Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Khẩn trương hoàn thiện pháp lý thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái phát biểu tại Hội trường. Ảnh: Quochoi.vn |
Lĩnh vực kinh tế, tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế
Cho biết các nội dung cụ thể mà đại biểu quan tâm đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính trả lời tương đối đầy đủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh thêm một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội. Theo đó, thời gian qua tình hình kinh tế - xã hội đã đạt được nhiều kết quả tích cực trên các lĩnh vực; kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.
Quý 1/2022 GDP tăng 5,03%, 5 tháng đầu năm thu ngân sách tăng 18,7%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 15,6%, số DN thành lập mới tăng 12,9%... Cùng với đó, tổ chức S&P đã nâng hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+ triển vọng ổn định.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh trong lĩnh vực kinh tế, tài chính vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như các đại biểu đã nêu trong phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, thời gian tới, Chính phủ tập trung chỉ đạo, điều hành linh hoạt, chủ động, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và tiền tệ để giữ vững kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn; hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; hoàn thiện tổ chức, bộ máy cơ quan nhà nước; nâng cao trình độ của cán bộ thực thi nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
Khẩn trương đề xuất các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu
Báo cáo với Quốc hội về vấn đề kiểm soát lạm phát, Phó Thủ tướng cho biết, Lạm phát 5 tháng đầu năm cơ bản được kiểm soát và thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới, bình quân 5 tháng đầu năm 2022 CPI tăng 2,25% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân là do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo, yêu cầu Bộ Tài chính và các bộ, ngành có liên quan theo dõi sát diễn biến tình hình giá cả và các giải pháp điều hành giá cũng như các biện pháp bảo đảm cung cầu phù hợp, nhất là các mặt hàng thiết yếu.
Đồng thời, phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Cùng với đó, quản lý, điều hành giá cả các mặt hàng quan trọng, thiết yếu, giá dịch vụ công nhà nước quản lý giá; tăng cường kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về giá; chủ động kịch bản điều hành giá xăng dầu phù hợp…
Phó Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các giải pháp nêu trên để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và đời sống của người dân.
Riêng đối với sách giáo khoa, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan để quản lý giá sách giáo khoa theo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi học sinh được tiếp cận sách giáo khoa với giá cả hợp lý.
Đối với mặt hàng xăng dầu, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương khẩn trương đề xuất các giải pháp để bình ổn giá xăng dầu, nhất là rà soát, điều chỉnh các khoản chi phí định mức trong giá xăng dầu, nghiên cứu điều chỉnh thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với xăng dầu để kiểm soát mặt hàng này.
Tập trung đẩy mạnh công tác sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn DNNN
Về đổi mới, cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh, việc cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN hời gian qua còn chậm, giai đoạn 2016-2020 chỉ đạt 30% kế hoạch, từ năm 2021 đến nay chỉ cổ phần hóa 5 doanh nghiệp, thoái vốn 38 doanh nghiệp.
Theo Phó Thủ tướng, các nguyên nhân làm chậm về đổi mới cổ phần hóa, thoái vốn DN đã được Bộ trưởng Bộ Tài chính giải trình cụ thể.
Phó Thủ tướng cho biết, để đẩy nhanh tiến độ đổi mới cơ cấu, thoái vốn cổ phần hóa DNNN giai đoạn 2021-2025, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 1 nghị định, 3 quyết định, 1 nghị quyết về cơ cấu cổ phần hóa, thoái vốn DNNN. Các chính sách này đã cơ bản đầy đủ, đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình triển khai thực hiện.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Công điện số 478 ngày 27/5/2022 yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan phải tập trung đẩy mạnh công tác sắp xếp cổ phần hóa, thoái vốn DNNN.
Về kế hoạch sắp xếp lại DNNN giai đoạn 2021-2025 mà Chủ tịch Quốc hội yêu cầu, Bộ KH&ĐT đã tổng hợp xong phương án của các bộ, ngành và 63 địa phương và dự thảo kế hoạch trình Thủ tướng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã họp và cho ý kiến chỉ đạo để hoàn thiện. Hiện nay, Bộ KH&ĐT đang tiếp thu, hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 6/2022.
Trong thời gian tới, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy mạnh việc cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn DNNN bảo đảm công khai, minh bạch, hiệu quả, bảo vệ lợi ích tối đa của Nhà nước.
Theo dõi sát diễn biến thị trường
Về thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán (TTCK), trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), Phó Thủ tướng cho rằng, thời gian qua, thị trường bất động sản, TTCK và TPDN đã phát triển tăng trưởng, đa dạng hóa sản phẩm, song đã xuất hiện một số hành vi tiềm ẩn rủi ro, vi phạm quy định của pháp luật.
Do đó, từ tháng 12/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã có 8 công điện và văn bản chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ TTCK, TPDN và nhiều văn bản chỉ đạo trong lĩnh vực bất động sản.
Trong thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Theo đó, khẩn trương nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến thị trường bất động sản, TTCK, TPDN.
Đồng thời, thường xuyên theo dõi sát tình hình diễn biến thị trường; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm; khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động theo quy định của pháp luật; phát triển thị trường lành mạnh, an toàn, hiệu quả, bền vững, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, tổ chức, cá nhân tham gia thị trường.
Bên cạnh đó, chủ động công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách, ổn định tâm lý nhà đầu tư, ngăn chặn kịp thời các thông tin thất thiệt, ảnh hưởng đến thị trường.
Tin liên quan
Vốn ngoại đang đảo chiều?
15:43 | 11/10/2024 Tài chính
Sửa đổi các vấn đề cần thiết, cấp bách trong lĩnh vực tài chính, ngân sách
20:07 | 10/10/2024 Tài chính
FTSE Russell tiếp tục giữ Việt Nam trong danh sách xem xét nâng hạng
15:42 | 09/10/2024 Chứng khoán
3 vấn đề trọng tâm trong sửa Luật Chứng khoán
17:09 | 08/10/2024 Chứng khoán
Đa dạng hóa, làm mới sản phẩm chứng khoán để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài
08:14 | 04/10/2024 Chứng khoán
Bước chuyển quan trọng để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán
14:30 | 30/09/2024 Chứng khoán
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Hoàn thiện thể chế thị trường chứng khoán nhằm bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
09:39 | 24/09/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư tổ chức nước ngoài được đặt lệnh mua cổ phiếu mà không cần đủ 100% tiền
12:24 | 19/09/2024 Chứng khoán
Luật hóa quy định về hành vi thao túng thị trường chứng khoán
06:42 | 15/09/2024 Chứng khoán
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
300 triệu cổ phiếu GEE chính thức giao dịch trên sàn HoSE
15:38 | 14/08/2024 Tài chính
MSB chốt quyền hưởng cổ tức bằng cổ phiếu 30%
16:26 | 12/08/2024 Chứng khoán
Uỷ ban Chứng khoán làm việc với Hiệp hội Lưu ký toàn cầu
06:21 | 09/08/2024 Chứng khoán
Nhà đầu tư mong đợi thị trường chứng khoán Việt Nam sớm được nâng hạng
06:18 | 09/08/2024 Chứng khoán
Tin mới
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt đại biểu doanh nhân tiêu biểu
Thời hạn thực hiện kiểm kê tài sản công đến hết ngày 31/3/2025
Huy động sức mạnh từ kiều hối làm “trợ lực” phát triển kinh tế
Đảm bảo chất lượng cá tra xuất khẩu cần quan tâm từ con giống
Chênh lệch giữa thu nhập và giá nhà ở đang ngày càng rõ rệt
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 9/2024
10:51 | 03/10/2024 Hải quan
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics