Ngân hàng Nhà nước dự thảo quy định cơ chế thử nghiệm cho Fintech
Để Fintech là “mảnh ghép” mấu chốt trong hệ sinh thái ngân hàng số TP Hồ Chí Minh đang nghiên cứu xây dựng “Phố Fintech” Đa dạng hóa nguồn vốn cho doanh nghiệp xuất khẩu từ công nghệ tài chính |
Theo dự thảo tờ trình Chính phủ của NHNN, thời gian qua, ngành ngân hàng thế giới nói chung, ngành ngân hàng Việt Nam nói riêng đã chứng kiến xu hướng ứng dụng mạnh mẽ các công nghệ mới gắn với thành tựu của cách mạng công nghiệp 4.0 như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn, chuỗi khối (Blockchain), trí tuệ nhân tạo (AI)... vào các mô hình kinh doanh, cung ứng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và gia tăng trải nghiệm khách hàng, giúp khách hàng giao dịch nhanh chóng, an toàn, thuận tiện với các dịch vụ phù hợp, chi phí hợp lý.
Tại Việt Nam, xu hướng phát triển công nghệ tài chính (Fintech) còn được thể hiện rõ nét qua việc các công ty khởi nghiệp công nghệ, các tổ chức không phải là ngân hàng có thế mạnh công nghệ tham gia vào các mảng hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng - tài chính (công ty Fintech)...
Lĩnh vực Fintech có nhiều tiềm năng phát triển. Ảnh minh họa: ST |
Thực tế cho thấy, thị trường tại nước ta đang xuất hiện nhiều công ty Fintech tham gia vào lĩnh vực tài chính như cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán, cho vay ngang hàng (P2P Lending), chấm điểm tín dụng, quản lý tài chính cá nhân...
Đặc biệt, lĩnh vực Fintech còn thu hút lượng lớn nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, NHNN nhận định, sự phát triển nhanh chóng, mở rộng phạm vi của Fintech nhưng chưa có khung pháp lý toàn diện hoặc quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh, có thể tiềm ẩn rủi ro, hệ lụy tiêu cực trên một số phương diện như cạnh tranh công bằng, ổn định tài chính, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an ninh mạng...
Đơn cử như trong hoạt động P2P Lending nổi lên tại Việt Nam trong giai đoạn gần đây, một số công ty lấy danh nghĩa mô hình P2P Lending lợi dụng sự thiếu kiến thức, hiểu biết của người dân để lừa bịp, gian dối, quảng cáo sai sự thật, hứa hẹn lợi nhuận cao, lãi suất cao để lừa đảo, chiếm đoạt tiền vốn của người dân bỏ tiền đầu tư mô hình cho vay này hoặc lừa dối người vay về lãi suất “thấp”, điều kiện vay ưu đãi trong khi tính và áp dụng mức lãi suất thực tế cao “cắt cổ”, tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
Một số thỏa thuận giữa các bên tham gia trong mô hình P2P Lending (công ty P2P Lending và nhà đầu tư, công ty P2P Lending và bên thứ ba, công ty P2P Lending và khách hàng vay…) thiếu rõ ràng, minh bạch, thiếu ràng buộc có tính pháp lý, chưa có cơ chế giám sát, hậu kiểm đối với việc sử dụng, quản lý vốn vay đúng mục đích của người đi vay, nên có thể dẫn đến tranh chấp, khiếu kiện giữa các bên.
NHNN đã đưa ra 6 chính sách để cụ thể hóa thành các quy định chi tiết tại dự thảo nghị định. Cụ thể là 6 chính sách về điều kiện đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm; về triển khai thử nghiệm; về kiểm soát rủi ro; về đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng, chủ thể liên quan; về xử lý sau thử nghiệm; về xử lý chuyển tiếp. |
Vì thế, cùng với xu hướng thế giới, NHNN cho rằng, Việt Nam cần sớm xây dựng một khung khổ quản lý dưới hình thức nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm đối với hoạt động Fintech nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo, hạn chế sự cạnh tranh không lành mạnh, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật nhân danh Fintech, bảo vệ lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Đồng thời, quá trình vận hành khung khổ này cung cấp cơ sở thực tiễn để các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan sửa đổi, bổ sung quy định hiện hành, hoàn thiện khung khổ pháp lý, ban hành quy định quản lý theo hướng tạo thuận lợi, thích ứng đối với hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới.
Theo đó, tại dự thảo nghị định, NHNN đã đề xuất một số chính sách quản lý rủi ro thông qua việc: Quy định về trách nhiệm của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm trong xây dựng khung quản lý rủi ro đầy đủ, bảo vệ người sử dụng dịch vụ; Quy định về trách nhiệm thông tin, báo cáo của các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm; Quy định về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan quản lý Nhà nước (trong đó có Bộ Công an) trong quá trình tiếp nhận, thẩm định, đánh giá Hồ sơ đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm cùng việc kiểm tra, giám sát trong quá trình triển khai, vận hành Cơ chế thử nghiệm...
NHNN cho rằng, các quy định này nhằm đảm bảo quá trình thử nghiệm các giải pháp Fintech luôn được các cơ quan quản lý theo dõi, giám sát chặt chẽ và các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, ngăn chặn rủi ro phát sinh (nếu có).
Nhưng trong quá trình thử nghiệm, các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ phải được theo dõi, giám sát chặt chẽ, đánh giá toàn diện bởi cơ quan quản lý Nhà nước, qua đó kiểm soát được rủi ro phát sinh (nếu có), bảo vệ lợi ích của khách hàng tốt hơn, đồng thời tránh được tác động tiêu cực so với việc triển khai trên quy mô rộng, thời gian dài.
Hiện dự thảo nghị định đang được NHNN lấy ý kiến góp ý gồm 5 Chương, 24 Điều.
Tin liên quan
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
20:16 | 26/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khẩn trương ban hành Thông tư hướng dẫn cơ cấu lại nợ bị ảnh hưởng bởi bão số 3
14:57 | 26/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hỗ trợ tốt hoạt động thanh toán với mô hình ngân hàng mở
15:15 | 26/09/2024 Kinh tế
Kê khai hải quan mặt hàng điện nhập khẩu
16:26 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn xuất nhập khẩu các sản phẩm chứa tiền chất Formic Acid
15:52 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất giảm 15 đến 30% tiền thuê đất năm 2024 cho người bị ảnh hưởng bão số 3
14:45 | 26/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Phân loại mặt hàng bột của thép không gỉ
09:07 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý tài sản kết cấu hạ tầng hàng không
08:15 | 25/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đơn giản hoá là chưa đủ, doanh nghiệp cần cải cách mạnh hơn thủ tục hành chính
16:16 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Thủ tục, chính sách thuế đối với hàng hóa sản xuất xuất khẩu
10:03 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa luật nhằm bảo vệ quyền lợi người làm kế toán
07:51 | 23/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi 3 chính sách quan trọng trong Luật Ngân sách nhà nước
06:31 | 22/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
VCCI đề nghị chi Quỹ phòng chống thiên tai hỗ trợ doanh nghiệp
16:38 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hướng dẫn tiếp nhận, xử lý C/O mẫu D
15:34 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Sửa đổi Nghị định số 08/2015/NĐ-CP: Đề xuất bãi bỏ toàn bộ Điều 35 về “xuất nhập khẩu tại chỗ”
09:33 | 20/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chủ động nguồn lực tài chính từ ngân sách để hiện đại hóa công tác quản lý thuế
08:15 | 18/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
bawns cas h5
Tin mới
(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform