Những hồi chuông chưa dứt
Đó là vụ trẻ 3 tuổi bị bầm tím thân thể sau khi ở lớp mẫu giáo về (ở Bắc Giang), vụ trẻ 10 tuổi bị bố đẻ và mẹ kế hành hạ dã man đến gãy xương và rạn sọ não (ở Hà Nội), vụ học sinh tiểu học bị cô giáo đánh đến mức phải nhập viện do viết chữ xấu (ở Mường Nhé, Điện Biên).
Những vụ việc trên không phải hiện tượng mới mà đó chỉ là sự nối tiêp nhiều vụ bạo hành, xâm hại trẻ em liên tục diễn ra trong thời gian qua. Những sự việc mà người ta đã dùng hết cấp độ của từ ngữ để diễn tả, như: Kinh hoàng, ác mẫu, tra tấn như thời trung cổ, hết sức dã mã, hết tính người... đối với trẻ em, mà nhiều vụ việc là các cháu còn rất nhỏ.
Mặc dù xã hội đã kịp thời lên án, cơ quan chức năng cũng bắt tay vào điều tra, xử lý nhưng những vụ việc tương tự vẫn không ngừng diễn ra như thách thức dư luận, thách thức pháp luật.
Nhìn thẳng thực tế, liên tiếp các vụ bạo hành, xâm hại trẻ em diễn ra là do pháp luật chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe và do một phần đạo đức xã hội bị suy đồi.
Trong nhiều vụ việc, người bạo hành là bảo mẫu, là người lớn có học vấn cao, họ đều hiểu rõ hành vi dã man của mình đã bị ngăn cấm trong các quy định pháp luật, tuy nhiên, do các quy định còn quá chung chung, còn kẽ hở, thiếu tính thực tế nên những kẻ ác tâm không sợ bị pháp luật trừng trị. Hơn nữa, cũng có vụ việc, phía nạn nhân là người thân các em nhỏ phải quá khổ sở để đi tìm công lý, không những bị gánh chịu hậu quả nặng nề về tinh thần và thể xác mà còn bị kẻ gây hại đe dọa, trả thù… khiến tính răn đe bị giảm nhẹ. Điều đáng nói, ở một số vụ việc cơ quan chức năng có dấu hiệu bao che cho kẻ bị hại, gây khó khăn cho các nạn nhân. Mặt khác, chúng ta không chỉ có Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em mà theo thống kê chúng ta cũng có đến 15 cơ quan có nghĩa vụ chăm, sóc bảo vệ trẻ em cùng hệ thống chính quyền các cấp nhưng hiệu lực quản lý của các cơ quan này còn nhiều hạn chế. Hầu như những vụ việc nghiêm trọng xảy ra thì cơ quan hữu quan mới biết, ngay cả trước đó đã có sự thanh tra, kiểm tra. Đặc biệt, việc quy trách nhiệm cơ quan quản lý còn mờ nhạt. Mới chỉ thấy người trực tiếp bạo hành, xâm hại trẻ em bị xử lý còn cơ quan có trách nhiệm quản lý, cơ quan cấp trên đều viện dẫn các lý do để vòng vo, tránh trách nhiệm hoặc chỉ bị… rút kinh nghiệm.
Bên cạnh vấn đề pháp lý, bạo hành, xâm hại trẻ em còn là câu chuyện của đạo đức xã hội. Khi cái xấu, cái ác còn thường xuyên xuất hiện thì hậu quả của nó rơi vào đầu trẻ em cũng là điều dễ hiểu. Tình trạng vô cảm trong đời sống đã được lên án nhiều nhưng còn khá phổ biến; không ít bất công, phi lý trong đời sống nhưng chưa được kịp thời giải quyết cũng góp phần làm nảy sinh bạo lực, bạo hành…
Mỗi vụ bạo hành kinh hoàng như một hồi chuông cảnh báo xã hội và các cơ quan chức năng nhưng tiếc thay những hồi chuông cứ liên tục rung lên mà chúng ta chưa thấy những giải pháp đủ mạnh để đẩy lùi tình trạng đang báo động. Hơn bao giờ hết, nay là lúc toàn xã hội phải lên án mạnh mẽ hơn những hành vi bạo hành với trẻ; cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật phải làm tròn trách nhiệm hơn để đảm bảo đủ để răn đe và xử lý thích đáng với những kẻ bạo hành.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh: Đặt chỉ tiêu 99,5% hồ sơ giải quyết đúng hạn
21:45 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Khắc phục hậu quả bão lũ, giữ mục tiêu tăng trưởng kinh tế 7%
18:35 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vượt khó, đồng hành qua bão lũ
06:41 | 15/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD
19:06 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Xây dựng pháp luật nhằm quản lý chặt chẽ, nhưng phải kiến tạo để phát triển
19:00 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Miễn giảm, gia hạn nhiều loại thuế, phí cho người dân, doanh nghiệp sau bão số 3
Nợ thuế, Dịch vụ Bưu chính viễn thông Sài Gòn bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan 1 năm
Thư mời quan tâm về việc mua lô hàng dầu FO 0,5S là tang vật VPHC bị tịch thu (CV 781)
Thư mời quan tâm về việc mua lô hàng dầu FO 3,5S là tang vật VPHC bị tịch thu (CV 782)
Trà Dr Thanh trao món quà “khủng” cho một người bán hủ tiếu tại Bình Dương
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform