Quy định mới thúc đẩy sắp xếp, xử lý tài sản công
Quy định mới về trách nhiệm bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công | |
Quy định mới về sắp xếp lại, xử lý tài sản công | |
Quy định mới về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập |
Ảnh minh họa: ST |
Tháo gỡ điểm nghẽn
Ra đời vào cuối năm 2017, Nghị định 167/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công hướng dẫn thi hành Luật Quản lý, sử dụng tài sản công đã góp phần tích cực vào công tác quản lý tài sản công nói chung cũng như việc sắp xếp, xử lý nhà đất công sản nói riêng. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành Nghị định 167 với nhiều vướng mắc đã đặt ra yêu cầu phải sửa đổi Nghị định 167 để giải quyết điểm nghẽn trong sắp xếp, xử lý nhà đất.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA: Năm 2017, Công văn số 342/TTg-V.I ngày 07/03/2017 đã yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan Trung ương khác, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tạm dừng thực hiện các thủ tục bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã làm đình trệ nhiều dự án BĐS trên cả nước. Tiếp sau đó, Nghị định 167/NĐ-CP được ban hành vào ngày 31/12/2017 có nhiều điểm chưa phù hợp với thực tế cuộc sống, nhiều điểm chưa rõ ràng dẫn đến các địa phương không thực hiện được. Từ đó đến nay, đã có hàng trăm dự án đầu tư, dự án nhà ở trong cả nước sử dụng quỹ đất có nguồn gốc do sắp xếp lại, xử lý tài sản công hoặc do thực hiện cổ phần hóa, đã phải dừng các hoạt động đầu tư xây dựng, kinh doanh. |
Theo đó, Nghị định 67/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công đã có nhiều điểm mới về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; nguyên tắc sắp xếp lại, xử lý tài sản công; thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất; thẩm quyền quyết định xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý và đặc biệt là những sửa đổi về xử lý chuyển tiếp.
Cụ thể, về phạm vi nhà, đất phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý, Nghị định 67/NĐ-CP đã quy định rõ nhóm nhà, đất phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý cũng như các nhóm nhà, đất không phải thực hiện sắp xếp lại, xử lý do đã được điều chỉnh cụ thể tại các văn bản pháp luật khác như Luật Đất đai, Luật Nhà ở. Theo đó, Nghị định 67 đã bỏ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị định 167 về việc không thực hiện sắp xếp lại đối với “Nhà, đất của công ty cổ phần được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc nhận chuyển nhượng hợp pháp sau thời điểm được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa”. Việc đưa đối tượng nhà đất này vào phạm vi điều chỉnh là để phù hợp với thực tế vì các tài sản này vẫn thuộc sở hữu của DN mà Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ, thuộc đối tượng sắp xếp.
Bên cạnh đó, Nghị định 67 cũng sửa đổi thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất. Theo đó, phân cấp, trao thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất cho các bộ, cơ quan trung ương phê duyệt phương án đối với nhà, đất do doanh nghiệp cấp II, doanh nghiệp cấp III quản lý, Bộ Tài chính chỉ phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý đối với nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc trung ương quản lý và nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp cấp I thuộc địa phương quản lý trên địa bàn địa phương khác. Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý. Theo ông La Văn Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính), việc phân cấp này nhằm cải cách, rút ngắn thời gian thực hiện và đẩy nhanh tiến độ sắp xếp lại, xử lý nhà, đất, nhất là việc sắp xếp của các doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện cổ phần hóa.
Về thẩm quyền quyết định xử lý nhà, đất thuộc trung ương quản lý, Nghị định sửa đổi thẩm quyền thu hồi nhà, đất từ Bộ Tài chính về UBND cấp tỉnh. Theo đó, “UBND cấp tỉnh ban hành quyết định thu hồi nhà, đất trừ việc thu hồi nhà, đất thuộc tài sản đặc biệt, tài sản chuyên dùng tại đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân và nhà, đất tại cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam”. Việc sửa đổi thẩm quyền thu hồi nhà đất là để thống nhất đồng bộ với quy định của pháp luật đất đai và đảm bảo khả thi trong quá trình thực hiện quyết định thu hồi.
Các dự án nhà ở sẽ được gỡ khó
Một sửa đổi đáng chú ý thu hút sự quan tâm của các DN, đặc biệt là các DN đầu tư các dự án BĐS là những điểm mới trong quy định về xử lý chuyển tiếp tại khoản 19 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP) và Điều 28 Nghị định 167. Thực tế cho thấy, quy định điều khoản xử lý chuyển tiếp đối với nhà, đất đã được phê duyệt phương án sắp xếp tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP chưa bao quát hết các tình huống cụ thể phát sinh trong quá trình thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà đất, nhất là các nhà, đất phê duyệt theo phương án chuyển nhượng, chuyển mục đích, có nhiều dự án đang dừng hoặc chậm triển khai thực hiện do có vướng mắc phát sinh. Để giải quyết tình trạng này, Nghị định 67 quy định rõ việc xử lý chuyển tiếp đối với từng trường hợp cụ thể.
Đơn cử, đối với trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nhưng chưa hoàn thành việc chuyển mục đích sử dụng đất, Nghị định 67 quy định: Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) theo quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP hoặc chưa có quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư 2014 thì thực hiện sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định 67. Trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền cấp GCNĐT hoặc quyết định chủ trương đầu tư theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư mà hai văn bản này còn hiệu lực thì xử lý như sau: Trường hợp đã được UBND cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định pháp luật thì tiếp tục thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Các trường hợp còn lại UBND cấp tỉnh thực hiện rà soát để xem xét, quyết định việc chuyển mục đích sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về đầu tư và pháp luật có liên quan.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA), cho rằng: Các DN hoan nghênh sự nỗ lực, quyết tâm sửa Nghị định 167 của Chính phủ và Bộ Tài chính, trong đó, những sửa đổi cụ thể Điều 28 Nghị định 167 sẽ giúp tháo gỡ được nhiều vướng mắc, khó khăn. Các dự án trước đây đã thực hiện thủ tục theo quy định tại thời điểm trước ngày 1/1/2018 thì sẽ được tiếp tục thực hiện, chỉ có các dự án chưa thực hiện được thì phải làm lại theo quy định của Nghị định 67/2021/NĐ-CP.
Tin liên quan
Lựa chọn chính sách kinh tế để “cất cánh” thành công
10:20 | 07/09/2024 Kinh tế
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
Bộ Tài chính tuyển dụng nhân viên lễ tân và lái xe
20:33 | 05/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Tăng thuế rượu bia, thuốc lá cần đi đôi với phòng, chống buôn lậu, trốn thuế
16:41 | 06/09/2024 Chính sách và Cuộc sống
Chuyển quyền sử dụng đất thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
15:25 | 06/09/2024 Thuế - Kho bạc
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 8 ước đạt 62,1 nghìn tỷ đồng
10:48 | 06/09/2024 Tài chính
Chính sách tài khoá cần quay về trạng thái bình thường
07:45 | 06/09/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước thông báo mua 150 triệu USD từ ngân hàng thương mại
16:24 | 05/09/2024 Thuế - Kho bạc
Sẵn sàng nhân lực, phương tiện, hàng dự trữ ứng phó bão số 3
16:23 | 05/09/2024 Tài chính
Phấn đấu thu ngân sách năm 2024 vượt trên 10% dự toán Quốc hội giao
20:12 | 04/09/2024 Tài chính
Thu ngân sách nhà nước 8 tháng tăng gần 18%
19:54 | 04/09/2024 Tài chính
Giải ngân đầu tư công 8 tháng ước đạt gần 40,5% kế hoạch
11:04 | 04/09/2024 Tài chính
Cảnh báo website giả mạo Cổng thông tin điện tử Kho bạc Nhà nước
10:26 | 04/09/2024 Thuế - Kho bạc
Thông tin chính xác, nâng chất thực hiện báo cáo tài chính nhà nước
08:24 | 03/09/2024 Thuế - Kho bạc
bawns cas h5
Tin mới
Chế độ doanh nghiệp ưu tiên là sự hỗ trợ tuyệt vời đối với hoạt động XNK của Phúc Sinh
Kinh tế Việt Nam: Tăng trưởng tích cực cả về lượng và chất
Chuyện bây giờ mới kể về Chuyên án mang bí số MT579 của Hải quan Quảng Trị
Kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP
Sửa Luật để tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhà nước
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics
(INFOGRAPHISC) Việt Nam-Trung Quốc ký kết 14 văn kiện hợp tác giữa hai nước
08:59 | 20/08/2024 Infographics