Mặt trái của việc thúc đẩy sử dụng nhiên liệu sinh học ở EU
Thúc đẩy xây dựng kế hoạch thực thi để tận dụng tốt UKVFTA | |
EU sẽ thúc đẩy sáng kiến “hộ chiếu vaccine” ngay trong tháng này | |
Việt Nam-Hoa Kỳ hợp tác sản xuất nhiên liệu sinh học |
Báo cáo đã phân tích dữ liệu sản xuất và tiêu thụ diesel sinh học từ 3 cơ quan thống kê và phân tích thị trường - Oil World, Stratas Advisors và Eurostat. T&E phát hiện rằng nhu cầu diesel sinh học của EU đòi hỏi phải trồng cây cọ trên 1,1 triệu ha đất ở Đông Nam Á và trồng đậu nành trên 2,9 triệu ha đất ở Nam Mỹ. Theo ước tính của nhóm này, khoảng 4 triệu ha rừng chủ yếu ở Đông Nam Á và Nam Mỹ đã bị chặt phá kể từ năm 2011 - bao gồm khoảng 10% môi trường sống còn lại của đười ươi.
Trước sự chỉ trích về nạn phá rừng liên quan đến việc sử dụng dầu cọ để sản xuất dầu diesel sinh học, EU năm 2018 đã nhất trí loại bỏ dần việc sử dụng dầu cọ để sản xuất nhiên liệu cho các phương tiện giao thông vào năm 2030. Tuy nhiên, kết quả là việc tăng cường sử dụng dầu đậu nành để sản xuất diesel sinh học của châu Âu lại làm gia tăng nguy cơ chuyển nạn chặt phá rừng từ Đông Nam Á sang Nam Mỹ. Dữ liệu của báo cáo cho thấy dầu đậu nành được sử dụng trong sản xuất dầu diesel sinh học tăng 17% vào năm 2020, trong khi khối lượng dầu cọ chỉ tăng 4,4%. Báo cáo cho biết kể từ năm 2018, dầu đậu nành được sử dụng cho hệ thống năng lượng của châu Âu đã tăng từ 34% tổng lượng dầu đậu nành được tiêu thụ ở châu Âu lên 44%, chủ yếu do phục vụ sản xuất dầu diesel sinh học. Các nhà nghiên cứu lưu ý xu hướng này rất đáng lo ngại vì đậu nành có thể dễ dàng trở thành một kiểu dầu cọ mới.
Cũng theo báo cáo, mặc dù việc canh tác đậu nành gây ra lượng khí thải thấp hơn một chút so với dầu cọ, nhưng lượng khí thải này vẫn cao gấp đôi so với lượng khí thải từ dầu diesel khi tính đến tình trạng mất rừng trực tiếp lẫn gián tiếp. Các nhà khoa học cho biết việc mở rộng trồng đậu nành là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nạn phá rừng ở khu vực rừng Amazon thuộc lãnh thổ Brazil và các hệ sinh thái quan trọng khác, vốn đang thúc đẩy hiện tượng ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu khi các cây trồng hấp thụ khí carbon biến mất. Nếu duy trì các chính sách nhiên liệu sinh học hiện nay, EU sẽ thải ra thêm 173 triệu tấn CO2 từ cọ và đậu nành vào năm 2030 - tương đương có thêm 95 triệu ô tô lưu thông trong 1 năm.
Giám đốc năng lượng của T&E Laura Buffet nhận định điều này cho thấy một nghịch lý rằng những nỗ lực thay thế các nhiên liệu gây ô nhiễm như diesel bằng nhiên liệu sinh học lại đang làm gia tăng lượng khí thải CO2 - thủ phạm chính gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu. Trong năm ngoái, việc sử dụng dầu diesel và xăng ở châu Âu lần lượt giảm 8,3% và 11,6% do đại dịch Covid-19 khiến các nước áp đặt việc hạn chế đi lại, trong khi các cơ sở kinh doanh phải đóng cửa. Tuy nhiên, việc sử dụng diesel sinh học lại tăng 1,3% trong năm 2020, phù hợp với yêu cầu của EU về việc đảm bảo 10 loại nhiên liệu cho các phương tiện vận tải phải được sản xuất từ năng lượng tái tạo vào năm 2020. EU đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ có thể đảm bảo nhiên liệu tái tạo đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu nhiên liệu cho các phương tiện vận tải. Theo Ủy ban châu Âu, 5,1% trong số đó có thể đến từ nhiên liệu sinh học.
Tin liên quan
Nguyên liệu, nhiên liệu nhập khẩu tăng mạnh
10:44 | 25/07/2024 Xuất nhập khẩu
Liên minh châu Âu gia hạn tất cả các biện pháp trừng phạt Nga
07:59 | 23/07/2024 Nhìn ra thế giới
Liên minh châu Âu cấm hàng hóa được sản xuất bằng lao động cưỡng bức
08:35 | 24/04/2024 Nhìn ra thế giới
Uzbekistan ký thỏa thuận hợp tác hải quan với Hoa Kỳ
16:16 | 24/09/2024 Hải quan thế giới
Hoạt động kinh doanh của Eurozone trong tháng Chín bất ngờ giảm mạnh
09:14 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
EC kiện Trung Quốc lên WTO liên quan các biện pháp phòng vệ thương mại
09:13 | 24/09/2024 Nhìn ra thế giới
Upbit: Lĩnh vực tiền điện tử sẽ tiếp tục phát triển hậu bầu cử Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa ASEAN-Mỹ
10:07 | 22/09/2024 Nhìn ra thế giới
Giá dầu thị trường thế giới nối dài đà phục hồi mạnh mẽ
08:02 | 20/09/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tăng thấp hơn dự báo, BoE có khả năng giữ nguyên lãi suất
08:10 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Cục Dự trữ liên bang cắt giảm lãi suất mạnh mẽ
08:09 | 19/09/2024 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cùng các đối tác ra mắt mạng giao dịch tiền kỹ thuật số mới
07:47 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Những tín hiệu lạc quan về kinh tế Mỹ trước thềm cuộc họp của Fed
07:46 | 18/09/2024 Nhìn ra thế giới
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Khu vực mậu dịch tự do ASEAN lần thứ 38
08:20 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Italy-Anh nhất trí tăng cường hợp tác trong các vấn đề quan trọng toàn cầu
08:19 | 17/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hơn 2 tấn ma túy đá cất giấu trong lô hàng dưa hấu
11:01 | 16/09/2024 Hải quan thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
Công tác phối hợp giữa Hải quan và Biên phòng An Giang đạt kết quả nổi bật
Hải quan-Biên phòng Quảng Trị thực hiện hiệu quả công tác phối hợp
Chính sách đột phá để thu hút FDI thế hệ mới
Tội phạm ma túy liên quan chặt chẽ đến tội phạm tham nhũng, rửa tiền
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform