Nâng tầm giá trị cốt lõi của thương hiệu quốc gia
Đầu tư công nghệ để nâng cao hiệu quả chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam Thương hiệu giá trị Việt Xây dựng thương hiệu quốc gia là một quá trình dài Giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt 498 tỷ USD |
Một dây chuyền đóng gói gạo xuất khẩu sang thị trường Liên hiệp châu Âu của doanh nghiệp Việt Nam. |
Khoảng trống về dấu ấn thương hiệu
PGS.TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Viện Thương mại và kinh tế quốc tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân: Vận dụng cách làm hay để đổi mới sáng tạo Với giá trị thương hiệu quốc gia đạt gần 500 tỷ USD, thể hiện năng lực cốt lõi của Việt Nam đang ngày càng được thế giới thừa nhận và doanh nghiệp biết cách để phát huy năng lực đó. Tư duy làm ăn mới phải có thương hiệu, có danh tiếng, uy tín, chuyên nghiệp, bài bản và lâu dài, bền bỉ. Giá trị cốt lõi của Việt Nam được nâng lên rất nhiều. Vấn đề xây dựng thương hiệu phải làm thường xuyên, chuyên nghiệp, bài bản. Các doanh nghiệp muốn có thương hiệu mạnh phải có sản phẩm, dịch vụ thể hiện được uy tín, đồng thời phải xây dựng được văn hóa doanh nghiệp, có sức lan tỏa mạnh và kỹ năng làm thương hiệu chuyên nghiệp. Các bộ, ngành chức năng nên có giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện về quảng bá, định hướng tiêu dùng và có những chương trình xúc tiến, phát triển thương hiệu quốc gia từ những mặt hàng hầu như chưa biết đến và biến thành những mặt hàng nổi trội trên thị trường và cần phải có những cách thức hết sức khoa học. Cần có đối sánh với các thương hiệu của các nước trên thế giới, để tìm ra thực tiễn tốt, bài học hay để vận dụng vào Việt Nam một cách sáng tạo. Ông Arghya Mandal - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa TH: Thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của thương hiệu quốc gia Những dự án đầu tư của TH tập trung theo hướng ứng dụng công nghệ cao, khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen, tạo ra những sản phẩm hàng hóa trong nông nghiệp với sản lượng và chất lượng đột phá, theo chiều hướng phát triển bền vững, có lợi cho sức khỏe. Tính đến năm 2023, Tập đoàn TH đã 4 lần liên tiếp được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam với các tiêu chí: Chất lượng, Sáng tạo-Đổi mới, Năng lực tiên phong. Để có thể thực sự chắp cánh thương hiệu quốc gia Việt Nam thì các doanh nghiệp cần đồng hành cùng chương trình trong các hoạt động quảng bá, truyền thông, hướng tới một mục tiêu chung, đó là phát triển, nâng tầm Thương hiệu quốc gia Việt Nam, từ đó chính các doanh nghiệp cũng được hưởng lợi. Đây cũng là cách chúng ta truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác cùng vào cuộc, gây dựng niềm tự hào, sức hấp dẫn cho đất nước, con người và các sản phẩm hàng hóa, thương hiệu của Việt Nam. Thương hiệu doanh nghiệp là nền tảng của thương hiệu quốc gia. Một quốc gia tập hợp nhiều doanh nghiệp có thương hiệu tốt và uy tín sẽ nâng cao hình ảnh và vị thế của chính quốc gia đó. Và thương hiệu muốn kể câu chuyện của mình, câu chuyện của quốc gia thì cần phải được truyền thông lành mạnh, nghiêm túc và chân chính. N.L (ghi) |
Gạo là một ví dụ. Dù trong top các nước đứng đầu về sản lượng xuất khẩu gạo nhưng thương hiệu gạo Việt vẫn rất mờ nhạt tại nhiều thị trường trên thế giới. Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, chuyện buồn của ngành lúa gạo Việt Nam tại thị trường này chính là thiếu bóng dáng thương hiệu gạo Việt.
Ông Phùng Văn Thành, Tham tán thương mại Việt Nam tại Philippines thông tin, dù Việt Nam xuất khẩu gạo sang Philippines rất nhiều, người dân Philippines sử dụng gạo Việt Nam rất nhiều nhưng dường như các nhà nhập khẩu Philippines “không tin tưởng lắm hay sao” nên những bao gạo Việt Nam không bao giờ họ làm nhãn mác to như của Nhật Bản hay Thái Lan.
Trước đây, người tiêu dùng Philippines nói đến gạo là nghĩ đến gạo Thái Lan và Nhật Bản, mặc dù họ tiêu dùng gạo Việt Nam nhưng chưa đánh giá cao. Điều này đặt ra bài toán làm thương hiệu để khi hạt gạo Việt vào các kênh siêu thị của Philippines, hay tại các cửa hàng bán gạo xỉ, bán lẻ tại Philippines để họ tự hào cắm biển “Gạo Việt Nam”. Việc này sẽ tốt hơn cho ngành sản xuất, kinh doanh lúa gạo Việt Nam.
Việt Nam luôn được đánh giá là một trong những nền kinh tế năng động và có độ mở cao nhất thế giới, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và thứ 40 thế giới. Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới – Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn từ năm 2019-2023. Giá trị thương hiệu quốc gia năm 2023 đạt 498,13 tỷ USD tăng 15,6% so với năm 2022 và liên tục tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua, xếp thứ 33 trong Top121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới được xếp hạng. Nâng tầm những giá trị cốt lõi không chỉ là việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế mà còn là việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng xã hội công bằng và phát triển bền vững.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó nâng cao hơn khả năng cạnh tranh của của sản phẩm, thu hút đầu tư và phát triển ngoại thương. Mặc dù vậy, nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn đối mặt với nhiều vấn đề thực tiễn đặt ra như chiến lược xuất khẩu chưa bền vững, tranh chấp thương mại quốc tế về thương hiệu vượt quá khả năng giải quyết của một doanh nghiệp, một ngành hay địa phương, sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng tăng hàm lượng công nghiệp chế biến và giảm tỷ trọng nguyên liệu thô vẫn chưa rõ rệt, giá trị gia tăng trong sản phẩm còn chưa cao, mà một trong những nguyên nhân yếu kém là về thương hiệu.
Xây dựng thương hiệu gắn với câu chuyện
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Lê Đức Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty gỗ An Cường, cho biết, năm nay thị trường hồi phục, xuất khẩu các sản phẩm gỗ cũng có nhiều tín hiệu khởi sắc. Hiện nhà máy của An Cường đã có đơn hàng xuất khẩu đến hết tháng 11 còn trong nước cũng đến hết quý 3/2024.
Với hai thị trường chủ lực là Mỹ chiếm 85% và Nhật Bản chiếm 15% đơn hàng xuất khẩu, Công ty An Cường đang định hướng mở rộng sang Canada. Để có chỗ đứng và thành công trên thị trường, định hướng ngay từ đầu của An Cường là không làm gia công. Vì vậy, DN rất tích cực tham gia các hội chợ tại nước ngoài, đồng thời tổ chức các đoàn DN từ Mỹ về thăm nhà máy của An Cường để kết nối trực tiếp các đơn hàng và phát triển thương hiệu. Nếu xuất khẩu bằng chính thương hiệu của doanh nghiệp thì lợi nhuận rất tốt, còn khi làm gia công lợi nhuận sẽ không bền vững. Cụ thể hơn nếu tự làm xuất khẩu, lợi nhuận sẽ dao động từ 8-10% còn khi làm gia công thì lợi nhuận chỉ từ 2-3% thậm chí là hòa vốn nếu quản lý không tốt. Để thành công, doanh nghiệp phải tập trung nhiều hơn cho vấn đề marketing, đẩy mạnh công tác phát triển thương hiệu.
TS Abel D. Alonso, giảng viên cấp cao ngành Kinh doanh quốc tế Đại học RMIT Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu dựa trên giá trị gia tăng, nâng cao giá trị cảm nhận qua những giá trị cốt lõi tích cực, phù hợp với đối tượng mục tiêu. Giải pháp trên có thể thực hiện qua nhiều phương thức khác nhau như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, trải nghiệm của khách hàng... Ông cho biết, các doanh nghiệp lớn của Việt Nam đang tích hợp và nâng tầm giá trị cốt lõi trong hoạt động xây dựng thương hiệu một cách chiến lược hơn. Song, khối doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vẫn còn dư địa để cải thiện. Theo báo cáo của OECD từ năm 2021, SME chiếm 96% tổng số doanh nghiệp, sử dụng 47% lực lượng lao động và đóng góp 36% giá trị gia tăng quốc gia tại Việt Nam.
Theo ông Abel D. Alonso, việc xây dựng thương hiệu có thể thực hiện qua hình thức kể chuyện và truyền thông liên tục trên mạng xã hội, nhấn mạnh vào tính năng và giá trị tình cảm của sản phẩm. Duy trì hiện diện thương hiệu mạnh mẽ tại các sự kiện và qua các hoạt động giao lưu kết nối cũng là một cách tiếp cận hiệu quả. Một cách khác để xây dựng thương hiệu là đưa sản phẩm lên tầm cao mới. Ví dụ, một đơn vị sản xuất cà phê có thể trồng cà phê bền vững, kinh doanh dịch vụ lưu trú tại nông trại, tổ chức các hoạt động du lịch liên quan đến cà phê hoặc chia sẻ câu chuyện về người nông dân.
Ông Abel D. Alonso cho rằng, quy tắc chung là doanh nghiệp phải truyền tải những trải nghiệm, hình ảnh và câu chuyện đáng nhớ, đồng thời, cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng nhất quán cho thấy lời nói đi đôi với việc làm.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, trong thời đại của sự thay đổi nhanh chóng, cạnh tranh ngày càng gay gắt với sự hỗ trợ của công nghệ, của trí tuệ nhân tạo, những giá trị cốt lõi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Chúng là những nguyên tắc không thể thay đổi, là kim chỉ nam cho hành động của chúng ta và là nền tảng để chúng ta xây dựng và phát triển thương hiệu của từng doanh nghiệp, từng địa phương nói riêng và cả quốc gia nói chung. Để xây dựng và phát triển thương hiệu một cách hiệu quả thì cần tìm ra những giá trị cốt lõi, nổi bật. Thương hiệu phải gắn với sự khác biệt.
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai
15:29 | 13/09/2024 Infographics
Kiểm soát tình trạng tăng giá bất động sản
15:01 | 13/09/2024 Kinh tế
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc
09:37 | 13/09/2024 Xuất nhập khẩu
Nhiều nguyên nhân khiến giá vàng liên tục biến động
17:50 | 12/09/2024 Kinh tế
Đề nghị ngân hàng mạnh dạn cho vay mới để khắc phục thiệt hại sau bão lũ
15:26 | 12/09/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) 71,53 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 8/2024
14:20 | 12/09/2024 Infographics
Sẵn sàng xuất khẩu dừa tươi vào thị trường Trung Quốc
14:00 | 12/09/2024 Kinh tế
Sự cần thiết của chuyển đổi công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh
13:49 | 12/09/2024 Kinh tế
8 tháng, xuất nhập khẩu đạt hơn 512 tỷ USD
15:06 | 11/09/2024 Xuất nhập khẩu
Ngành logistics đối mặt yêu cầu chuyển đổi xanh
15:31 | 10/09/2024 Kinh tế
THACO AUTO xuất khẩu body sơn màu và linh kiện xe Kia New Carnival sang Ấn Độ
12:09 | 10/09/2024 Xe - Công nghệ
Từ 9h ngày 10/9, phương tiện chở hàng XK qua cửa khẩu Hữu Nghị được điều tiết vào Khu phi thuế quan
21:07 | 09/09/2024 Kinh tế
Yêu cầu các ngân hàng rà soát thiệt hại, hỗ trợ khách hàng sau bão số 3
19:10 | 09/09/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics