“Ngoại giao cây tre” - Nâng tầm vị thế Việt Nam
Năm 2023, Việt Nam để lại nhiều dấu ấn ngoại giao tại các diễn đàn đa phương Khẳng định vị thế Việt Nam Tổng Bí thư: Quyết tâm phát triển nền đối ngoại và ngoại giao hiện đại |
Ngày 12/12/2023, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Phu nhân chủ trì lễ đón cấp Nhà nước Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân thăm Việt Nam từ ngày 12 đến 13/12/2023. Ảnh: TTXVN |
Tính đến nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 191/193 nước thành viên Liên hợp quốc (LHQ), có quan hệ Đối tác chiến lược với tất cả các nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) - những nước quan trọng và có tiếng nói nhất trên thế giới. Đặc biệt, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Việt Nam hồi tháng 9/2023, hai nước đã nhất trí nâng quan hệ lên thành Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, đưa số nước thành viên thường trực HĐBA mà Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện lên 3/5 nước gồm Mỹ, Nga, Trung Quốc. Hiện 6 nước Đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam cũng đều là những nước có tầm ảnh hưởng trong khu vực và quốc tế, gồm: Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, qua đó vừa giữ vững hòa bình, độc lập, tạo thêm động lực, cơ hội phát triển cho kinh tế-xã hội Việt Nam, vừa giúp khẳng định vai trò, vị thế của Việt Nam trong các khuôn khổ, diễn đàn đa phương. Tất cả thành tựu này là những minh chứng rõ nét, khẳng định bản sắc “ngoại giao cây tre Việt Nam”, được các chuyên gia, học giả trong và ngoài nước đánh giá cao.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10 đến 11/9/2023. Ảnh: TTXVN |
“Ngoại giao cây tre Việt Nam”
Từ nghìn đời nay, cây tre luôn rất đỗi thân thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam, từ làng quê đến thành thị, từ đồng bằng đến miền núi. Cây tre đi vào truyền thuyết Thánh Gióng, xuất hiện trong thơ ca và ca dao, tục ngữ Việt Nam, như Cây tre Việt Nam của Thép mới, Tre Việt Nam của Nguyễn Duy hay như “Tre già măng mọc”...
Dựa trên hình ảnh ấy, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên nhắc tới khái niệm “ngoại giao cây tre” tại Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 vào năm 2016. Theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phong cách ngoại giao cây tre thể hiện sự "mềm mại mà cứng cỏi, nhân ái mà quật cường, biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người... thể hiện tâm hồn và khí phách của dân tộc Việt Nam". Sau đó, vào ngày 14/12/2021, tại Hội nghị Đối ngoại lần thứ nhất, cũng là năm đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát nội hàm cơ bản của nền đối ngoại, ngoại giao mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”. Theo đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hoá dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá thế giới và tư tưởng tiến bộ của thời đại, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc và độc đáo của Thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam: Gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển”. Tổng Bí thư cũng lý giải gốc vững chính là truyền thống tự lực, tự cường, là lợi ích quốc gia – dân tộc, được dẫn dắt bởi nền tảng tư tưởng của Đảng. Thân chắc chính là bản lĩnh kiên cường trước mọi thử thách, khó khăn, là những cốt lõi đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong thời kỳ Đổi mới đã được thực tiễn kiểm chứng và vun đắp. Cành uyển chuyển là ứng xử “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Điều này có nghĩa đây là một nền ngoại giao thấm đượm tâm hồn cốt cách và khí phách của dân tộc Việt Nam là mềm mại, khôn khéo nhưng rất kiên cường, quyết liệt; linh hoạt sáng tạo nhưng rất bản lĩnh, kiên định can trường trước mọi thử thách khó khăn vì độc lập dân tộc, vì tự do hạnh phúc của nhân dân. Với tinh thần đoàn kết nhân ái nhưng kiên quyết kiên trì bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc; biết nhu biết cương, biết thời biết thế, biết mình biết người, để biết tiến biết thoái, tùy cơ ứng biến.
Hầu hết chuyên gia, học giả quốc tế khi đánh giá về trường phái "ngoại giao cây tre” đều cho rằng hình ảnh cây tre với "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển" mang đậm bản sắc Việt Nam và rất phù hợp với chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa của Việt Nam. Nói cách khác, việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sử dụng hình ảnh “gốc vững chắc, thân mềm mại, cành uyển chuyển” của cây tre chính là mô tả cách tiếp cận chính sách đối ngoại của Việt Nam là có “nhiều bạn bè hơn, ít kẻ thù hơn”, là kim chỉ nam dẫn đường để triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa trong tình hình mới, bảo vệ tối đa lợi ích quốc gia-dân tộc. Nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khamvisan Keosoupha khẳng định, dựa trên tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, kết hợp với truyền thống văn hóa đặc sắc và chính sách ngoại giao hòa bình của dân tộc, trường phái "ngoại giao cây tre" Việt Nam sẽ không chỉ phù hợp với điều kiện Việt Nam và đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay, mà còn phù hợp với mọi thời đại.
Gốc vững, thân chắc
Điểm đặc biệt của cây tre có thể sinh sôi, bám chắc ở mọi vùng đất, từ đất phù sa tới những nơi cằn cỗi, khắc nghiệt. Ngoại giao “cây tre Việt Nam” bén rễ từ nền văn hóa Việt Nam với truyền thống hòa hiếu nhưng cũng rất quật cường. Chủ tịch Hồ Chí Minh-Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) đã đặt nền móng, trực tiếp chỉ đạo và dẫn dắt sự phát triển của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam từ triết lý và truyền thống ngoại giao của ông cha ta. Đó là nhân nghĩa, khoan dung, hòa hiếu, mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, cương nhu, biết mình, biết người, biết thời, biết thế vì “lợi ích dân tộc là trên hết”. Chính vì vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy phải “dĩ bất biến, ứng vạn biến” vì mục tiêu độc lập dân tộc, dùng ngoại giao để đẩy lùi xung đột, đưa đất nước tới hòa bình, phát triển. Đây cũng là lý do để “gốc tre” của ngoại giao Việt Nam nói riêng và đất nước nói chung bén rễ, vươn cành vững chắc hơn với những thành quả thật đáng tự hào, bất chấp giông tố của thời cuộc.
Tiến sĩ Joe Pateman thuộc Khoa Chính trị và Quan hệ quốc tế Đại học Nottingham (Anh) đánh giá "rễ khỏe" của cây tre trong trường phái "ngoại giao cây tre" chính là những nguyên tắc chỉ đạo cốt lõi như lợi ích dân tộc, độc lập, tự chủ trong quan hệ đối ngoại - những nguyên tắc đã ăn sâu vào tư tưởng ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh và tạo nền tảng cho đường lối đối ngoại của Việt Nam.
Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Hải - nghiên cứu viên Trung tâm Tương lai chính sách, Đại học Queensland (Australia) nêu rõ thành tựu của trường phái "ngoại giao cây tre Việt Nam” cho đến nay chính là góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, tạo môi trường hòa bình và thuận lợi để phục vụ phát triển đất nước; đồng thời có đóng góp tích cực và trách nhiệm vào đảm bảo an ninh, hòa bình và phát triển trong khu vực và trên thế giới, góp phần tạo cho Việt Nam “có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.
Cùng chung ý kiến trên, nhà báo kỳ cựu người Indonesia, ông Mohammah Anthony đánh giá lợi ích và mục tiêu cao nhất trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam là giữ vững hòa bình để phát triển, có nghĩa là tạo lập môi trường quốc tế hòa bình, thuận lợi cho các nỗ lực đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa; thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và an ninh quốc gia.
Cành uyển chuyển
Khi gốc tre tượng trưng cho sự vững chắc, “dĩ bất biến” trong khẳng định và bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc thì cành tre lại uyển chuyển, linh hoạt để “ứng vạn biến”. Ngoại giao “cây tre Việt Nam” không phải “gió chiều nào nghiêng chiều ấy” mà có lúc “nên lũy, nên thành” kiên quyết, kiên trì bảo vệ lẽ phải, bảo vệ lợi ích quốc gia-dân tộc, có khi mềm mại, uyển chuyển “lấy nhu khắc cương”. Chính vì vậy, nếu trước đây, nhắc đến Việt Nam là một đất nước chiến tranh, bị bao vây, cấm vận, thì hiện nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với hơn 190 quốc gia trên thế giới, trong đó có quan hệ đối tác chiến lược và đối tác toàn diện với 30 nước; có quan hệ kinh tế với trên 230 quốc gia, vùng lãnh thổ; đã ký 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có các FTA thế hệ mới; là thành viên tích cực của hơn 70 tổ chức, diễn đàn đa phương quan trọng… Đặc biệt, từ cựu thù, Việt Nam và Mỹ đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9/2023. Nhân dịp này, hai nước cũng ký kết thỏa thuận hợp tác về chất bán dẫn, khoáng chất thiết yếu. Hiện Mỹ coi Việt Nam là một trong những "mắt xích" chiến lược ở Đông Nam Á trong nỗ lực của Mỹ nhằm thiết lập một chuỗi cung ứng toàn cầu bền vững. Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đánh giá chưa bao giờ quan hệ Việt Nam-Mỹ phát triển tốt đẹp như ngày nay.
Mạng lưới quan hệ đối ngoại rộng mở và ngày càng sâu sắc giúp Việt Nam củng cố vững chắc môi trường hòa bình, ổn định và độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; đồng thời mở ra nhiều thị trường xuất nhập khẩu, tranh thủ nhiều nguồn vốn, công nghệ và tri thức bên ngoài phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với việc triển khai "ngoại giao cây tre", Việt Nam đang ngày càng khẳng định mình là đối tác đáng tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong tiến trình hội nhập quốc tế và khu vực.
Tiến sĩ Beak Yong-hun, Phó Giáo sư Việt Nam học thuộc Khoa Nghiên cứu châu Á và Trung Đông thuộc Đại học Dankook (Hàn Quốc), nhận định cùng với các khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện đã được xác lập trước đó với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và Hàn Quốc, việc Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ và Nhật Bản lên Đối tác chiến lược toàn diện trong năm 2023 cho thấy Việt Nam đang tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao cân bằng, đậm bản sắc “ngoại giao cây tre”. Danh sách đối tác chiến lược, đối tác chiến lược toàn diện ngày càng được mở rộng cho thấy niềm tin của các nước đối với Việt Nam.
Không chỉ vậy, Việt Nam còn ghi dấu ấn trên trường quốc tế khi tham gia tích cực và chủ động vào các diễn đàn đa phương, các cơ chế của LHQ như HĐBA LHQ, Hội đồng Nhân quyền LHQ... chứng tỏ Việt Nam thực sự là bạn, là đối tác tin cậy và là thành viên tích cực, có trách nhiệm. Cụ thể, Việt Nam đã hai lần hoàn thành tốt trọng trách ủy viên không thường trực HĐBA LHQ, tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn, trong đó có Hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên (2019), hai lần đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), trúng cử với số phiếu cao vào nhiều tổ chức, cơ quan có uy tín của LHQ như Ủy ban Luật pháp quốc tế, Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, Hội đồng Chấp hành UNESCO, Hội đồng Khai thác Bưu chính của Liên minh Bưu chính thế giới,… tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ, lần đầu tiên cử đoàn tham gia cứu hộ, cứu nạn trong trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Đánh giá về những thành tựu ngoại giao của Việt Nam, nhà báo Ngụy Vi, Trưởng Ban tiếng Việt, Đài Phát thanh – Truyền hình Trung ương Trung Quốc cho rằng công tác đối ngoại góp phần quan trọng làm thay đổi vị thế quốc tế, từng bước nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Hiếm có nước nào chỉ trong 1 năm, đón cả Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sang thăm như Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam đang chủ động và vững bước trên hành trình khẳng định tiếng nói, vai trò, vị thế ngày càng tăng trên trường quốc tế; thu hút hiệu quả các nguồn lực bên ngoài cho công cuộc phát triển kinh tế-xã hội. Với những mối quan hệ ngày càng được mở rộng, thực chất và hiệu quả, với uy tín chính trị ngày càng được củng cố trong mắt bạn bè, đối tác quốc tế, Việt Nam sẽ vẫn duy trì tâm thế tự tin, khí thế sẵn sàng vượt qua những khó khăn, tiếp tục khẳng định là thành viên chủ động, tích cực và trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
Tin liên quan
Trung Quốc ngừng mua vàng dự trữ tháng thứ năm liên tiếp
08:00 | 08/10/2024 Nhìn ra thế giới
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
20:58 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phụ san panorama Chiến dịch Điện Biên Phủ của Báo Nhân Dân nhận giải thưởng quốc tế
17:36 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Dư địa để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát cả năm vẫn còn khá nhiều
14:06 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam-Lào nhất trí tập trung thực hiện hiệu quả các thỏa thuận
11:50 | 09/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
WB nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
14:39 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng ra công điện hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh
10:56 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung Việt-Pháp về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron
08:00 | 08/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
19:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất cơ sở pháp lý lập sàn giao dịch dữ liệu
18:47 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
5 nhiệm vụ cấp thiết, phấn đấu GDP năm 2024 tăng trên 7%
18:45 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP quý 4/2024 từ 7,5 đến 8%
18:27 | 07/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan Hà Nam Ninh đồng hành cùng DN tiêu biểu tỉnh Hà Nam, Nam Định và Ninh Bình
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu vấn đề Biển Đông và giải pháp cho Myanmar
Rút ra nhiều bài học từ hỗ trợ doanh nghiệp tuân thủ
TP Hồ Chí Minh giới thiệu loạt chính sách thu hút đầu tư
Bắt ô tô tải chở gần 1.600 sản phẩm thời trang giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics