Ngày Doanh nhân Việt Nam 13-10: Doanh nghiệp mong chờ gì?
Trên chặng đường hội nhập nhiều thử thách phía trước, họ mong chờ gì để tiếp tục cống hiến trên con đường mà mình đã lựa chọn? Sau đây là trăn trở của đại diện một số DN.
Cần vốn
Gặp giới doanh nhân trong những ngày này, bên cạnh những cái bắt tay, những lời chúc tụng, những doanh nhân Việt lại có những phút trầm ngâm chia sẻ về những khó khăn trên chặng đường phía trước. Mỗi người lựa chọn một lĩnh vực hoạt động riêng nhưng điểm chung trong mỗi người con đất Việt ấy là trách nhiệm chia sẻ cuộc sống ấm no với những người cùng quê hương bản xứ hay những con người trên chặng đường mà họ đi, đến, xây trụ sở, nhà máy, nông trang…
Trò chuyện với ông Lâm Văn Chiểu, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Cường Tân, DN đã đứng ra xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” liên kết sản xuất lúa giống cho bà con nông dân ở Nam Định, luôn đau đáu trong suy nghĩ của ông là làm sao DN có đủ vốn để tiếp tục thực hiện mô hình của mình. Với chủ trương xây dựng một mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất lúa giống và cây vụ Đông, Công ty đã thuê gom được 350 ha ruộng của nông dân ở 7 vùng khác nhau trong tỉnh Nam Định. Sau khi thuê gom ruộng đất, Công ty tự quy hoạch lại các ô thửa, tu bổ, chỉnh trang bờ vùng, bờ thửa và hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng, cải tạo mặt bằng, xây dựng cầu cống...
Trên diện tích 350 ha ruộng, Công ty liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp địa phương, các hộ nông dân liên hộ sản xuất theo phương thức các hộ nhận diện tích do Công ty giao, tổ chức nhân lực trồng cấy theo chỉ đạo kỹ thuật của đội ngũ kỹ thuật Công ty. Với những thành công bước đầu, Công ty dự kiến tiếp tục thuê gom đất để sản xuất các giống lúa thuần năng suất cao, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Thế nhưng, mong muốn này vấp phải khó khăn đến từ dòng vốn.
Ông Chiểu cho biết, là DN sản xuất giống lúa lai F1 hàng đầu Việt Nam với diện tích lớn nhưng đều là diện tích đi thuê của bà con nông dân rồi quy hoạch lại thành “Cánh đồng mẫu lớn” để sản xuất tập trung, với số vốn đã đầu tư là rất lớn, nhưng phần đất đai sản xuất không có giá trị thế chấp để bảo lãnh vay vốn. Do đó Công ty gặp khó khăn trong vấn đề vay vốn cần tài sản bảo lãnh với ngân hàng thương mại.
Cần chương trình quốc gia về phát triển dược liệu
Lựa chọn cho mình một con đường khác, “con đường sức khỏe xanh” mà Công ty Cổ phần Traphaco thực hiện tuy đã gặt hái những thành công nhất định nhưng theo chia sẻ của bà Vũ Thị Thuận, Chủ tịch HĐQT Công ty, thực trạng liên kết phát triển dược liệu ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy sự liên kết của “4 nhà” còn rất lỏng lẻo do cơ chế thiếu đồng bộ giữa các cơ quan nghiên cứu, quản lý, DN và người dân. Các nhà khoa học chưa quan tâm nhiều đến thị trường, do đó định hướng nghiên cứu và kết quả nghiên cứu nhiều khi chưa đáp ứng đúng nhu cầu thị trường. Trong tình hình hiện nay, hầu hết DN mới chỉ dừng ở mức đầu tư cho nghiên cứu để làm sao thu hồi nhanh vốn đầu tư, chưa đẩy mạnh những nghiên cứu mang tính ứng dụng.
“Hiện nay, do nhu cầu sử dụng các loài dược liệu làm thuốc ngày càng tăng, việc khai thác liên tục trong nhiều năm mà không chú ý đầy đủ tới sự tái sinh, cộng thêm nạn phá rừng đã làm cho nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng”- bà Thuận trăn trở.
Theo bà Thuận, để ngăn ngừa việc này, các chính sách của Đảng và Nhà nước cần được thể chế hoá theo hướng đầu tư mạnh mẽ vào một chương trình quốc gia với các hành động cụ thể, đồng bộ. Bà Thuận cho rằng, cần có cơ quan chuyên trách chỉ đạo phối hợp các ngành, lĩnh vực y tế, nông lâm nghiệp, sinh học, hoá dược và các địa phương. Ngoài ra cũng cần thành lập một viện nghiên cứu chuyên sâu về cây thuốc và các chế phẩm về thuốc, có chính sách cụ thể ưu đãi các DN, nhà khoa học và nông dân xây dựng các vùng nuôi, trồng, khai thác dược liệu…
Cần cả sự nhìn nhận đúng đắn
Khác với những suy tư về vốn, về nguồn dược liệu, còn có những trăn trở rất đáng suy nghĩ của người doanh nhân về nhận thức của cộng đồng.
Là một doanh nhân lăn lộn nhiều với nghề nông, ông Trần Đức Hạnh, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần thuốc thú y Đức Hạnh Matphavet cho biết, DN nông nghiệp, thú y tại Việt Nam hiện còn gặp một số rào cản, đặc biệt, có những rào cản vô hình. Theo ông Hạnh, trong khi DN đầu tư cả dây chuyền sản xuất công nghệ đạt chuẩn thế giới để sản xuất ra sản phẩm, thì một số đơn vị được quyền thanh, kiểm tra lại không có bất cứ máy móc nào để kiểm tra. Hay như việc DN có một đội ngũ chuyên gia nước ngoài để tư vấn, sản xuất các sản phẩm có chất lượng cao, không chỉ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn XK, thì nhiều cán bộ thanh, kiểm tra lại không có ngoại ngữ, không thể giao tiếp với người nước ngoài và đặc biệt là không am hiểu về lĩnh vực mà DN đầu tư, sản xuất.
Theo ông Hạnh, ngành chăn nuôi và thú y sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức khi Việt Nam hội nhập cùng TPP. Tuy nhiên, khó khăn nhiều khi đến từ chính quan niệm không đúng của người tiêu dùng Việt Nam đã gây khó khăn cho DN, khiến DN không thể phát triển và hội nhập được. Ông Hạnh dẫn chứng, con gà được nuôi tự nhiên, ăn rau (có thể có thuốc trừ sâu), hay ăn các thức ăn tự nhiên (không được kiểm soát) thì được cho là gà sạch. Trong khi đó con gà nuôi công nghiệp, ăn cám công nghiệp có kiểm dịch rõ ràng thì lại cho rằng gà không sạch, lại không có giá trị bằng con gà nuôi tự nhiên. “Điều này rất vô lý. Tôi cho rằng quan niệm về sạch, bẩn của người tiêu dùng Việt Nam đang có sự nhầm lẫn. Phân tích như vậy để thấy rằng, các cơ quan chức năng liên quan có thể ủng hộ DN bằng cách giảm bớt các thủ tục hành chính, giảm thiểu các văn bản rắc rối, gây phiền hà cho DN, đồng thời tuyên truyền để người tiêu dùng có thể nhận thức đúng về sản phẩm sạch, bẩn. Nếu làm được điều đó, các DN Việt Nam sẽ có đủ điều kiện cũng như tự tin để cạnh tranh, hội nhập”- ông Hạnh nói.
Mỗi DN đều đặt ra cho mình một sứ mệnh, một tầm nhìn trước. Và bên cạnh đó là cả những lo âu, mong mỏi hiện hữu. Mong rằng những chủ trương, chính sách của Chính phủ về việc tạo dựng một môi trường kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, minh bạch sẽ ngày càng đạt kết quả rõ nét, để cộng đồng DN phát triển, đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
Tin liên quan
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel Post tích cực triển khai công tác cứu trợ vùng lũ
19:58 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Trao quyết định công nhận doanh nghiệp ưu tiên cho Công ty TNHH Luxshare-ICT (Vân Trung)
19:57 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel thần tốc phủ sóng di động ngay trong đêm phục vụ cứu hộ cứu nạn tại Làng Nủ (Bảo Yên, Lào Cai)
16:01 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform