xúc giữa người khai hải quan và công chức hải quan… và nhận được sự đánh giá cao từ cộng đồng DN.
Tuy nhiên, thực tế sự gia tăng hàng hóa XNK với khối lượng lớn đang khiến hệ thống CNTT của cơ quan Hải quan trở nên quá tải. Do đó, trong dài hạn, cơ quan Hải quan đang bắt tay vào xây dựng một kế hoạch tổng thể nhằm tái thiết kế toàn bộ hệ thống CNTT đáp ứng tất cả các nghiệp vụ quản lý nhà nước về hải quan.
(Bài 3: Hồ sơ, thủ tục khi thực hiện Luật Hải quan “ghi điểm” với cộng đồng DN)
Tin liên quan
WCO và ESA hợp tác ứng phó khủng hoảng và an ninh thông qua công nghệ không gian
15:50 | 04/10/2024 Hải quan thế giới
Phối hợp ngăn chặn ma túy từ biên giới Tây Nam đến nội địa
13:22 | 04/10/2024 An ninh XNK
Phấn đấu khởi công xây dựng trụ sở Hải quan tại sân bay Long Thành sớm hơn kế hoạch
09:44 | 04/10/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Trị: Triển khai ứng dụng trực tuyến quản lý phương tiện vận tải
06:46 | 06/10/2024 Hải quan
Hải quan Tà Lùng, Cao Bằng thu ngân sách tăng mạnh
18:32 | 05/10/2024 Hải quan
Thu ngân sách tháng 9 của ngành Hải quan tiếp tục đà giảm
14:05 | 04/10/2024 Hải quan
Vì sao Hải quan Lạng Sơn vượt thu ngân sách?
13:16 | 04/10/2024 Hải quan
9 tháng, ngành Hải quan thu ngân sách đạt hơn 300 nghìn tỷ đồng
19:47 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan KCN Trảng Bàng lưu ý doanh nghiệp tránh các rủi ro, vi phạm
19:41 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Móng Cái thu ngân sách đạt 1.756 tỷ đồng
15:42 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Hải Phòng ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3
15:00 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam đẩy mạnh hợp tác quốc tế toàn diện
13:10 | 03/10/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
20:27 | 02/10/2024 Hải quan
Doanh nghiệp được hỗ trợ tối đa về thủ tục từ Hải quan Thái Bình
15:43 | 02/10/2024 Hải quan
Hải quan Lào Cai: Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng 117%
14:28 | 02/10/2024 Hải quan
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam - Thành viên chủ chốt, tích cực, có trách nhiệm của Cộng đồng Pháp ngữ
Lào tăng cường đảm bảo an ninh cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
Thúc đẩy chủ nghĩa đa phương vì một tương lai hoà bình, thịnh vượng và bền vững
Thúc doanh nghiệp tăng tốc chuyển đổi xanh
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics