Quan niệm sở hữu ngà voi, sừng tê giác để thể hiện sự giàu có không phù hợp với lối sống văn minh
Xét xử đối tượng liên quan đến 2 vụ vận chuyển ngà voi, sừng tê giác tại Đà Nẵng | |
Thu giữ nửa tấn hàng nghi là ngà voi, sừng tê giác | |
Khó xử lí hình sự đối tượng buôn lậu ngà voi, sừng tê giác |
Bà Bùi Thị Hà, Phó Giám đống EVN. |
Xin bà cho biết vì sao vấn nạn buôn bán ngà voi và sản phẩm ĐVHD ở Việt Nam vẫn có diễn biến phức tạp?
- Thời gian qua, ENV tiếp tục ghi nhận nhiều vụ buôn bán, vận chuyển trái phép ngà voi và các sản phẩm ĐVHD quy mô lớn tại Việt Nam, cho thấy tính chất phức tạp của hiện tượng này. Trên thực tế, với vị trí địa lý thuận lợi, Việt Nam đã và đang trở thành mắt xích quan trọng trong hoạt động buôn bán ĐVHD của các tổ chức tội phạm quốc tế. Thậm chí, đã hình thành nên những đường dây lớn do các đối tượng người Việt Nam cầm đầu, chuyên vận chuyển, buôn bán khối lượng lớn các sản phẩm ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm từ nước ngoài về Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân cơ bản xuất phát từ lợi nhuận. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi nhuận từ hoạt động buôn bán ĐVHD hay tội phạm môi trường nói chung chỉ đứng sau hoạt động buôn bán ma túy, buôn bán người và buôn bán hàng giả.
Ví dụ, có thời điểm (trên thị trường bất hợp pháp), 1 kg ngà voi mua ở châu Phi chỉ có giá khoảng 50 USD (tương đương hơn 1 triệu đồng). Nhưng khi đưa ra thị trường tiêu thụ giá có thể lên đến 2.000 USD/kg (tương đương khoảng 50 triệu đồng), lợi nhuận gấp đến 50 lần.
Lý do thứ hai là rủi ro từ hoạt động vận chuyển, buôn bán ĐVHD trái phép ở Việt Nam vẫn còn thấp. Hiện nay, chính sách pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm về buôn bán động thực, vật hoang dã đã được ban hành khá đầy đủ và phù hợp. Trên thực tế, lực lượng chức năng, nhất là cơ quan Hải quan đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ vi phạm, thu giữ hàng tấn ngà voi, sừng tê giác, vảy tê tê bị vận chuyển trái phép từ châu Phi về Việt Nam. Theo ghi nhận từ Cơ sở dữ liệu của ENV, từ năm 2018 đến nay, chỉ tính riêng ngà voi và vảy tê tê, các cơ quan chức năng đã phát hiện và thu giữ khoảng 70 tấn tang vật tại các khu vực cảng biển. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có một đối tượng liên quan đến hoạt động nhập lậu nửa tấn ngà voi, 6 tấn vảy tê tê, 3 tấn xương sư tử và 138 kg sừng tê giác ở Đà Nẵng đã bị đưa ra xét xử. Điều đáng nói là đối tượng này cũng chưa phải là đối tượng chủ mưu mà có lẽ chỉ là người được thuê để “đứng tên” thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu…
Với lợi nhuận cao và rủi ro bị bắt giữ, xử lý còn thấp, sau khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát, hoạt động giao thương quốc tế trở lại bình thường, các đối tượng tội phạm xuyên quốc gia sẽ còn tiếp tục đẩy mạnh việc buôn bán ngà voi, ĐVHD như những trường hợp vừa được phát hiện gần đây tại Hải Phòng.
Hiện nay vẫn có nhiều thông tin lan truyền không chính thức về tác dụng của các sản phẩm ĐVHD, theo bà, sừng tê giác, vảy tê tê hay ngà voi… liệu có tác dụng như đồn đoán và thường được sử dụng vào mục đích gì?
- Theo quan niệm của một số nước phương Đông, trong đó có Việt Nam, sừng tê giác, vảy tê tê được sử dụng trong một số bài thuốc đông y. Tuy nhiên, đến nay chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh tác dụng điều trị bệnh của các sản phẩm này.
Trong khi đó, ngà voi thường được sử dụng vào mục đích làm hàng thủ công mĩ nghệ và đồ phong thủy.
Ngoài ra, việc sở hữu các sản phẩm động vật hoang dã còn được thể hiện độ giàu có, sự chịu chơi của một số đại gia…
Tuy nhiên, tất cả những quan niệm, suy nghĩ như đề cập ở trên là không còn phù hợp với lối sống văn minh, hội nhập hiện tại và là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng buôn bán ĐVHD còn diễn biến phức tạp.
Theo bà, Việt Nam cần làm gì để có thể đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả đối với nạn buôn bán động vật, sản phẩm ĐVHD xuyên quốc gia?
- Để đấu tranh hiệu quả với các đường dây buôn lậu ĐVHD quốc tế, theo tôi, các cơ quan chức năng cần thể hiện quyết tâm cao độ, tăng cường công tác điều tra, triệt phá các đường dây và đối tượng cầm đầu các đường dây đang vận chuyển hàng tấn ĐVHD trái phép về Việt Nam.
Để làm được điều này, việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan thực thi pháp luật trong nước và quốc tế (đặc biệt là ở các quốc gia nguồn đóng vai trò quan trọng). Bên cạnh đó, việc xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm, nhất là những đối tượng cầm đầu các đường dây buôn bán ĐVHD lớn cũng rất cần thiết để đảm bảo tính răn đe.
Như đề cập ở trên, quy định của pháp luật đã cơ bản hoàn chỉnh và chúng ta cần phải áp dụng hiệu quả các quy định này để xử lý các đối tượng đóng vai trò quan trọng trong các đường dây buôn bán ĐVHD lớn thì mới có thể đáp ứng được kỳ vọng.
Ngoài ra, cũng cần thiết tăng cường tuyên truyền để người dân không sử dụng, không mua bán, không tiếp tay cho các đối tượng buôn bán động, thực vật hoang dã trái phép.
Xin cảm ơn bà!
Việt Nam là đích đến hay chỉ là điểm trung chuyển? Bà Bùi Thị Hà: Tùy vào từng sản phẩm ĐVHD mà Việt Nam có thể được xác định là thị trường tiêu thụ hoặc là điểm trung chuyển. Ví dụ, liên quan đến hổ hoặc sản phẩm từ hổ có thể xem nước ta là một trong những thị trường tiêu thụ chính. Tuy nhiên, với các mặt hàng như ngà voi hay vảy tê tê… tuy nhu cầu tiêu thụ ở Việt Nam cũng dần nhiều hơn nhưng vai trò chính yếu của Việt Nam đối với các sản phẩm này vẫn là một quốc gia trung chuyển đi nước thứ 3 tiêu thụ.
|
Lực lượng Hải quan giữ vai trò nòng cốt trong chống buôn bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã Bà Bùi Thị Hà: Những năm qua lực lượng Hải quan đóng vai trò nòng cốt và đã kịp thời phát hiện, bắt giữ nhiều vụ nhập lậu ngà voi, vảy tê tê, sừng tê giác từ nước ngoài về Việt Nam. Tuy nhiên, để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm này, cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng với lực lượng Hải quan để có thể nâng cao hiệu quả điều tra truy tố, xét xử được các đối tượng chủ mưu, cầm đầu, giúp ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép tại Việt Nam.
|
Tin liên quan
Giá tăng, xuất khẩu tôm bứt phá tại nhiều thị trường
10:48 | 22/09/2024 Kinh tế
Thủ tướng Chính phủ: Các doanh nghiệp cần phát huy 6 tiên phong
15:04 | 21/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chủ tịch VinGroup, Thaco, Sun Group, Sovico… hiến kế cho phát triển kinh tế
15:00 | 21/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
20:26 | 22/09/2024 An ninh XNK
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
14:35 | 22/09/2024 An ninh XNK
Hải quan - Biên phòng Lạng Sơn phối hợp thực hiện 3.083 lượt tuần tra, kiểm soát
13:53 | 22/09/2024 An ninh XNK
Hải quan, Biên phòng Đồng Tháp phối hợp phát hiện trên 160 vụ vi phạm
19:56 | 20/09/2024 An ninh XNK
Bắt 4 đối tượng mua bán người xuyên quốc gia
14:58 | 20/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Ninh kiểm soát chặt hàng giả, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
14:57 | 20/09/2024 An ninh XNK
Vụ 42 ô tô bị rơi xuống biển: Đề nghị điều tra tai nạn hàng hải
08:46 | 20/09/2024 An ninh XNK
Thêm 2 doanh nghiệp nợ hơn 33 tỷ đồng thuế bị dừng làm thủ tục hải quan
14:48 | 19/09/2024 An ninh XNK
Tạm hoãn xuất cảnh một giám đốc người nước ngoài
09:46 | 19/09/2024 An ninh XNK
Trưởng phòng một doanh nghiệp tuồn 2,5 tấn chất độc xyanua bán ra thị trường
20:06 | 18/09/2024 An ninh XNK
Hải quan Quảng Trị phối hợp chặn đứng vụ vận chuyển 10.500 bao thuốc lá nhập lậu
20:03 | 18/09/2024 An ninh XNK
Nghệ An: Hiệu quả trong công tác phối hợp ngăn chặn ma túy, hàng cấm
09:00 | 18/09/2024 An ninh XNK
"Soi" giá tính thuế , Hải quan TP Hồ Chí Minh tăng thu gần 100 tỷ đồng
13:15 | 17/09/2024 An ninh XNK
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan-Biên phòng Quảng Bình phối hợp xử lý 51 vụ, thu giữ trên 270kg ma túy các loại
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Cửa khẩu thông minh phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính
TP Hồ Chí Minh: Thí điểm chuyển đổi số trong bán lẻ
Chủ động nguồn nguyên phụ liệu - “lối thoát” cho dệt may, da giày xuất khẩu
Lỗ hổng quay vòng hóa đơn hợp thức đường lậu
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform