Năm 2021, doanh nghiệp dệt may phải thúc đẩy chuỗi sản xuất
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas). |
Năm 2020 là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Xin ông cho biết rõ hơn về tình hình của ngành dệt may hiện nay?
- Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã duy trì đà tăng trưởng ổn định trong giai đoạn từ 2016 – 2019. Năm 2016 đạt 28,12 tỷ USD, năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD, tăng trưởng kép bình quân hàng năm là 9,55%. Riêng năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 35,27 tỷ USD, giảm 3,6 tỷ USD so với năm 2019, tương đương giảm 9,29%. Mức giảm này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác, đặc biệt trong bối cảnh tổng cầu dệt may thế giới giảm 25%.
Nguyên nhân của mức sụt giảm trên là do là đại dịch diễn ra quá đột ngột, khiến thế giới không kiểm soát được và điều này ảnh hưởng đến sức mua toàn cầu, do việc làm của mọi người trên thế giới bị ảnh hưởng do cách ly toàn xã hội dẫn đến thu nhập của người dân giảm. Người dân ưu tiên việc mua nhu yếu phẩm, thực phẩm hơn là quần áo. Veston, sơ mi cao cấp của nam nữ vốn được xem là mặt hàng chiến lược, có giá trị cao nay bị “thay đổi 180 độ” khi sức tiêu thụ giảm tới 80%.
Những thách thức của ngành dệt may trong năm 2020 chính là sự thay đổi phương thức mua hàng, thanh toán của các khách hàng. Cùng với đó, các mặt hàng sơ mi, veston cao cấp có mức độ tiêu thụ thấp, thậm chí có doanh nghiệp không có đơn hàng hoặc giảm tới 80%. Do đó, nhiều doanh nghiệp phải chuyển sang sản xuất đồ bảo hộ lao động, đồ mặc nhà, đồ thể thao, khẩu trang vải... Đi kèm với việc chuyển đổi chính là thay đổi công nghệ và phải đào tạo lại lao động, tốn kém chi phí của doanh nghiệp trong khi tình hình kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
Dù kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường đều giảm, nhưng thị phần dệt may của Việt Nam cũng có những thay đổi, Việt Nam là nước xuất khẩu dệt may đứng thứ 2 sang Hoa Kỳ (11,80% thị phần), đứng thứ 6 xuất khẩu sang châu Âu, thứ 2 xuất khẩu sang Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt, Việt Nam cũng trở thành nước xuất khẩu lớn nhất sang Trung Quốc, với thị phần 19,1%. Kết quả này là nỗ lực đáng ghi nhận của ngành dệt may.
Ông nhận định như thế nào về bức tranh của ngành dệt may trong năm 2021?
- Đến nay trên thế giới, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp. Thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Đây chính là lo lắng lớn nhất của chúng tôi bởi trong bối cảnh đó, doanh nghiệp ngành dệt may rất khó đưa ra giải pháp ổn định. Chính vì vậy, dự báo, năm 2021, xuất khẩu hàng dệt may vẫn tiếp tục gặp khó khăn bởi giai đoạn sau đại dịch, thu nhập của người dân còn rất khó khăn. Sức mua thị trường nội địa năm 2021 vẫn sẽ dậm chân tại chỗ, không có sự tăng trưởng đột phá với tình hình dịch bệnh Covid-19 như hiện nay. Khi nào có vacxin, kiểm soát được Covid-19, thị trường mới có thể tươi sáng hơn. Chúng tôi dự báo, xuất khẩu dệt may năm 2021 có thể đạt khoảng 37 - 38 tỷ USD.
Về kịch bản nguyên phụ liệu, năm 2021 và 2022, Việt Nam có thể vẫn thu hút nhiều dự án đầu tư sợi, dệt, nhuộm, chuyển tiếp từ 2019- 2020 sang, có thể đảm bảo phần cung thiếu hụt của dệt may Việt Nam. Nguyên nhân là do sự thay đổi phương thức mua hàng ở các quốc gia, sau khi chuỗi cung ứng toàn cầu có "trục trặc", các nhãn hàng thời trang chấp nhận mua nguyên phụ liệu của Việt Nam, trong khi đó, các nhà máy của Việt Nam sản xuất sợi và dệt đã phát huy tốt năng lực phục vụ tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Dự kiến năm 2021, với khả năng kịch bản dịch bệnh được kiểm soát tốt hơn trên thế giới trong quý 1, Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 37-38 tỷ USD, có tăng trưởng nhẹ so với 2020.
Trước những cơ hội của doanh nghiệp dệt may khi các Hiệp định thương mại và Hiệp định đối tác kinh tế vừa được ký kết, theo ông, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần làm gì để tận dụng được cơ hội từ những Hiệp định này?
- Theo tôi, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN sẽ mang tới nhiều cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam. Đối với RCEP, ngành dệt may sẽ được mở ra một thị trường lớn với mức độ cam kết ít khắt khe hơn, yêu cầu dễ chịu hơn so với EVFTA, CPTPP. Hơn nữa, trong khối RCEP có một số nước là thành viên của CPTPP sẽ hóa giải những khó khăn, thách thức đến từ nguyên liệu "đầu vào", vì sẽ giúp bổ trợ phần nguyên liệu bị thiếu hụt trong nước hiện nay. Khác với các hiệp định khác, tại Hiệp định RCEP, quy tắc xuất xứ sẽ là một "điểm cộng" tương đối dễ dàng cho doanh nghiệp Việt Nam.
Nhờ đó, ngành dệt may kỳ vọng Hiệp định RCEP sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam có một thị trường rộng mở hơn ở thị trường Trung Quốc, khi Trung Quốc bắt đầu nhập khẩu sản phẩm dệt may của Việt Nam. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng là một thị trường tiềm năng. Nếu như trước đó, hàng may mặc vào các thị trường này buộc phải chứng minh được nguyên liệu có nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN, Nhật Bản, trong khi Việt Nam nhập khẩu phần lớn nguyên phụ liệu trong ngành này từ Trung Quốc, thì với RCEP, hàng may mặc Việt Nam được sản xuất từ nguyên phụ liệu Trung Quốc cũng được hưởng ưu đãi về thuế quan khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành này dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực.
Để tận dụng hiệu quả FTA, doanh nghiệp dệt may cần nghiên cứu kỹ cam kết, lộ trình cắt giảm và xóa bỏ thuế quan đối với hàng dệt may. Sau đó, chủ động có kế hoạch đáp ứng quy tắc xuất xứ và nâng cao chất lượng hàng hóa, đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nhập khẩu.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2025 kim ngạch xuất khẩu đạt 55 tỷ USD, tăng bình quân 9,4%/năm, sử dụng 3 triệu lao động, thặng dư thương mại đạt 33 tỷ USD, giá trị tăng thêm của sản phẩm dệt may xuất khẩu đạt 65%; đồng thời hỗ trợ hiệu quả, gỡ bỏ vướng mắc, rào cản cho doanh nghiệp dệt may trong thời gian tới, Vitas kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt Chiến lược phát triển ngành đến năm 2030 tầm nhìn 2035, chỉ đạo hình thành các khu công nghiệp dệt may lớn có xử lý nước thải tập trung để thu hút các dự án đầu tư vào khâu dệt nhuộm nhằm đáp ứng yêu cầu xuất xứ của các hiệp định thương mại thế hệ mới, nhất là EVFTA, CPTPP...
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Xuất khẩu tốt, FMC đạt doanh số tăng gần 50%
15:00 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mỗi tháng có hơn 20,3 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động
20:46 | 06/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
19:51 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Techcombank và Manulife Việt Nam ngừng hợp tác độc quyền
17:11 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Gọi tên” các thách thức lớn nhất doanh nghiệp đang đối mặt
15:29 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
EuroCham: Dù còn trở ngại, các kế hoạch mở rộng kinh doanh vẫn đầy tiềm năng
14:42 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lợi nhuận 9 tháng của khối doanh nghiệp trung ương tăng
11:26 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xoá “khoảng cách” giữa nghiên cứu và triển khai cho đổi mới sáng tạo
09:10 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam được vinh danh doanh nghiệp xuất sắc châu Á 2024
09:03 | 08/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộ sai sót qua thanh tra kinh doanh vàng, PNJ nộp phạt tiền tỷ
18:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thị trường Việt Nam: Cứ 5 người muốn khởi nghiệp thì có 3 người muốn triển khai trong 18 tháng tới
18:46 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK chào bán 15 triệu trái phiếu phát hành ra công chúng
16:45 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bão số 3 "quật ngã" nhiều doanh nghiệp nhỏ hơn
15:23 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước NINE với nhiều tiện ích
10:48 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Doanh nghiệp dồi dào đơn hàng xuất khẩu
09:06 | 07/10/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Cử tri hỏi Ngân hàng Nhà nước làm gì khi người vay vốn bị “cưỡng ép” mua bảo hiểm?
Ngành Hải quan chủ động quản lý thương mại điện tử xuyên biên giới
Cần phương thức quản lý thuế thúc đẩy hộ kinh doanh phát triển
Doanh nghiệp xứ Basque tìm cơ hội hợp tác tại Việt Nam
Bộ Tài chính công khai 326 dự án giải ngân đầu tư công dưới 30% kế hoạch
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics