Nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất đẩy giá cao su nhích lên
Giá cao su xuất khẩu khó phục hồi dù đã qua giai đoạn tồi tệ nhất | |
Doanh nghiệp cao su xoay xở thoát khó | |
VRG đặt mục tiêu năm 2020 tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế 4.961 tỷ đồng |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Dự báo trái chiều
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), 10 ngày giữa tháng 8/2020 vừa qua, giá cao su trên các thị trường châu Á ghi nhận tăng.
Cụ thể như tại sàn SHFE Thượng Hải (Trung Quốc), ngày 18/8/2020, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 9/2020 giao dịch ở mức 11.240 NDT/ tấn (tương đương 1,62 USD/tấn), tăng 0,7% so với 10 ngày trước đó và tăng 6,6% so với ngày 18/8/2019.
Tại Thái Lan, ngày 18/8/2020 giá cao su RSS 3 chào bán ở mức 52,9 Baht/kg (tương đương 1,69 USD/kg), tăng 5,3% so với 10 ngày trước đó và tăng 16% so với ngày 18/8/2019…
Giá cao su tăng do nhiều hãng ô tô phục hồi sản xuất. Theo đó, một số hãng sản xuất xe ô tô của Nhật Bản đã bắt đầu nới lỏng mức cắt giảm công suất trong tháng 8/2020. Hãng Toyota dự kiến sẽ chỉ giảm 3% công suất trong tháng 8/2020, giảm ít hơn nhiều so với các mức cắt giảm 10% trong tháng 7/2020 và 40% trong tháng 6/2020.
Hãng Nissan dự kiến sẽ cắt giảm 20% lượng xe hơi sản xuất hàng năm của hãng. Doanh số bán ô tô mới tại Trung Quốc tháng 7/2020 tăng tháng thứ 4 liên tiếp, đạt 2,11 triệu xe, tăng 16,4% so với tháng 7/2019.
Hiệp hội Các nước sản xuất Cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo tiêu thụ cao su tự nhiên toàn cầu trong giai đoạn từ tháng 8-10/2020 sẽ tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2019 do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc, Hoa Kỳ và các nước tiêu thụ lớn khác dần cải thiện.
Trong khi đó, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu từ tháng 7-10/2020 dự báo giảm 2,4% so với cùng kỳ năm 2019.
Cả năm 2020, triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên theo ANRPC sẽ đạt 12,75 triệu tấn, tăng so với mức 12,67 triệu tấn trong dự báo trước và tăng 7,3% so với năm 2019. Sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu năm 2020 dự báo đạt 13,19 triệu tấn, giảm 4,5% so với năm 2019. Nhu cầu tăng trong khi sản lượng giảm sẽ tiếp tục đẩy giá cao su tự nhiên đi lên.
Không lạc quan như ANRPC về triển vọng nhu cầu cao su tự nhiên trong những tháng tới, Tập đoàn Nghiên cứu Cao su Quốc tế (IRSG) dự báo nhu cầu cao su tự nhiên thế giới năm 2020 sẽ giảm 11% so với năm 2019, xuống còn 12,12 triệu tấn, sau đó sẽ hồi phục trong năm 2021 (tăng 7,8%).
Nguyên nhân giảm là do các nước thực hiện những biện pháp chống dịch Covid-19 nên các nhà máy phải tạm dừng hoạt động, kinh doanh bán lẻ trì trệ, thiếu nhân lực lao động…
Giá cao su xuất khẩu ra sao?
Tại Việt Nam, trong 10 ngày giữa tháng 8/2020, giá mủ cao su nguyên liệu trên cả nước có xu hướng tăng theo giá của thị trường thế giới.
Ngày 18/8/2020, giá thu mua mủ nước của Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng ở mức 267 đồng/TSC, tăng 7 đồng/TSC so với 10 ngày trước đó; giá thu mua mủ tạp cũng được điều chỉnh lên mức 235 đồng/TSC, tăng 7 đồng/TSC.
Về xuất khẩu, thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy, 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su đạt 684,75 nghìn tấn, trị giá 883,67 triệu USD, giảm 12,2% về lượng và giảm 17,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Giá bình quân xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 7/2020 ở mức 1.209 USD/tấn, tăng 1,6% so với tháng 6/2020, nhưng giảm 13,4% so với tháng 7/2019.
Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) đánh giá, hiện nhu cầu trong và ngoài nước còn yếu. Bối cảnh xung đột thương mại giữa các nước lớn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến cầu của các nguyên liệu đầu vào trong đó có mặt hàng cao su tự nhiên.
Dự báo, trong thời gian tới giá cao su tự nhiên xuất khẩu của Việt Nam khó có thể phục hồi như trước giai đoạn đại dịch Covid-19.
Từ góc độ doanh nghiệp ngành cao su, chia sẻ về những phương hướng khắc phục khó khăn trong những tháng còn lại của năm nay, ông Trần Ngọc Thuận, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG) cho biết, VRG đã chủ động đề ra các định hướng, giải pháp phù hợp trong điều hành, quản lý nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh Tập đoàn có lợi nhuận, duy trì việc làm và thu nhập cho người lao động thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
Cụ thể, VRG đã đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, các đầu mối là tham tán kinh tế tại các nước, các khu vực để mở rộng và tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, tìm kiếm thêm nhiều thị trường, khách hàng mới, tập trung vào các thị trường có sử dụng cao su thiên nhiên nhưng ít bị tác động bởi dịch Covid-19 hoặc các thị trường có sự phục hồi trong sản xuất săm lốp… nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Khối lượng nhập khẩu cao su 7 tháng đầu năm của Việt Nam lên 452 nghìn tấn, giá trị 625 triệu USD; tăng 21,4% về lượng nhưng giảm 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. Thị trường nhập khẩu cao su chủ yếu của Việt Nam là Hàn Quốc (chiếm 18,1%), Campuchia (16,2%) và Nhật Bản (12,8%). |
Tin liên quan
EU "chia rẽ" về việc áp thuế xe điện Trung Quốc
07:59 | 16/09/2024 Xe - Công nghệ
Nhập khẩu hơn 100.000 ô tô trong 8 tháng, tăng mạnh so với 2023
09:55 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Mitsubishi Triton 2024 – Mới hoàn toàn, giá chốt từ 655 triệu đồng
09:46 | 12/09/2024 Xe - Công nghệ
Khuyến cáo thực hiện nghiêm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Hàn Quốc
19:22 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020 CPI Hà Nội tăng 2,67% so năm 2019
10:53 | 31/12/2020 Nhịp độ phát triển
EVFTA “cứu” xuất khẩu cá ngừ không bị giảm sâu
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Vừa đạt hơn 41 tỷ USD, xuất khẩu nông sản "nhắm" tới 50 tỷ USD
15:33 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Lưu ý mới nhất về thực thi quy tắc xuất xứ trong EVFTA
14:19 | 30/12/2020 Nhịp độ phát triển
Kiến nghị tiết giảm chi phí tạo đà cho xuất khẩu dệt may đạt 39 tỷ USD
15:25 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Khởi động Triển lãm Quốc tế Đổi mới sáng tạo 2021
15:10 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ngân hàng tiếp tục giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay
11:03 | 29/12/2020 Nhịp độ phát triển
Ách tắc hàng hoá, xuất khẩu cá tra vào Trung Quốc giảm sâu
18:24 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2021 xuất khẩu nông sản đạt 44 tỷ USD ?
15:35 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Năm 2020, Việt Nam có mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới
08:58 | 28/12/2020 Nhịp độ phát triển
Gần 1.200 gian hàng tại Triển lãm Quốc tế VIETBUILD HOME 2020
19:46 | 26/12/2020 Nhịp độ phát triển
Chưa có lô gạo xuất khẩu nào mang logo thương hiệu gạo Việt Nam
18:42 | 25/12/2020 Nhịp độ phát triển
Tin mới
Vinamilk cùng trẻ em vùng khó khăn, sau bão lũ vui đón trung thu
8 tháng chi hơn 246 tỷ USD nhập chủ yếu là máy móc thiết bị
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9
Một chạm để thanh toán với thẻ MSB trên Apple Pay
FPT Long Châu chuyển nhanh 10 tấn thuốc hỗ trợ người dân vùng bão lũ
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform