Nguyên nhân “bóng ma” Covid-19 trở lại châu Á
Trung tâm điều trị Covid-19 tại Ấn Độ |
Truyền thông quốc tế đã đưa ra một số nguyên nhân của thực trạng này tại các nước châu Á-Thái Bình Dương và đề xuất những giải pháp kèm theo.
Theo trang Bloomberg, nguyên nhân chính là do thiếu vắc xin nên nhiều nước châu Á chậm triển khai tiêm phòng. Tỷ lệ người dân châu Á được tiêm chủng rất thấp, từ 1% đến hơn 2%. Chẳng hạn tại Nhật Bản, tỷ lệ này chỉ ở mức 2,3%, trong khi ở Mỹ và châu Âu, số người dân đã được tiêm đầy đủ lần lượt là hơn 50% và 30%.
Trang Bloomberg cho rằng tính kỷ luật và sự gắn kết xã hội, cũng như việc chấp nhận các biện pháp giám sát chặt chẽ bằng các phương tiện công nghệ cao - những biện pháp từng làm nên thành công cho chiến lược “Zero Covid” - lần này đã không giúp ích được cho các nước châu Á, kể cả những quốc gia và vùng lãnh thổ từng được coi là hình mẫu như Đài Loan, gây ra một làn sóng dịch bệnh dữ dội hiện nay.
Bloomberg giải thích lý do như sau: châu Á đang trở thành nạn nhân của chính sự thành công của mình. Việc nỗ lực bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người dân trong những đợt dịch năm 2020 đã khiến nhiều nước gần như “ngủ quên trên chiến thắng”, thiếu động lực tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin vốn rất khan hiếm. Nhiều nước còn có thái độ thụ động “chờ thời”, lo sợ về những rủi ro từ những loại vắc xin mang tính cách mạng như Pfizer/BioNtech và Moderna, hay những hiệu ứng phụ của vắc xin AstraZeneca. Có thể nói, nỗi sợ vắc xin của người dân châu Á còn lớn hơn cả nỗi sợ virus SARS-CoV-2, dù có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ an toàn của những loại vaccine đó là cao. Đây cũng là hiện tượng đang làm chậm lại các chiến dịch tiêm chủng ở phương Tây.
Trong khi đó, nhật báo Le Monde (Pháp) cho rằng người dân châu Á dường như vẫn tỏ ra lưỡng lự về việc tiêm chủng. Theo kết quả thăm dò của IPSOS hồi tháng 1/2021, chỉ có 14% người Hàn Quốc, 22% người Nhật Bản cho biết sẵn sàng tiêm phòng, trong khi đó, tỷ lệ này ở người Mỹ là 53%. Hậu quả là, nhiều nước và vùng lãnh thổ lần đầu bị bùng dịch. Các nước giàu như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia bị ảnh hưởng nặng về kinh tế vì đóng biên giới, trong khi các nước tiêm chủng nhiều nhất như Israel, Mỹ đang dần chuẩn bị thoát khỏi "bóng ma" Covid-19.
Hãng tin Bloomberg lưu ý một cách tiếp cận cứng nhắc có thể sẽ có gây ra những hệ quả đối với việc khôi phục nền kinh tế. Việc đóng cửa rồi lại mở cửa tạm thời kéo dài trong nhiều tháng sẽ là một chiến lược tốn kém, nhất là đối với nhiều trung tâm tài chính lớn như Singapore và Hồng Kông (Trung Quốc). Cần nhớ rằng những nền kinh tế thịnh vượng được là nhờ các hoạt động giao thương và du lịch.
Trước thực trạng trên, truyền thông quốc tế nhận định điều cần thiết hiện nay là châu Á phải gia tăng sản xuất, quản lý vắc xin một cách hiệu quả, như khu vực này từng làm trong xử lý khủng hoảng dịch tễ trước đây.
Tin liên quan
Vinamilk được vinh danh tại hạng mục Green Leadership
07:21 | 17/07/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
“Cửa sáng” xuất khẩu tới thị trường châu Á - châu Phi
08:20 | 19/06/2024 Kinh tế
Để duy trì "phép màu kinh tế" châu Á
07:57 | 02/06/2024 Nhìn ra thế giới
Thái Lan nêu hàng loạt ưu tiên chính sách của chính phủ
09:09 | 13/09/2024 Nhìn ra thế giới
Tương lai nhiều bất định của thị trường năng lượng thế giới
07:52 | 12/09/2024 Nhìn ra thế giới
Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát
08:21 | 11/09/2024 Nhìn ra thế giới
EU cần 800 tỷ euro một năm để vực dậy nền kinh tế trì trệ
09:26 | 10/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực sản xuất của Nga
10:22 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài
10:21 | 09/09/2024 Nhìn ra thế giới
Điện Kremlin phản hồi cáo buộc Nga can thiệp bầu cử Mỹ năm 2024
09:01 | 08/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nợ quốc gia của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á tăng vọt
09:41 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật ngân sách hơn 110 tỷ USD cho năm 2025
09:39 | 06/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga nghiên cứu điều chỉnh học thuyết hạt nhân để phù hợp với tình hình mới
09:32 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành giáo dục nhân dịp khai giảng
09:31 | 05/09/2024 Nhìn ra thế giới
ASEAN tăng cường hợp tác tình báo quân sự vì hòa bình, an ninh khu vực
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
Nga và Mông Cổ có lập trường tương đồng về nhiều vấn đề toàn cầu
09:19 | 04/09/2024 Nhìn ra thế giới
bawns cas h5
Tin mới
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
Tổng cục Hải quan phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics