Nhức nhối tội phạm ma túy xuyên quốc gia
Tội phạm ma túy xuyên quốc gia trên tuyến đường hàng không khó lường | |
Triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia | |
Nâng cao hiệu quả phối hợp đấu tranh chống tội phạm ma túy xuyên quốc gia |
Chuyên án ma túy HC421 do Cục Hải quan Hà Nội chủ trì, phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan và C04-Bộ Công an bắt giữ lớn nhất từ trước đến nay qua đường hàng không. |
Theo đánh giá của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (C04, Bộ Công an), dù dịch bệnh Covid-19 diễn biến đặc biệt phức tạp trên phạm vi toàn cầu, nhưng tội phạm ma túy trên thế giới, khu vực và trong nước vẫn tiếp tục diễn biến rất nóng, nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều yếu tố khó lường với phương thức, thủ đoạn rất mới, thường xuyên thay đổi, chuyển hướng hoạt động và triệt để lợi dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ để đối phó với sự kiểm soát, phát hiện, bắt giữ của các lực lượng chức năng.
Tại Việt Nam, nguồn ma túy chủ yếu từ nước ngoài được mua bán, vận chuyển về Việt Nam tiêu thụ một phần và vận chuyển đi nước thứ ba qua cả 3 tuyến biên giới đường bộ, đường biển và đường hàng không…
Trong đó, thời gian gần đây nổi lên một số vấn đề đáng chú ý. Trên tuyến Tây Bắc đã được các lực lượng chức năng tập trung đấu tranh, trấn áp mạnh nhưng có dấu hiệu phức tạp trở lại. Xuất hiện các đường dây mua bán, vận chuyển trái phép ma túy từ Lào qua một số tỉnh biên giới Tây Bắc, Bắc miền Trung đi một số tỉnh biên giới phía Bắc để vận chuyển sang Trung Quốc tiêu thụ. Các đối tượng thường xuyên thay đổi hướng vận chuyển để trốn tránh sự phát hiện, bắt giữ của các lực lượng chức năng.
Tại phía Nam, đặc biệt là TPHCM và các tỉnh trọng điểm ở tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia diễn biến hết sức phức tạp, trở thành “địa bàn nóng” về tội phạm ma túy của Việt Nam. Theo nhận định của C04, sau khi Trung Quốc tập trung trấn áp mạnh tội phạm ma túy và kiểm soát chặt chẽ các đối tượng người Trung Quốc, người Đài Loan (Trung Quốc), gần đây có cả người Hàn Quốc đã chuyển địa bàn hoạt động sang các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Điều này dẫn đến nguy cơ biến Đông Nam Á trở thành trọng điểm ma túy toàn cầu.
Trên tuyến hàng không, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, việc vận chuyển hành khách tạm dừng hoặc kiểm soát rất chặt chẽ, các đối tượng đã lợi dụng hình thức chuyển phát nhanh và ký gửi hàng hóa quà biếu phi mậu dịch để gửi hàng hóa có ngụy trang cất giấu ma túy rất tinh vi từ các nước châu Âu về Việt Nam và đi các nước tiêu thụ.
Trong khi đó, tuyến đường biển tiếp tục bị các đối tượng phạm tội lợi dụng để mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với khối lượng lớn từ nước ngoài về Việt Nam, rồi quá cảnh đi nước thứ ba, trọng điểm là các cảng biển tại TPHCM, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng... với thủ đoạn rất tinh vi.
Đặc biệt, xuất hiện tình trạng tội phạm lợi dụng không gian mạng Internet để thực hiện các hành vi phạm tội và vi phạm pháp luật về ma túy. Đây là vấn đề đáng báo động trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự phát triển mạnh mẽ và phổ biến của mạng Internet trong đời sống xã hội.
Ngoài ra, gần đây xuất hiện xu hướng các đối tượng người nước ngoài, chủ yếu là người Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc) lợi dụng chính sách mở cửa, hội nhập, những quy định thuận lợi đối với hoạt động xuất nhập khẩu và những kẽ hở trong công tác quản lý xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu với danh nghĩa là du lịch, thăm thân, đầu tư kinh doanh… móc nối với các đối tượng trong nước thành lập các doanh nghiệp, công ty “bình phong” sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, thuê kho, xưởng để ngụy trang tàng trữ, mua bán, vận chuyển trái phép ma túy.
Chia sẻ với phóng viên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng C04 nhấn mạnh: thủ đoạn các đối tượng trong những đường dây tội phạm ma túy xuyên quốc gia là ghi tên và địa chỉ người nhận không cụ thể, chính xác, liên tục thay đổi các số điện thoại người nhận. Ma túy được trà trộn trong các loại hàng hóa thông thường như bánh kẹo, sữa bột, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dầu gội nên cơ quan chức năng khó phát hiện.
“Chúng lợi dụng công ty vận chuyển quốc tế có mạng lưới nội địa bao phủ khắp các tỉnh, thành và công ty con tại các nước như Mỹ, Đức, Anh, Hà Lan, Tây Ban Nha, Canada, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc… và lợi dụng công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát của các cơ sở kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh và bưu chính quốc tế còn lỏng lẻo để che giấu thân phận, không khai rõ hoặc khai sai về thông tin người gửi. Các đối tượng nhận hàng thường là người được thuê nên không nắm được thông tin người gửi”, Thiếu tướng Nguyễn Văn Viện cho biết thêm.
Theo Cục trưởng C04, phương thức thanh toán, liên lạc của tội phạm cũng hết sức tinh vi khi thực hiện giao dịch qua Internet, thẻ ngân hàng quốc tế hoặc tinh vi hơn là sử dụng tiền ảo nhưng vẫn có giá trị quy đổi và thanh toán ở một số quốc gia, sau đó chờ ma túy được vận chuyển bằng đường chuyển phát nhanh, bưu chính từ nước ngoài vào Việt Nam. Các đối tượng phạm tội có tuổi đời rất trẻ (khoảng từ 17 đến 30 tuổi) liên lạc với nhau chủ yếu qua mạng xã hội (Zalo, Facebook, Viber, Telegram…) gây khó khăn cho công tác điều tra.
Phó Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) Nguyễn Văn Lịch: Từ các vụ phát hiện và bắt giữ của lực lượng Hải quan thời gian qua cho thấy, tội phạm ma túy trong và ngoài nước đã câu kết chặt chẽ với nhau, hình thành đường dây, tổ chức tội phạm xuyên quốc gia, hoạt động với phương thức che giấu nhân thân và ngụy trang tinh vi, thủ đoạn vận chuyển ngày càng manh động. Tội phạm ma túy có yếu tố nước ngoài lợi dụng tuyến cảng biển, tuyến hàng không (bao gồm sân bay, bưu điện, chuyển phát nhanh) để vận chuyển trái phép chất ma túy từ nước ngoài vào Việt Nam, một phần lén lút tiêu thụ trong nước, phần lớn để trung chuyển sang nước thứ ba. Chúng lợi dụng các chính sách tạo thuận lợi trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh…, nhất là trong thực hiện thủ tục hải quan, thương mại điện tử, mua bán trao đổi online hoặc qua mạng xã hội đối với hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Các đối tượng vận chuyển ma túy bằng các phương thức, thủ đoạn thường sử dụng như: cất giấu ma túy vào hàng hóa, hành lý xuất khẩu, nhập khẩu như quà tặng, tân dược, sữa, thực phẩm chức năng, dầu gội, sữa tắm, đồ chơi trẻ em... sử dụng địa chỉ giả gửi hàng hoặc thông qua dịch vụ đại lý khai thuê làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa là quà biếu cá nhân phi mậu dịch; hoặc gia công cất giấu giữa các cạnh, vách thùng bao bì hàng hóa, trong loa, máy móc, hạt nhựa, xuất lậu ma túy cất giấu trong các khối đá granite, nhựa phế liệu, ván ép, hàng đông lạnh… trên tuyến cảng biển. Thậm chí, đã phát hiện tội phạm ma túy sử dụng tuyến đường mới (Việt Nam đi Hàn Quốc) để vận chuyển ma túy với số lượng lớn. Tinh vi hơn, các đối tượng gắn thiết bị định vị để giám sát việc vận chuyển; nghiên cứu kỹ tình hình lưu thông hàng hóa qua biên giới giữa Việt Nam và các nước để tìm cách vận chuyển ma túy xuyên quốc gia. T.Bình (ghi) |
Tin liên quan
Hải quan xử lý 11.555 vụ vi phạm trong 8 tháng
18:20 | 10/09/2024 An ninh XNK
Nghệ An: Triệt xóa đường dây mua bán, vận chuyển ma tuý, bắt 2 đối tượng
09:09 | 06/09/2024 An ninh XNK
Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất: Ngăn chặn nhiều vụ vận chuyển ma túy tinh vi
20:16 | 05/09/2024 An ninh XNK
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
15:58 | 14/09/2024 An ninh XNK
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
09:11 | 14/09/2024 An ninh XNK
Vận chuyển ma túy qua cửa khẩu ngày càng tinh vi, khó lường
14:15 | 13/09/2024 An ninh XNK
Hải quan TP Hồ Chí Minh: Chặn đứng nhiều đường dây vận chuyển ma túy qua đường hàng không
14:00 | 13/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Hà Tĩnh: Phối hợp phát huy thế mạnh trong kiểm soát biên giới
13:15 | 11/09/2024 An ninh XNK
Khởi tố nhiều vụ việc liên quan đến sản xuất thực phẩm giả
09:00 | 11/09/2024 An ninh XNK
Thu hồi lô thuốc do Codupha nhập khẩu
10:49 | 10/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Phạt chủ phương tiện vận chuyển gần 5.500 sản phẩm hàng hóa nhập lậu
16:55 | 09/09/2024 An ninh XNK
Hải quan- Biên phòng Hà Tĩnh: Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác phối hợp giữa 2 lực lượng
16:54 | 09/09/2024 An ninh XNK
Cảnh giác trước chiêu lừa “Hải quan bán xe thanh lý”
09:57 | 08/09/2024 An ninh XNK
Dừng làm thủ tục hải quan nhiều doanh nghiệp nợ thuế chây ỳ
09:13 | 08/09/2024 An ninh XNK
Lạng Sơn: Xử lý 4.300 vụ việc buôn lậu, giam lận thương mại
10:25 | 07/09/2024 An ninh XNK
Tạm giữ gần 3 tấn thực phẩm, mỹ phẩm ngoại không hóa đơn
08:45 | 07/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform