Phòng, chống triệt để hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ: Khó xác định thẩm quyền trọng tài | |
Bảo đảm nội luật hóa các cam kết về sở hữu trí tuệ theo cách có lợi nhất cho doanh nghiệp |
Đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 31/5. Ảnh: quochoi.vn |
Phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng 31/5 về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) cho rằng, dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa đã đáp ứng được cơ bản mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ.
Đảm bảo chất lượng, thể chế hóa chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cũng đã được điều chỉnh đảm bảo tính đồng bộ với một số điều của Luật Giá, Luật Hải quan, Luật Khoa học, công nghệ, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.
Đặc biệt, dự thảo Luật đã tiếp thu, chỉnh sửa nhiều nội dung quan trọng như giao quyền cho tổ chức, cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ, giống cây trồng được tạo ra có sử dụng một phần hoặc toàn bộ từ ngân sách nhà nước một cách tự động mà không bồi hoàn.
“Đây là một bước tiến lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc để các cơ sở nghiên cứu, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tạo ra từ nghiên cứu khoa học”, đại biểu Nguyễn Thị Lan nói.
Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện hơn dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, đại biểu đoàn Hà Nội đề nghị Quốc hội rà soát, nghiên cứu để xây dựng được một hệ thống cơ chế giám sát, kiểm soát mang tính liên ngành rõ ràng, không chồng chéo nhằm phòng, chống một cách hiệu quả, triệt để hơn các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đề nghị không thu hẹp đối tượng xử phạt vi phạm chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ đã được quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
Việc xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp xử phạt vi phạm chính đã có những ưu điểm vượt trội so với việc giải quyết thủ tục tố tụng hình sự.
Theo đại biểu, tại Khoản 2, Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành cũng đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và thủ tục xử phạt.
“Quy định như vậy là linh hoạt, kịp thời, nhanh chóng và phù hợp với tình hình thực tế sự phát triển của xã hội”, đại biểu Dương Tấn Quân nói.
Toàn cảnh phiên thảo luận ở hội trường Quốc hội sáng ngày 31/5. Ảnh: quochoi.vn |
Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) đề nghị cần nghiên cứu, bổ sung vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ lần này các quy định liên quan đến nội dung chuyển đổi số.
Mặc dù dự thảo Luật đã ghi nhận và bảo hộ nhiều loại tài sản trí tuệ như quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm phần mềm, hệ thống thông tin hay sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, nhưng qua nghiên cứu dự thảo Luật, một số vấn đề chưa được làm rõ, gây nhiều khó khăn khi thực tiễn triển khai.
"Cụ thể như về khái niệm “bí mật kinh doanh” trong Luật Sở hữu trí tuệ vẫn còn chung chung có nhiều điều khó hiểu", đại biểu Thạch Phước Bình đánh giá.
Đại biểu đoàn Trà Vinh cho rằng, quy định tương đối chung chung, chưa rõ ràng về bí mật kinh doanh khiến việc áp dụng quy định này trong thực tế rất khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Mặt khác, dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ chưa xác định khái niệm “tài sản trí tuệ” nên hiện có sự lúng túng trong việc xác định hợp đồng có đối tượng là tài sản trí tuệ.
“Nếu như trong các lĩnh vực kinh tế khác, giá trị tài sản lớn nhất đối với doanh nghiệp là nhà máy, thiết bị, công trình thì trong kinh tế số, tài sản có giá trị nhất lại là phần mềm dữ liệu, hệ thống thông tin. Đây đều là các đối tượng tài sản được bảo hộ theo pháp luật về sở hữu trí tuệ”, đại biểu Thạch Phước Bình nói.
Tin liên quan
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
09:11 | 14/09/2024 An ninh XNK
Quốc hội phê chuẩn Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ
16:25 | 26/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đề xuất giảm thuế GTGT trong hóa đơn sử dụng điện là không hợp lý
20:06 | 21/08/2024 Tài chính
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
5 giải pháp chống buôn lậu hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Xuất cấp các mặt hàng dự trữ quốc gia cho tỉnh Cao Bằng, Tuyên Quang
Sửa Luật thuế TTĐB để giảm tỷ lệ tiêu thụ các mặt hàng có hại cho sức khoẻ
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform