Nhân lực ngành logistics hướng đến sự thích ứng trước những biến động, rủi ro
Ngành dịch vụ logistics đang cần nguồn nhân lực chất lượng cao. Ảnh: T.H |
Phát triển nhân lực chất lượng cao
Tại Hội thảo trực tuyến “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành logistics Việt Nam hướng đến sự thích ứng trước những biến động và rủi ro” được tổ chức mới đây, các chuyên gia trong ngày đều cho rằng, trong giai đoạn hiện nay, một trong những giải pháp cho nguồn nhân lực của ngành dịch vụ logistics cần đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao.
Ông Lê Duy Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, hiện nay Việt Nam có khoảng 30.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, trong đó có khoảng 4.000 doanh nghiệp hoạt động vận chuyển hàng hóa nội địa và quốc tế. Đại dịch Covid - 19 đã đặt ra những thách thức chưa từng có đối với ngành dịch vụ Logistics. Trước tình thế đó, sự xuất hiện của nhiều xu thế mới làm thay đổi tư duy, quan điểm về cách thức kinh doanh truyền thống, đặt ra nhiều câu hỏi lớn cho công tác hoạch định và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, theo ông Hiệp, bản thân doanh nghiệp cần chủ động thích ứng như thế nào trước những sự thay đổi này. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics cũng như các cơ sở đào tạo cũng cần hoạch định và định hướng những hướng đi mới trong công tác phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ Logistics. Trong chiến lược phát triển của ngành, hiệp hội đã đề ra nhiệm vụ quan trọng hiện nay là đẩy nhanh chuyển đổi số và phát triển nguồn nhân lực logistics chất lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hợp tác quốc tế.
Ông Brendon Brooker, Bí thư thứ 2 Đại sứ Úc tại Việt Nam chia sẻ, đại dịch Covid-19 đã gây ra vô số sự gián đoạn chuỗi cung ứng nguyên liệu cho sản xuất, các vấn đề giao nhận hàng đến khách hàng cuối cùng,... đồng thời tạo sức ép căng thẳng cho các doanh nghiệp trong bối cảnh biến đổi nhanh chóng với nhiều xu hướng mới nổi như phát triển bền vững, tự động hóa trong sản xuất, trí tuệ nhân tạo hay các hiệp định thương mại tự do. "Trong 18 tháng kể từ khi xuất hiện dịch Covid-19 đến nay, chúng ta đã học được rất nhiều trong việc nhanh chóng phản ứng, thích ứng khi đối mặt với những sự thay đổi, thách thức và cơ hội ở quy mô lớn như hiện nay. Các doanh nghiệp có khả năng thích ứng một phần là do họ sở hữu lực lượng lao động chất lượng cao", ông Brendon Brooker nhấn mạnh.
Nhận định về vai trò nguồn nhân lực logistics, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương cho rằng, cùng với thể chế chính sách, cơ sở hạ tầng, năng lực doanh nghiệp, công nghệ thì nhân lực là một khía cạnh nền tảng, mang tính chất căn cơ trong việc phát triển dịch vụ logistics bền vững.
Ttheo ông Hải, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ, yêu cầu về chất lượng, trình độ chuyên môn và kỹ năng của nguồn nhân lực logistics ngày càng cần phải được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu của thời đại, đặc biệt là nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn sâu về ngành, các kỹ năng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ năng giao tiếp, marketing, đàm phán, triển khai... Đây sẽ là yếu tố then chốt, quan trọng và cấp thiết, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về lâu dài, nhân lực sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng bắt kịp với các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước, khu vực và quốc tế.
Kết hợp “ba nhà”
Theo nhận định của các chuyên gia, trong những năm qua, dịch vụ logistics tại Việt Nam có những bước phát triển mạnh mẽ, đặt ra nhu cầu rất cao đối với nguồn nhân lực cho lĩnh vực này cả về số lượng và chất lượng. Có nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ là yếu tố quyết định để giúp doanh nghiệp logistics Việt Nam nhanh chóng đuổi kịp các nước, nâng cao tính cạnh tranh, mở rộng thị trường ở cả trong nước và quốc tế.
Trên thực tế, công tác đào tạo nhân lực logistics ở Việt Nam còn một số hạn chế, từ nhận thức chưa đồng đều của các trường cũng như xã hội; đội ngũ giảng viên còn thiếu và chưa được đào tạo bài bản; hệ thống giáo trình chưa được chuẩn hóa, tính kết nối với doanh nghiệp còn hạn chế. Theo PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa, Viện Trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam- Trường ĐH Quốc tế, ĐH Quốc gia TPHCM đã chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay kết hợp xây dựng mô hình nghiên cứu để xác định các nhóm kỹ năng cần thiết trang bị cho nhân lực logistics. Trên cơ sở đó, đề xuất một số nhóm giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực logistics Việt Nam hướng đến thích ứng trước những biến động và rủi ro như: hoàn thiện bộ kỹ năng nghề với sự tham gia góp ý xây dựng từ phía nhà trường và cả doanh nghiệp; cần có sự quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao chất lượng giảng viên đặc biệt trong lĩnh vực logistics thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn.
Đặc biệt, cần có sự chung tay của ba nhà: Nhà nước – Nhà trường– Nhà doanh nghiệp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực nhằm thích ứng với sự biến động và rủi ro, bà Hòa nói.
Là ngành xương sống trong lĩnh vực logistics, nhưng tình trạng nguồn lao động của ngành dịch vụ logistics còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường lao động cũng như xu hướng phát triển công nghệ của ngành. Đây là thách thức lớn không chỉ cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics mà còn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế.
Đúng ở góc độ doanh nghiệp, chia sẻ về nhu cầu tuyển dụng nhân lực trong tương lai thời gian tới, ông Vũ Đức Thịnh, Tổng Giám đốc Lazada Logistics Việt Nam đã thể hiện góc nhìn với nhu cầu nguồn nhân lực trong lĩnh vực E-Logistics phục vụ cho E-Commerce
Giáo sư Devinder Grewal – Viện Logistics Vận tải và Hàng hải Austraylia đã nhận định “Những thay đổi trong môi trường đó là: tự động hóa và robot được thúc đẩy bởi trí tuệ nhân tạo đòi hỏi sự thay đổi từ nguồn nhân lực, từ đó cần sự phối hợp của các bên nhà trường, nhà nước và nhà doanh nghiệp nhằm hỗ trợ tạo ra các kỹ năng mới thích ứng với môi trường thay đổi."
Logistics là một ngành kinh tế đa ngành, mang tính thời đại sâu sắc, đặc biệt là trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, logistics không chỉ chịu tác động từ sự phát triển của công nghệ thông tin, công nghệ số, tự động hóa và các mô hình quản trị logistics tiên tiến mà còn phải chuẩn bị sẵn sàng cho một giai đoạn mới, những thay đổi mới với những tiền đề được đặt ra bởi đại dịch Covid-19 và cách mạng công nghiệp 4.0. Với sự chung tay của nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp sẽ định hướng đào tại phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics nhằm thích ứng trước những biến động và rủi ro, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành logistics Việt Nam./.
Tin liên quan
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
09:44 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 54 tỷ USD: Nhiệm vụ khả thi
08:48 | 14/09/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
10:41 | 15/09/2024 Kinh tế
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
06:42 | 15/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
21:57 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
16:02 | 14/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đáp ứng tiêu chuẩn, xuất khẩu thành công vào thị trường Hoa Kỳ
14:16 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
MSB giảm lãi suất cho vay với khách hàng chịu thiệt hại bởi bão lũ
14:09 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel khắc phục gián đoạn thông tin tại các tỉnh miền núi phía Bắc chịu ảnh hưởng lũ lụt
10:27 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinamilk hỗ trợ gần 3 tỷ đồng sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu cho người dân miền Bắc
07:49 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sân golf Văn Lang Empire T&T Golf Club chính thức được vận hành theo chuẩn quốc tế
07:46 | 13/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cảng biển phát triển xứng tầm với khu vực và thế giới
20:37 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Thanh tra, xử phạt 3 doanh nghiệp thực phẩm
16:29 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ngành Hải quan đã nỗ lực tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Hàn Quốc
16:19 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
11:41 | 12/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bảo hiểm nhân thọ bước đầu chi trả, hỗ trợ gần 10 tỷ đồng cho thiệt hại bão số 3
20:00 | 11/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
bawns cas h5
Tin mới
Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh: Ngăn chặn hàng loạt vụ vận chuyển ma túy tinh vi
TP Hồ Chí Minh đồng hành với doanh nghiệp trong sản xuất, xuất khẩu xanh
Thu tiền cho thuê đất, thuê mặt nước đã vượt dự toán năm 2024
Doanh nghiệp tăng lượng hàng hóa, bán hàng không lợi nhuận hỗ trợ vùng bão lũ
Quản trị doanh nghiệp theo ESG như thế nào để thành công?
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform