Nhiều quy định mới trong xây dựng văn bản pháp luật tài chính
Quy chế này được coi như là "xương sống mới" cho công tác xây dựng, ban hành văn bản QPPL của ngành Tài chính, thay thế cho các quy định tại Quyết định 2545/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành năm 2007.
Phải có nội dung xây dựng chính sách
Một nội dung quan trọng được Bộ Tài chính bổ sung vào Quy chế mới là quy định về nội dung xây dựng chính sách.
Có thể nói, một trong những đổi mới mang tính đột phá của Luật Ban hành văn bản QPPL là việc tách bạch quy trình xây dựng chính sách với quy trình soạn thảo luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị định của Chính phủ.
Theo nguyên tắc này, hoạt động soạn thảo thuần túy chỉ mang tính kỹ thuật và được thực hiện theo các nội dung chính sách đã được duyệt. Như vậy, các khâu tổng hợp thực tiễn, đánh giá thi hành pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế (nếu có)… sẽ được thực hiện ở khâu xây dựng chính sách, đề xuất lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Cụ thể hóa điều đó, Quy chế mới của Bộ Tài chính quy định: Khi đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, nghị định của Chính phủ, các đơn vị phải xây dựng nội dung chính sách.
Nội dung chính sách trong văn bản QPPL tài chính gồm những vấn đề thực tiễn đặt ra cần giải quyết, mục tiêu mong muốn đạt được và các giải pháp, biện pháp để đạt được mục tiêu của vấn đề.
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, đơn vị thuộc Bộ có trách nhiệm đề xuất xây dựng nội dung chính sách; lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL thuộc lĩnh vực được giao quản lý.
Về quy trình thực hiện chính sách, ngoài các quy định cụ thể về tổ chức đánh giá tác động chính sách, lập hồ sơ chính sách, lấy ý kiến tham gia, ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế và trình Bộ lấy ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp,…tại Quy chế mới, Bộ Tài chính đã quy định những việc phải trình Bộ xin chủ trương về xây dựng chính sách đã có cơ sở thực hiện ở các bước tiếp theo của quy trình.
Theo đánh giá của Vụ Pháp chế qua thực tiễn triển khai nhiệm vụ xây dựng văn bản QPPL, để hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ xây dựng pháp luật th́ì việc trình Bộ xin chủ trương trước khi thực hiện là rất cần thiết và giảm thiểu rủi ro trong thực hiện.
Đặc biệt, việc này sẽ tránh được những thay đổi phát sinh về nội dung mới - một quy trình được cho là khá phức tạp và kéo dài thời gian do phải tổ chức lại việc đánh giá tác động, lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan… theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL 2015.
Báo cáo định kỳ, tránh nợ đọng
Một nội dung mới nữa được Bộ Tài chính bổ sung là quy định về bảo vệ đề nghị chương trình xây dựng văn bản QPPL để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lập chương trình xây dựng văn bản QPPL.
Theo đó, đã quy định cụ thể trách nhiệm của Vụ Pháp chế trong việc chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ được giao nhiệm vụ chủ trì soạn thảo làm việc với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và Ủy ban pháp luật của Quốc hội để cung cấp các tài liệu liên quan, giải trình các vấn đề vướng mắc (nếu cần) liên quan đến đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; nghị định của Chính phủ và bảo vệ đề nghị chương trình của Bộ Tài chính tại các phiên họp thảo luận, thẩm tra đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.
Đồng thời, để bảo đảm tiến độ, chất lượng văn bản quy phạm pháp luật và khắc phục tình trạng nợ đọng văn bản, bên cạnh việc kế thừa các quy định cũ, Quy chế mới đã bổ sung một số quy định mới nhằm nâng cao trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo từ khâu lập chương trình, thực hiện chương trình xây dựng văn bản pháp luật đến khi văn bản được cấp có thẩm quyền ký ban hành.
Đó là bổ sung quy định về trách nhiệm theo dõi, thực hiện chương trình định kỳ, thực hiện chế độ báo cáo Bộ vào ngày 20 hàng tháng, đề xuất phương án xử lý đối với các trường hợp có khả năng nợ đọng văn bản; quy định rõ kết quả thực hiện chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là một tiêu chí để xem xét, đánh giá kết quả thi đua khen thưởng của các đơn vị.
Có thể nói, việc ban hành Quy chế này là động thái kịp thời của Bộ Tài chính nhằm đưa ra một quy trình để công tác xây dựng, soạn thảo văn bản QPPL trong toàn ngành Tài chính có thể được thực hiện thống nhất và đồng bộ với các quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL năm 2015.
Tin liên quan
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
16:08 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
16:05 | 14/09/2024 Thuế - Kho bạc
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
08:57 | 14/09/2024 Tài chính
Cục Thuế Hà Nội hướng dẫn hỗ trợ thuế, phí trong trường hợp gặp thiên tai
20:00 | 13/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính yêu cầu không để xảy ra tình trạng găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
19:13 | 13/09/2024 Tài chính
Ngân hàng dẫn đầu trong phát hành và mua lại trái phiếu trước hạn
16:36 | 13/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính đề xuất hỗ trợ khẩn cấp 180 tỷ đồng cho Yên Bái, Lào Cai
13:58 | 13/09/2024 Tài chính
Phòng, chống tham nhũng trong ngành Tài chính: Kiên quyết loại bỏ TTHC rườm rà, gây khó khăn cho người dân, doanh nghiệp
09:46 | 13/09/2024 Tài chính
Tổng cục Hải quan trao học bổng cho 15 sinh viên Khoa Thuế và Hải quan
20:45 | 12/09/2024 Hải quan
Ước tính ban đầu chi trả 7.000 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm do bão số 3 và lũ lụt
20:20 | 12/09/2024 Tài chính
Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí được bổ sung chức năng thanh tra chuyên ngành
15:47 | 12/09/2024 Tài chính
Xuất cấp hơn 37 nghìn tấn gạo hỗ trợ học sinh khó khăn học kỳ I
15:23 | 12/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Mô hình nhượng quyền mới, Trung Nguyên E-Coffee ký kết hàng trăm hợp đồng
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform