Quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi
Xây dựng thành công ít nhất 500 cơ sở chăn nuôi lợn an toàn | |
Nguy cơ tái phát dịch tả lợn châu Phi tại nhiều địa phương rất lớn | |
Hơn 13.248 tỷ đồng hỗ trợ phòng chống dịch tả lợn châu Phi |
Bộ trưởng Bộ NN&PTTN Nguyễn Xuân Cường khẳng định quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi để sử dụng |
Hôm nay, 9/11, Quốc hội tiến tục hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIV. Đại biểu Quốc hội Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) đặt câu hỏi về kết quả nghiên cứu, sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi và quá trình xây dựng vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh hiện nay ra sao để đảm bảo ngành chăn nuôi phát triển bền vững?
Trả lời câu hỏi này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, ngay khi dịch tả lợn châu Phi xảy ra, Bộ NN&PTNT đã phối hợp với các địa phương chỉ đạo sát sao các giải pháp ứng phó, xây dựng các kịch bản phòng chống dịch tả lợn châu Phi cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Một trong những nhóm giải pháp được ưu tiên hàng đầu là nghiên cứu vắc xin phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
"Bộ NN&PTNT đã ngay lập tức huy động một lực lượng lớn các nhà khoa học triển khai nhiệm vụ nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi đến các đơn vị, đồng thời huy động sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu vắc xin. Một hội đồng khoa học gồm 13 chuyên gia đầu ngành được thành lập, một thứ trưởng được giao trực tiếp phụ trách việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Cũng theo “tư lệnh” ngành Nông nghiệp, với những nỗ lực, cố gắng của các đơn vị, nhánh nghiên cứu trong nước đã phân lập thành công ngân hàng virus dịch tả lợn châu Phi; giải trình tự gen của virus, nghiên cứu dịch tễ để có cơ sở xây dựng quy trình chăn nuôi an toàn.
Các đơn vị, doanh nghiệp cũng đã sản xuất được một số chế phẩm sinh học để nâng cao sức đề kháng của đàn lợn; sản xuất thử nghiệm một số lô vắc xin dịch tả lợn châu Phi vô hoạt, nhược độc, qua khảo sát quy mô hẹp thì cho kết quả tốt. Các đơn vị đang hoàn thiện quy trình để sản xuất ở quy mô lớn hơn.
"Bên cạnh sản xuất thử nghiệm vắc xin, các đơn vị cũng đã và đang nghiên cứu chọn tạo giống lợn kháng được dịch tả lợn châu Phi. Đã có thế hệ lợn con có kháng thể với virus, tạo cơ sở để chọn tạo được giống lợn có kháng thể tự nhiên với loại virus này", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho biết thêm.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ, Bộ NN&PTNT cũng tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu vắc xin dịch tả lợn châu Phi.
Cụ thể, ngay khi Mỹ công bố nghiên cứu thành công vắc xin dịch tả lợn châu Phi, Bộ NN&PTNT đã chủ động đề nghị các nhà khoa học Mỹ hỗ trợ và tiếp nhận chủng virus dịch tả lợn châu Phi do phía bạn chuyển giao cùng quy trình công nghệ, quá trình sản xuất, thử nghiệm cho kết quả khả quan.
"Theo báo cáo của các nhà khoa học, nếu điều kiện thuận lợi thì quý 3/2021 sẽ có vắc xin dịch tả lợn châu Phi sử dụng", Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Ngoài nghiên cứu vắc xin, Bộ NN&PTNT cũng đẩy mạnh mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp.
Về việc xây dựng cơ sở vùng an toàn dịch bệnh, đến tháng 10/2020, cả nước đã có 2.500 cơ sở an toàn, chuỗi chăn nuôi khép kín, an toàn xuất khẩu… Nhiều doanh nghiệp quy mô lớn đã xây dựng được các vùng chăn nuôi khép kín, an toàn dịch bệnh đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Từ nay đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu có 50 vùng an toàn cấp huyện, liên huyện; trên 10.000 cơ sở riêng biệt đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Ngoài câu chuyện về vắc xin phòng dịch tả lợn châu Phi, trong phiên chất vấn sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng trả lời vấn đề đại biểu Quốc hội hỏi về chiến lược giống cây trồng phù hợp, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu tại ĐBSCL.
Cụ thể, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ, hiện ĐBSCL đang bị tác động bởi biến đổi khí hậu; yếu tố thượng nguồn và các hoạt động tại địa bàn chưa đảm bảo bền vững.
Để đảm bảo khai thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp, ngoài xoay trục theo hướng khai thác tốt tính thích ứng bằng các sản phẩm, dựa vào quy luật thị trường, thúc đấy thuỷ sản, trái cây, cơ cấu lại ngành hàng lúa gạo còn có giải pháp về giống.
Bộ NN&PTTN đã đề xuất và Chính phủ đã thông qua, về thuỷ sản có 2 giống lớn là cá tra và tôm là 2 ngành hàng chính. Đã có chương trình quốc gia về 2 giống lớn này, đã có chương trình phát triển giống cá tra 3 cấp. Đến năm 2025- 2030, Việt Nam có thể hoàn toàn chủ động được con giống tốt.
Với con tôm đã có chương trình giống với tôm sú và tôm thẻ nhưng cần chủ động hoàn toàn con giống này. Về trái cây đã lựa chọn 10 trái cây điển hình, hướng tới bộ giống 10 trái cây này sẽ là bộ giống tiên tiến đảm phục vụ sản xuất cạnh tranh.
“Về nhánh lúa gạo, chúng ta cần cơ cấu lại theo 2 hướng là tăng cường giống chất lượng cao, thích ứng với thị trường thế giới; tăng cường nhóm giống thích ứng chịu hạn, chịu mặn đưa vào sản xuất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.
Tin liên quan
Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thương mại vắc xin dịch tả lợn châu Phi
17:01 | 01/06/2022 Sự kiện - Vấn đề
Hải Phòng: Tiêu hủy 7,5 tấn lòng lợn nhiễm dịch tả lợn châu Phi
14:48 | 06/12/2021 Sự kiện - Vấn đề
Nhập khẩu thịt lợn tăng hơn 100%, hộ chăn nuôi “méo mặt”
09:34 | 03/06/2021 Kinh tế
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
09:43 | 14/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị họp bàn về phát triển Hải Phòng và thành lập thành phố Huế
20:45 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN BAC cần thực hiện 5 đồng hành cùng Chính phủ và nhân dân ASEAN
20:34 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cảnh giác trước các thông tin lừa đảo, thất thiệt trong bão lũ
15:51 | 13/09/2024 Người quan sát
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước: Cần tư duy mới, cách làm mới cho tương lai thế giới
09:07 | 13/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng trực tiếp lội xuống đầm lầy, chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân tại Làng Nủ
20:19 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu giảm mạnh, xăng RON95-III xuống dưới 20.000 đồng/lít
15:41 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đã khôi phục cung cấp điện cho hơn 5 triệu khách hàng ảnh hưởng bão số 3
15:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nhiều điểm mới trong dự thảo Quy chế thi tốt nghiệp THPT
10:00 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hà Nội: Cấm tuyệt đối hoạt động bến khách ngang sông, bến thủy nội địa
09:04 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) Những việc cần làm ngay khi xảy ra lũ, lụt để tránh các nguy cơ, rủi ro
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng: Doanh nghiệp lớn phải tiên phong giải quyết những bài toán ở tầm quốc gia
07:51 | 12/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp xây dựng một luật để sửa nhiều luật
20:13 | 11/09/2024 Sự kiện - Vấn đề
bawns cas h5
Tin mới
Đề xuất cấm xuất cảnh đối với cá nhân, chủ hộ kinh doanh nợ thuế
Miễn, giảm, gia hạn thuế phí ước đạt gần 90 nghìn tỷ đồng
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng thông minh từ thang máy kết nối kỹ thuật số
Bắt đối tượng vận chuyển 25,5 kg pháo nổ qua cửa khẩu Cha Lo
Thủ tướng yêu cầu không để xảy ra việc găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão
(INFOGRAPHICS): Hơn 130 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
09:19 | 14/09/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform