Quản lý thị trường xăng dầu sao cho hiệu quả?
Hoàn thiện chính sách và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về xăng dầu | |
Xử lý hơn 600 vụ vi phạm về kinh doanh xăng dầu | |
Tạo môi trường lành mạnh, cạnh tranh cho kinh doanh xăng dầu |
Các doanh nghiệp cần phải ngồi lại, cùng nhau đưa ra vấn đề để hướng tới thay đổi chính sách. Ảnh: T.D |
Cần làm rõ nguyên nhân sâu xa của đứt gãy
Có thể nói năm 2022 là một năm đầy biến động trên toàn cầu do tác động của dịch Covid-19 vẫn tiếp diễn cùng với cuộc chiến tại Ukraina đã khiến hoạt động của các doanh nghiệp chao đảo. Với ngành xăng dầu, đây là một năm có rất nhiều biến động với diễn biến chưa từng có trong lịch sử của ngành khi giá dầu liên tục tăng mạnh trong những tháng đầu năm rồi đột ngột giảm giá mạnh kéo theo việc vận chuyển, nhập khẩu xăng dầu gặp rất nhiều khó khăn khiến các doanh nghiệp trong ngành đều bị thua lỗ nặng nề.
Vấn đề đứt gãy nguồn cung, giá xăng dầu tăng vọt, hết xăng, còn dầu, cây xăng đóng cửa, chiết khấu, doanh nghiệp thua lỗ, quản lý thị trường kiểm tra cây xăng…. là những từ được các cơ quan báo chí liên tiếp sử dụng trong các bài báo để phản ánh diễn biến tình hình của thị trường xăng dầu trong nước.
Nguồn cung khó khăn, doanh nghiệp bán lẻ lỗ nặng kéo theo tình trạng thiếu nguồn cung xăng dầu ở một số tỉnh thành trên cả nước. Ở Hà Nội và nhiều địa phương, người dân phải dắt xe qua nhiều cửa hàng mới mua được xăng hoặc chỉ được đổ xăng với mức 50 nghìn đồng/xe máy, 200 nghìn đồng/ô tô. Sau khi các cơ quan quản lý đưa ra hàng loạt giải pháp, từ tăng nguồn cung, điều chỉnh chi phí, tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp, thị trường, tình hình đã dần ổn định trở lại. Tuy nhiên, nhiều vấn đề bất cập mới cần sửa đổi. Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và doanh nghiệp cần phải làm gì để xăng dầu không bị đứt gãy nguồn cung một số thời điểm như đã diễn ra trong năm 2022 cũng như giải bài toán đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Đây là vấn đề đặt ra rất bức thiết trong bối cảnh dự thảo sửa đổi Nghị định 95 và Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến.
Tại tọa đàm, ông Hoàng Trung Dũng, Tổng giám đốc Công ty CP Phát triển Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ (APP) cho rằng, giai đoạn 2018-2021, kể cả 2 năm Covid-19, hoạt động kinh doanh phân phối tốt, vẫn đáp ứng tốt cho thị trường, không bị đứt gãy. Tuy nhiên, năm 2022 cú giáng đầu tiên là chiến tranh Ukraine, tình hình bắt đầu khó khăn, tình trạng đứt gãy diễn ra cục bộ.
Về bản chất, thương nhân đầu mối cũng được hình thành theo Nghị định 83, phải đáp ứng đủ điều kiện luật định mới được cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, theo suy nghĩ của doanh nghiệp bán lẻ, thương nhân phân phối là trung gian, gây đứt gãy, khiến chi phí tăng cao. “Nếu thương nhân phân phối thực sự là trung gian, là nguyên nhân của vấn đề gây đứt gãy thì tôi nghĩ nên cắt bỏ. Cơ quan chức năng cần làm rõ nguyên nhân sâu xa của đứt gãy là gì? Trên thực tế, thương nhân phân phối đang là bên bị đổ lỗi”, ông Dũng nói.
“Tôi đánh giá chỉ có 3 doanh nghiệp đầu mối minh bạch, tuy nhiên mấy chục doanh nghiệp đầu mối còn lại không rõ lỗ hay lãi. Đề nghị Bộ Công thương và các cơ quan quản lý thị trường chỉ ra cách làm sao xử lý tình trạng đầu cơ. Tôi khẳng định tình trạng đầu cơ, găm hàng để chờ tăng giá mới bán là có. Đề nghị cơ quan quản lý thị trường công khai có bao nhiêu doanh nghiệp bán lẻ, thương nhân phân phối găm hàng trong năm 2022”, ông Hoàng Trung Dũng nhấn mạnh và đặt câu hỏi: nguyên nhân đứt gãy có phải do bán lẻ và phân phối không? Chúng tôi là thương nhân phân phối, nếu lỗ, chúng tôi phải làm sao? Thực tế là nếu kinh doanh lỗ trong hai năm, giám đốc phải nghỉ việc. Nếu tiếp tục thua lỗ, ngân hàng không tiếp tục cho vay.
Về vấn đề chu kỳ điều chỉnh, trước đây, khi chu kỳ là 15 ngày tình hình tương đối ổn định. Tuy nhiên, khi rút còn 10 ngày, đứt gãy diễn ra cục bộ, đầu nối không đủ thời gian để vận hành hoạt động, dẫn đến đứt gãy phía dưới. Trước và sau 2 ngày của chu kỳ rất căng thẳng, xe xếp hàng dài lấy xăng, ai cũng muốn lấy được hàng nhanh nhưng không có để cung cấp. Sắp tới, chu kỳ hướng tới 7 ngày. Việc tiếp tục rút ngắn khiến tình trạng đứt gãy nghiêm trọng hơn, không thể nào lấy hàng đáp ứng nhu cầu thị trường.
Đối với việc đứt gãy xăng dầu, ông Đỗ Thanh Hán, Giám đốc Công ty CP Xăng dầu Sài Gòn (Saigon Petroleum) cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc xăng dầu bị đứt gãy là giá. Giá xăng dầu cần phải tính đúng, tính đủ, tính kịp thời trong cả 3 khâu từ đầu mối, phân phối, bán lẻ. Tuy nhiên, thời gian qua, chúng ta cứ lấy giá 6 tháng trước áp cho 6 tháng. Đây là điều trái với quy luật trong khi xăng dầu là mặt hàng biến động rất nhanh theo từng ngày, từng giờ.
Ông Đỗ Thanh Hán đề nghị liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh kịp thời. Bởi vừa rồi, cơ quan chức năng mới tính giá cơ sở ở đầu mối, chưa tính đến giá lưu thông. Ngoài ra, trong quá trình sửa đổi Nghị định 95 cần sửa đổi một cách toàn diện, đồng bộ. Bởi 2 Nghị định trước mới chỉ nói về xăng dầu, nhưng có những đề liên quan chưa nói đến như lao động, vấn đề môi trường, phòng cháy chữa cháy, giao thông…
Không nên mổ xẻ trách nhiệm, đổ lỗi qua lại
Theo TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, đến thời điểm hiện tại, các bên không nên mổ xẻ trách nhiệm và đổ lỗi qua lại cho nhau vì thị trường vốn bất định. Doanh nghiệp bán lẻ không thể đổi lỗi cho doanh nghiệp nhập khẩu, cung ứng xăng dầu và ngược lại.
Việc liên tiếp thanh tra, kiểm tra với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện tại chỉ khiến thị trường khó khăn hơn. Nhà nước đừng để doanh nghiệp bị thua lỗ bởi sự can thiệp hành chính, bởi cơ chế và chính sách. Do đó, các doanh nghiệp cần phải ngồi lại, cùng nhau đưa ra vấn đề để hướng tới thay đổi chính sách.
Cục trưởng Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Minh Tiến cho biết, thời gian qua, Bộ Công Thương lấy ý kiến khi sửa đổi nghị định về kinh doanh xăng dầu. Khi sửa đổi nghị định, các cơ quan quản lý nhà nước tham gia chặt chẽ để đảm bảo hoạt động kinh doanh xăng dầu ổn định, không xảy ra tình trạng đứt gãy nguồn cung. “Trên cơ sở chi phí của thương nhân phân phối, chúng tôi đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ. Chúng tôi rà soát chi phí định mức trong công thức tính giá cơ sở trên cơ sở phát sinh. Chúng tôi tiếp tục nghiên cứu, rà soát để các khâu trong tính giá cơ sở, công khai tới doanh nghiệp”, ông Tiến nói.
Về phía đơn vị chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi về kinh doanh xăng dầu, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, thời gian tới sẽ tiếp thu ý kiến sửa Nghị định 95, 83. Theo lãnh đạo Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương quan điểm sửa nghị định nhưng không vội vàng, cần sửa căn cơ, lâu dài, hướng tới thị trường hơn để giảm bớt cả khó khăn cho các cơ quan quản lý Nhà nước, bởi nguồn lực của Nhà nước có hạn, không thể chạy theo những thay đổi quá nhanh chóng của thị trường.
Tin liên quan
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
20:30 | 02/10/2024 Kinh tế
Xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường CPTPP còn rộng mở
15:21 | 02/10/2024 Kinh tế
Cần quản lý chặt hàng hóa miễn thuế
08:54 | 02/10/2024 Chính sách và Cuộc sống
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
20:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Ireland
08:41 | 02/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thuế với bất động sản thứ hai
14:00 | 01/10/2024 Người quan sát
Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Mông Cổ
07:58 | 01/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Mông Cổ
16:09 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quảng cáo “thổi phồng” công dụng
14:29 | 30/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm Mông Cổ, Ireland, Pháp
08:01 | 30/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tây mà là… của ta
06:12 | 29/09/2024 Người quan sát
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu tăng trưởng sau bão, Thủ tướng kêu gọi "mỗi người làm việc bằng hai"
19:28 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cuba trao tặng Huân chương Jose Marti cho Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm
20:17 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
TP Hồ Chí Minh thí điểm thành lập Trung tâm Phục vụ hành chính công
19:26 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước hội đàm với Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba
14:34 | 27/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Mở rộng thí điểm sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VneID trên toàn quốc
Trang bị kiến thức, giáo dục tài chính cho giới trẻ
TP Hồ Chí Minh tăng cường kiểm tra giám sát hoạt động thu đổi ngoại tệ
Hải quan Bình Định đối thoại chuyên đề với doanh nghiệp ngành gỗ
TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước về doanh thu du lịch
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics