Top 10 Cổng Game Bắn Cá Trực Tuyến - Bawns Cas H5

Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 18 tỷ m3 vào 2030

(HQ Online) - Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII), nhu cầu nhập khẩu khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045 là cơ bản phù hợp với Nghị quyết 55-NQ/TW.
Nga chưa quyết định yêu cầu thanh toán các hợp đồng LNG bằng ruble
Bộ Công Thương sẽ trình Quy hoạch điện VIII trong quý 1/2022
Đề án Quy hoạch điện VIII chính thức được trình Thủ tướng
Nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 18 tỷ m3 vào 2030
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Tổng công suất nhà máy điện đạt 145.930 MW

Bộ Công Thương vừa gửi tới Thủ tướng Chính phủ báo cáo về rà soát một số nội dung của Quy hoạch điện VIII.

Theo đó, Quy hoạch điện VIII tính toán phương án điều hành theo kịch bản phụ tải cao có tính thêm mức dự phòng 15% công suốt nguồn điện để dự phòng trường hợp tỷ lệ thực hiện phát triển các nguồn điện lớn chỉ đạt được khoảng 85% công suốt nguồn điện theo quy hoạch.

Kết quả chương trình phát triển nguồn điện theo phương án điều hành như sau: năm 2030, tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát).

Trong đó, nhiệt điện than đạt 37.467 MW (25,7%); thuỷ điện (gồm cả thuỷ điện nhỏ) đạt 28.946 MW (19,8%); nhiệt điện sử dụng khí nội đạt 14.930 MW (10,2%); điện khí LNG đạt 23.900 MW (16,4%); điện gió trên bờ đạt 16.121 MW (11%); điện gió ngoài khơi đạt 7.000 MW (2,8%); điện mặt trời quy tập trung đạt 8.736 MW (6%); điện sinh khối và năng lượng tái tạo khác đạt 1.230 MW (0,8%); thuỷ điện tích năng và pin lưu trữ đạt 2.450 MW (1,7%).

Trong báo cáo này, Bộ Công Thương phân tích khá kỹ lưỡng các yếu tố về quy hoạch nguồn điện LNG.

Ở góc độ sự phù hợp với Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương nêu rõ: tại thời điểm tính toán các vấn đề kỹ thuật phục vụ ban hành Nghị quyết 55 NQ/TW, tính toán cơ cấu nguồn điện tối ưu chưa xét đến chi phí ngoại sinh (chi phí xã hội phải gánh chịu trong quá trình phát triển điện lực).

Vì vậy, vào năm 2030 nguồn nhiệt điện than chiếm công suất lớn (khoảng 55 GW), nguồn điện khí đạt 22 GW, tổng công suất các nguồn nhiệt điện khoảng 77 GW.

Quy hoạch điện VIII đã đưa chi phí ngoại sinh vào tính toán nên quy mô của các nguồn nhiệt điện than năm 2030 giảm mạnh, đạt 37 GW, thấp hơn 18 GW so với quy mô trong Nghị quyết 55-NQ/TW, phù hợp với xu hướng phát triển của Việt Nam, hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Theo Nghị quyết 55-NQ/TW, Việt Nam cần đủ năng lực nhập khẩu khoảng 8 tỷ m3 khí LNG vào năm 2030, khoảng 15 tỷ m3 khí vào năm 2045.

Khi phải giảm khoảng 18 GW điện than vào năm 2030 nhằm đáp ứng cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26, Quy hoạch điện VIII đã thay thế công suất điện than này bằng khoảng 14 GW nguồn điện nền sạch hơn là điện LNG, còn lại bù bằng 12-15 GW các nguồn năng lượng tái tạo (do số giờ vận hành các dự án nguồn năng lượng tái tạo chỉ bằng khoảng 1/3 (đối với điện gió) và 1/4 (đối với điện mặt trời) so với các nguồn điện than hoặc khí).

Vì vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG tăng lên, đạt khoảng 14-18 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 13-16 tỷ m3 vào năm 2045 là cơ bản phù hợp với Nghị quyết 55-NQ/TW.

Cũng chính vì vậy, đến năm 2030 tổng công suất các nhà máy điện đạt 145.930 MW (không tính điện mặt trời mái nhà và các nguồn đồng phát) có cao hơn so với mục tiêu nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW (125-130 GW), nhưng phù hợp với bối cảnh phát triển mạnh mẽ năng lượng tái tạo và các nguồn điện nền sạch hơn (LNG) để đảm bảo phù hợp với cam kết của Việt Nam tại Hội nghị COP26.

Khả thi nhập LNG từ Nga, Mỹ

Ở góc độ tính khả thi nhập khẩu LNG cho phát điện của Việt Nam, Bộ Công Thương phân tích, về nhu cầu LNG toàn cầu, 5 thị trường nhập khẩu LNG hàng đầu thế giới hiện nay theo thứ tự gồm: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Đài Loan (Trung Quốc).

Theo các dự báo nhu cầu LNG của BP và TOTAL (2 công ty dầu mỏ khổng lồ của Anh và Pháp-PV), châu Á sẽ tiếp tục đứng đầu thế giới về nhu cầu LNG, chiếm tới trên 60% tổng sản lượng toàn cầu, châu Âu chiếm khoảng 20%, còn lại là các khu vực khác.

Sau khi cuộc xung đột Nga - Ukraine xảy ra, châu Âu đã bắt đầu thực hiện chính sách hạn chế nhập khẩu năng lượng từ Nga và đẩy mạnh nhập khẩu LNG từ các nước khác. Do đó, thị trường LNG thế giới hiện nay có tính cạnh tranh cao.

Australia hiện chủ yếu xuất khẩu LNG sang khu vực châu Á, nhưng sẽ dần mở rộng thị trường sang khu vực châu Âu. Hoa Kỳ dự kiến tiếp tục cung cấp khí đốt cho các thị trường ở châu Âu, châu Á, Nam và Trung Mỹ. Nga và Trung Quốc đẩy mạnh xuất nhập khẩu khí tự nhiên qua đường ống khí từ khu vực Siberia.

Theo Bộ Công Thương, trong ngắn và trung hạn, Việt Nam có thể nhập khẩu LNG từ các nước như Australia, Mỹ, Nga và Qatar do đây là những nước xuất khẩu LNG lớn nhất và có kế hoạch tăng thêm sản lượng xuất khẩu. Trong dài hạn, Việt Nam cần xem xét đa dạng hóa khả năng nhập khẩu thêm LNG từ các nước khác như Mozambique, Turkmenistan và Iran.

“Với nguồn cung ứng đa dạng của các nước trên thế giới thì khả năng nhập khẩu LNG cho các nhà máy điện với quy mô công suất 23.900 MW năm 2030 là khả thi. Thêm vào đó, Quy hoạch điện VIII cũng xem xét chuyển đổi các nhà máy điện LNG sang sử dụng hydro khi công nghệ chín muồi, khi đó sự phụ thuộc vào nhập khẩu LNG càng giảm”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Theo mục tiêu Nghị quyết 55-NQ/TW đã nêu: “Đủ năng lực nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng LNG khoảng 8 tỷ m3 vào năm 2030 và khoảng 15 tỷ m3 vào năm 2045, tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 đạt khoảng 125-130 GW”.

Như vậy, nhu cầu nhập khẩu LNG và tổng công suất các nguồn điện đến năm 2030 dự kiến phát triển trong Quy hoạch điện VIII cao hơn mức nêu tại Nghị quyết 55-NQ/TW. Do đó, Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cân nhắc sự cần thiết xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị hoặc hướng dẫn của Ban Kinh tế Trung ương về các chỉ tiêu nêu trên trước khi phê duyệt Quy hoạch điện VIII.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí trình Chính phủ

Hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí trình Chính phủ

(HQ Online) - Cơ chế quy định cho nhà máy điện khí sử dụng LNG nhập khẩu theo hướng chủ động đàm phán, ký kết, cơ quan có thẩm quyền đồng ý nguyên tắc cơ chế chuyển ngang giá khí sang giá điện của các nhà máy điện.
Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG

Cơ chế giá phù hợp và đồng bộ cơ sở hạ tầng cho phát triển điện khí LNG

(HQ Online) - Việt Nam đang phải nhập khẩu hoàn toàn điện khí LNG, giá nhiên liệu lại biến động thất thường, nên cần cơ chế giá phù hợp và xây dựng các cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường này.
Nhiều thách thức trong phát triển nhiệt điện khí

Nhiều thách thức trong phát triển nhiệt điện khí

(HQ Online) - Cơ cấu nguồn nhiệt điện khí trong nước và khí hóa lỏng đến năm 2030 sẽ đạt 37.330MW, tương ứng 24,8% tổng công suất nguồn điện, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn điện. Tuy nhiên việc phát triển nguồn nhiệt điện khí còn nhiều thách thức bởi nguồn cung và giá khí hóa lỏng đang hoàn toàn phụ thuộc nhập khẩu.
Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

Chi hàng chục tỷ đô nhập nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo

(HQ Online) - Nguồn nguyên liệu dệt may, da giày, chất dẻo nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất từ thị trường Trung Quốc.
Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

Thu hơn 2 tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng

(HQ Online) - Chỉ mình mặt hàng sầu riêng đã đóng góp đến 43% kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng rau quả cả nước.
(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(INFOGRAPHICS) Chi hơn 100 tỷ USD nhập khẩu 2 nhóm hàng

(HQ Online) - Hết tháng 8, có 2 nhóm hàng nhập khẩu có kim ngạch chục tỷ đô là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, với tổng kim ngạch 100,6 tỷ USD.
39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, hết tháng 8/2024, cả nước có 39 nhóm hàng nhập khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) 6 thị trường tạo kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 29 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, có 6 thị trường xuất khẩu có kim ngạch tăng từ 1 tỷ USD trở lên, với tổng kim ngạch tăng hơn 29 tỷ USD, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

10 nhóm hàng xuất khẩu có kim ngạch tăng thêm gần 30 tỷ USD

(HQ Online) - Theo Tổng cục Hải quan, tính hết tháng 8 tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 265,44 tỷ USD, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý có 10 nhóm hàng tăng trên 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc có thể đạt 300 triệu USD năm 2024

(HQ Online) - Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn trên thế giới. Việc mở cửa thị trường này sẽ tận dụng được lợi thế của thị trường Việt Nam tại Trung Quốc. Tuy nhiên, ngành sầu riêng cấp đông Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thách thức, cần nhận diện đầy đủ để đối phó, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc…
(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(INFOGRAPHICS): 28,55 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 9

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 9 (1-15/9), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 28,55 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

Xuất khẩu giảm mạnh trong nửa đầu tháng 9

(HQ Online) -Nửa đầu tháng 9, kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 14 tỷ USD, giảm mạnh gần 7 tỷ USD so với nửa cuối tháng 8/2024.
Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

Nửa cuối tháng 8 xuất nhập khẩu tăng hơn 5 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong kỳ 2 tháng 8/2024 (16-31/8) đạt 38,02 tỷ USD, tăng 15,5% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 8/2024.
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(INFOGRAPHICS): Những nông sản triệu đô xuất khẩu qua Hải quan cửa khẩu Lào Cai

(HQ Online) - Từ đầu năm đến 10/9, kim ngạch xuất nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai (Cục Hải quan Lào Cai) đạt 1,73 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hơn 1,23 tỷ USD, nhập khẩu đạt 494,6 triệu USD.
8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

8 tháng chi gần 100 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 8/2024, cả nước chi 92,5 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc, tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
td-tan-hiep-phat-tra-ql-dien-dan-hq-dn-1292024-den-2892024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250
thaco-thilogi-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-17-9-2024-den-17-10-2024

Tin mới

(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai

(PHOTO) Tổng cục Hải quan chia sẻ khó khăn với đồng bào xã biên giới Lào Cai

Ngày 25/9/2024, đoàn công tác của Công đoàn Tổng cục Hải quan đã đến thăm hỏi, động viên, tặng quà cho bà còn vùng lũ tại xã biên giới A Mú Sung, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Thủ tướng kỳ vọng Bình Dương bứt phá, sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Chiều 26/9, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Dương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kỳ vọng Bình Dương phát triển bứt phá, đột phá mạnh mẽ hơn nữa trên tất cả các lĩnh vực theo định hướng thành phố thông minh
Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%

Công nghệ giúp gia tăng nền tảng ngân hàng, số vụ lừa đảo giảm 50%

Khả năng của trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu sẽ giúp các ngân hàng xây dựng mối quan hệ chặt chẽ để thu hút, mở rộng và giữ chân khách hàng.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

Máy vi tính, sản phẩm điện tử đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia

Hàng hóa của Việt Nam đang ngày càng củng cố vị thế trên thị trường Indonesia, với giá trị xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các giai đoạn. Trong số đó, nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu sang Indonesia.
Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc

Điều tra chống bán phá giá một số sản phẩm ván sợi gỗ nhập từ Thái Lan, Trung Quốc

Ngành sản xuất trong nước đã cáo buộc các sản phẩm ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc đã và đang bán phá giá vào thị trường Việt Nam.
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa

Vùng Đông Nam Bộ (gồm TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh) có vị trí, vai trò quan trọng, là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc

Hết tháng 8, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc đạt 130,78 tỷ USD.
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh

Quyết định số 2098/QĐ-TCHQ ngày 6/9/2024 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan về việc điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Phúc Hạnh, Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Hải quan giữ chức vụ Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Hải quan kể từ 15/9/2024.
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan

Trải qua 79 năm xây dựng và trưởng thành, Hải quan Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt trong giai đoạn phát triển kinh tế và hội nhập.
Phiên bản di động