Quốc hội thông qua nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước 2021
Quyết toán thu ngân sách 2021 tăng 17,2% so với dự toán |
Phấn đấu tăng thu ngân sách để tăng nguồn đầu tư phát triển |
Các bộ, ngành, địa phương đã nghiêm túc thực hiện chi ngân sách bám sát dự toán |
Quốc hội thông qua Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021 với đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Ảnh: Quochoi.vn |
Phê chuẩn tổng thu NSNN năm 2021 đạt gần 2,4 triệu tỷ đồng
Chiều 19/6, theo chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, với 478 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết (chiếm 96,76% tổng số đại biểu), 473 đại biểu Quốc hội đã biểu quyết tán thành thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2021.
Theo đó, Quốc hội đã phê chuẩn tổng số thu cân đối NSNN là gần 2,388 triệu tỷ đồng, bao gồm cả số thu chuyển nguồn từ năm 2020 chuyển sang năm 2021, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2020, thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật NSNN.
Tổng số chi cân đối NSNN là hơn 2,484 triệu tỷ đồng, bao gồm cả số chi chuyển nguồn từ năm 2021 sang năm 2022. Bội chi NSNN là 214.053 tỷ đồng, bằng 2,52% tổng sản phẩm trong nước (GDP), không bao gồm kết dư ngân sách địa phương. Tổng mức vay của NSNN để bù đắp bội chi và trả nợ gốc là 455.927 tỷ đồng.
Quốc hội đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trong bối cảnh nền kinh tế chịu tác động nghiêm trọng của dịch Covid-19, Chính phủ đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt; kịp thời ban hành và thực hiện có hiệu quả các chính sách miễn, giảm thuế, phí, gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất và nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người dân, chính sách phòng chống dịch, an sinh xã hội.
Tổng thu ngân sách vượt 17,2% so với dự toán, trong đó: thu nội địa vượt 15,9%, thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 21,2%. Công tác quản lý, điều hành chi NSNN năm 2021 chủ động, tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa thực sự cần thiết, ưu tiên bố trí kinh phí cho công tác phòng chống dịch…
Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán NSNN năm 2021 theo đúng quy định của pháp luật.
Đồng thời, Chính phủ cần chỉ đạo các bộ, cơ quan trung ương, UBND các cấp và các đơn vị quản lý, sử dụng NSNN thực hiện các biện pháp quyết liệt, đồng bộ để tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng, quyết toán NSNN, không lặp lại các tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm. Trong năm 2023, tiếp tục thực hiện các quyết nghị chưa hoàn thành tại các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội liên quan đến quyết toán NSNN; có các giải pháp cụ thể khắc phục những tồn tại, hạn chế.
Các đơn vị cần tiếp tục chú trọng công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất bảo đảm bám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất từng thời kỳ và khả năng thực hiện. Quản lý, sử dụng chặt chẽ số tăng thu NSNN bảo đảm hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí. Chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, quản lý, sử dụng NSNN. Lập dự toán chi NSNN bảo đảm sát đúng yêu cầu và khả năng thực hiện. Chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục rà soát, hoàn thiện hồ sơ và xem xét xử lý khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đến hết ngày 30/6/2023 đảm bảo đúng đối tượng, đúng thẩm quyền.
Sẽ xử lý các khoản thu, chi, chuyển nguồn không đúng quy định
Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình về hoàn thiện nghị quyết quyết toán NSNN năm 2021, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, qua thảo luận về quyết toán NSNN năm 2021, các đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất nội dung báo cáo thẩm tra và báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN 2021.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình. Ảnh: Quochoi.vn |
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với các ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, kỷ luật, kỷ cương tài chính quốc gia thực hiện chưa nghiêm; nhiều tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm đã được nêu trong báo cáo kiểm toán quyết toán và báo cáo thẩm tra chưa được khắc phục.
Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nêu rõ những tồn tại, hạn chế chủ yếu trong lập, chấp hành, quyết toán NSNN tại Điều 1 và yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, quản lý, sử dụng NSNN; kiểm điểm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Đồng thời, giao Chính phủ chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập dự toán thu tiền sử dụng đất; chấn chỉnh khắc phục các tồn tại, hạn chế trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN; gửi báo cáo quyết toán NSNN chậm…
Về thu chi NSNN, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nêu rõ các kết quả, thành tích đạt được và các tồn tại, hạn chế liên quan đến thu NSNN và đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khi xem xét, sửa đổi Luật NSNN đối với đề xuất của đại biểu Quốc hội; tiếp tục tăng cường công tác dự báo, lập dự toán thu tiền sử dụng đất và quản lý chặt chẽ hơn số tăng thu NSNN.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến đại biểu Quốc hội, việc hạch toán, thanh toán, quyết toán huy động, sử dụng kinh phí cho công tác phòng, chống dịch còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Để đồng bộ các nội dung liên quan đến giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo yêu cầu Chính phủ hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong thanh toán, quyết toán các khoản huy động, thu, chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo Quốc hội kết quả huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch tại dự thảo Nghị quyết giám sát chuyên đề.
Ngoài ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội để nêu rõ các tồn tại, hạn chế trong công tác giải ngân vốn đầu tư công và yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm.
Nhiều ý kiến cho rằng, số chi chuyển nguồn năm 2021 sang 2022 lớn, tăng cả quy mô, tỷ trọng và có xu hướng gia tăng. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với ý kiến đại biểu Quốc hội liên quan đến việc chi chuyển nguồn lớn, tăng cả quy mô và tỷ trọng. Trong thời gian vừa qua, các nghị quyết của Quốc hội liên tục yêu cầu chấn chỉnh tình trạng này, nhưng đến nay cơ bản chưa có biến chuyển. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo nêu rõ các tồn tại, hạn chế và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị đại biểu Quốc hội cho quyết toán số chi NSNN, số chi chuyển nguồn năm 2021 sang năm 2022 theo số liệu đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước. Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước chịu trách nhiệm về tính hợp lý, chính xác các thông tin, số liệu quyết toán NSNN và khoản chi chuyển nguồn bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Trường hợp sau khi Quốc hội phê chuẩn quyết toán NSNN, phát hiện các khoản thu, chi, chuyển nguồn không đúng quy định sẽ xử lý theo quy định tại Điều 73 Luật NSNN.
Tin liên quan
Thu ngân sách 3 quý năm 2024 đạt khoảng 85% dự toán
22:34 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính tặng Bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền
18:10 | 27/09/2024 Tài chính
Xử lý 5.265 vụ vi phạm nộp ngân sách trên 180 tỷ đồng
15:05 | 24/09/2024 An ninh XNK
Tăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công
09:26 | 29/09/2024 Tài chính
Duy trì thông suốt hoạt động Hải quan, Thuế, Kho bạc... để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân bị thiệt hại do bão số 3
20:17 | 28/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tập trung triển khai các biện pháp nhanh chóng phục hồi sản xuất sau bão lũ
12:48 | 28/09/2024 Tài chính
Bảo hiểm nhân thọ chi trả 13 tỷ đồng cho thiệt hại của bão số 3
12:36 | 28/09/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử hoàn toàn có thể kê khai, nộp thuế thay người kinh doanh trên sàn
08:28 | 28/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính phản hồi thông tin về đề xuất đánh thuế bất động sản
21:52 | 27/09/2024 Thuế - Kho bạc
Doanh nghiệp tuân thủ tốt sẽ được sắp xếp hoàn thuế trước
19:59 | 27/09/2024 Tài chính
Đảm bảo an toàn nợ công khi "đổ vốn" cho đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
16:03 | 27/09/2024 Tài chính
Ngành Thuế giải đáp những vấn đề 'nóng' cho gần 300 doanh nghiệp phía Nam
14:00 | 27/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước chung tay khắc phục hậu quả thiên tai
10:24 | 27/09/2024 Tài chính
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
7 giải pháp trọng tâm để quản lý thuế thương mại điện tử
14:44 | 24/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Trái cây Việt Nam còn nhiều dư địa tiến sâu vào thị trường Trung Quốc
Cơ hội cho doanh nghiệp logistics khi Việt Nam nhận quyền tổ chức FWC 2025
Vướng mắc về nguyên liệu thủy sản sẽ được rà soát, tháo gỡ sau kỳ kiểm tra của EC
Thời cơ của công nghiệp bán dẫn
Hải quan cảng Bình Thuận: Đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
(Infographic): 10 cục Hải quan có số thu ngân sách lớn
10:10 | 28/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Chung tay đưa hàng hoá xuất khẩu vùng Đông Nam Bộ bay xa
16:49 | 19/09/2024 Megastory/Longform
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 3 tháng 9/2024 (từ ngày 9/9 đến 15/9/2024)
08:54 | 16/09/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics