Nỗ lực gỡ “Thẻ vàng” IUU
Chậm gỡ “thẻ vàng” IUU, tổn thất nhiều triệu USD Gỡ thẻ vàng thủy sản: Kiên quyết không để tàu cá vi phạm Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác thủy sản tại cảng cá để sớm gỡ “thẻ vàng” IUU |
Ông Nguyễn Quang Hùng, Cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn). |
Sau hơn 6 năm triển khai, ông đánh giá như thế nào về quá trình gỡ “Thẻ vàng” IUU của Việt Nam?
Trước tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ và xử lý có những diễn biến phức tạp, dẫn tới cảnh báo “Thẻ vàng” của EC đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt nam, Cục Kiểm ngư được giao thêm nhiệm vụ thường trực công tác chống khai thác IUU, đầu mối thực hiện xử lý hành vi vi phạm khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định. Qua 6 năm thực hiện (từ ngày 23/10/2017 đến nay), lực lượng Kiểm ngư đã tập trung triển khai tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển trọng điểm, đồng thời thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban chỉ đạo Trung ương các giải pháp nhằm hạn chế, giảm thiểu tình trạng tàu cá và ngư dân Việt Nam vi phạm trái phép vùng biển các nước để khai thác hải sản. Đến nay số vụ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài giảm đáng kể, gần 100% tàu cá đánh bắt xa bờ được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định, đảm bảo truy xuất nguồn gốc sản phẩm thủy sản khai thác. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam là quốc gia triển khai nhanh và đạt được kết quả tốt trong kiểm soát tàu cá.
Ngoài ra, hiện nay về cơ bản chúng ta đã kiểm soát được số lượng tàu cá và số hoá trên cơ sở dữ liệu quốc gia và quản lý theo hướng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Nếu như trước đây việc kiểm soát nguyên liệu qua các cảng cá và kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu qua cảng biển còn rất hạn chế thì đến thời điểm hiện nay vấn đề này đã được giải quyết, nhờ đó các mặt hàng xuất khẩu sang châu Âu, cũng như các thị trường khác đảm bảo được về pháp lý, đầy đủ hồ sơ.
Bên cạnh đó, Cục Kiểm ngư còn đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế nhằm trao đổi thông tin, hợp tác với các quốc gia trong khu vực và thế giới, tăng cường năng lực thực thi pháp luật, phối hợp trển khai các giải pháp nhằm hạn chế hành vi khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU). Đến nay, đã thực hiện ký kết thỏa thuận và Quy chế đường dây nóng về các vụ việc phát sinh của hoạt động nghề cá trên biển với Trung Quốc, Brunei; đang tiến hành đàm phán ký kết thỏa thuận, quy chế đường dây nóng với Thái Lan, Indonessia, Campuchia.
Đồng thời có quy chế phối hợp với các lực lượng. Sự phối kết hợp triển khai thực thi pháp luật đồng bộ trên phạm vi cả nước cũng như trên các vùng biển đã giúp giảm thiểu tối đa các hành vi khai thác bất hợp pháp của bà con ngư dân.
Trước thềm kiểm tra lần thứ 5 của EC, khó khăn nhất của Việt Nam trong việc gỡ “Thẻ vàng” IUU là gì thưa ông?
Lực lượng Kiểm ngư với chức năng là kiểm tra, giám sát trên tất cả vùng biển của Việt Nam, tuy nhiên do số lượng tàu cá của Việt Nam rất lớn nên lực lượng Kiểm ngư chưa đủ nguồn lực thực hiện tuần tra, kiểm soát thường xuyên, đầy đủ trên các vùng biển Việt Nam.
Bên cạnh đó, vẫn còn một số vùng biển ở các nước trong khu vực của chúng ta vẫn chưa được phân định rõ, còn những vùng nước tranh chấp nên việc hướng dẫn bà con ngư dân khai thác hợp pháp trên biển vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong khi đó, nguồn lợi thuỷ sản ngày càng suy giảm, số lượng tàu cá và lượng khai thác lớn, hành vi vi phạm khai thác IUU (quy định tại điều 60 Luật Thuỷ sản 2017) vẫn còn nhiều; các khu bảo tồn biển được thành lập nhưng hầu như chưa có lực lượng kiểm soát, bảo vệ nguồn lợi và đa dạng sinh học.
Vậy theo ông trong thời gian còn lại, để tiến tới gỡ “Thẻ vàng” IUU, cần đẩy mạnh các giải pháp gì?
Hiện nay, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành Thủy sản là gỡ “Thẻ vàng” IUU. Đây là vấn đề không chỉ riêng của ngành mà thể hiện vị thế, uy tín của quốc gia trên trường quốc tế. Sự vào cuộc tích cực, quyết liệt của tất cả các chủ thể liên quan từ trung ương tới địa phương thời gian qua đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nút thắt cần được tiếp tục tháo gỡ, trong đó quan trọng nhất là nâng cao được ý thức tự giác chấp hành của ngư dân; giúp họ hiểu cặn kẽ, thấu đáo về giá trị bền vững của việc chống khai thác IUU.
Thời gian tới, lực lượng Kiểm ngư sẽ phối hợp chặt chẽ với Cục Thủy sản và các đơn vị liên quan tập trung giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm ở vùng biển nước ngoài. Những trường hợp cố tình vi phạm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp cứng rắn hơn. Đồng thời, chấm dứt tình trạng hợp thức hóa hồ sơ trong truy xuất nguồn gốc thủy sản xuất khẩu để gỡ được “Thẻ vàng” IUU và giữ vững vị thế của ngành Thủy sản Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tiếp tục phối hợp với các lực lượng có liên quan tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động nghề cá trên các vùng biển, kết hợp tuyên truyền về biển, đảo. Triển khai hiệu quả chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để góp phần phát triển bền vững ngành Thủy sản.
Đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế, đặc biệt là việc thiết lập, đẩy mạnh hoạt động hiệu quả đường dây nóng giữa Việt Nam và các nước trong khu vực về kiểm ngư để góp phần giảm thiểu tình trạng tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ và xử lý.
Xin cảm ơn ông!
Ngày 23/10/2017, EC cảnh báo “Thẻ vàng” đối với hoạt động khai thác hải sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU) và đưa ra 9 khuyến nghị yêu cầu Việt Nam cần phải thực hiện để chống khai thác IUU, gỡ “Thẻ vàng”. Để kiểm tra kết quả thực hiện các khuyến nghị, phía EC đã tổ chức 4 đợt kiểm tra thực tế tại Việt Nam vào tháng 5/2018, tháng 11/2019, tháng 10/2022, tháng 10/2023. Đoàn thành tra của EC đánh giá Việt Nam có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn còn tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; chưa kiểm soát tốt nguồn gốc thủy sản xuất khẩu và tàu cá; việc thực thi pháp luật, trong đó có xử phạt tình trạng tàu cá mất kết nối, còn hạn chế. Dự kiến tháng 4/2024, Đoàn thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam lần thứ năm để xem xét gỡ cảnh báo cho Việt Nam. Đây cũng là cơ hội cuối cùng để Việt Nam gỡ “Thẻ vàng” trước khi EU bầu cử, vì thế rất cần những giải pháp tổng lực, tạo chuyển biến thực chất trong công tác chống IUU để gỡ “Thẻ vàng” sớm nhất có thể. Nếu không gỡ được thẻ vàng trong thời gian sắp tới, Việt Nam có thể phải mất vài năm nữa mới có cơ hội gỡ, thậm chí có nguy cơ bị phạt “Thẻ đỏ”, hạn chế xuất khẩu thuỷ sản vào các thị trường quan trọng khác. |
Tin liên quan
Xuất khẩu thủy sản đạt đỉnh trong quý 3
15:24 | 03/10/2024 Xuất nhập khẩu
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
16:10 | 29/09/2024 Kinh tế
Đề xuất linh động giải pháp tín dụng giúp doanh nghiệp phục hồi sau bão
13:39 | 23/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
19:32 | 07/10/2024 Kinh tế
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
18:50 | 07/10/2024 Kinh tế
Tận dụng dư địa lớn của thị trường CPTPP
09:05 | 07/10/2024 Kinh tế
Tối đa hóa tiềm năng xuất khẩu công nghệ số
07:31 | 07/10/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu tiếp tục tăng tốc ấn tượng
20:36 | 06/10/2024 Kinh tế
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8%
18:49 | 06/10/2024 Kinh tế
WB: Việt Nam trong top 10 về hiệu quả hoạt động
15:47 | 06/10/2024 Kinh tế
Kinh tế tri thức – nền tảng để giới trẻ bước chân ra toàn cầu
15:15 | 06/10/2024 Kinh tế
9 tháng qua, kinh tế tiếp đà tăng trưởng tích cực
14:54 | 06/10/2024 Kinh tế
Lạng Sơn: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh
09:27 | 06/10/2024 Kinh tế
Mở rộng hệ sinh thái với công nghệ thanh toán mới
09:03 | 06/10/2024 Kinh tế
Thép CORE từ Việt Nam bị điều tra kép chống bán phá giá, chống trợ cấp
18:41 | 05/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu cá sấu và khỉ sang Trung Quốc: Cơ hội để ổn định đầu ra cho sản phẩm
09:01 | 05/10/2024 Kinh tế
bawns cas h5
Tin mới
3 lí do khiến giá bất động sản tăng cao đột biến
Tìm giải pháp xây dựng Hệ thống quản lý hàng hóa XNK giao dịch qua thương mại điện tử
Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế cả nước từ 2 "đầu tàu" Hà Nội và TPHCM
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 81 phát hành ngày 8/10/2024
TP Hồ Chí Minh: Phối hợp quản lý chặt sản xuất vàng trang sức
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics