Rà soát các chính sách để bịt kẽ hở khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh. |
Xin cho biết đánh giá của ông về những nội dung quan trọng tại dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu đang được Bộ Tài chính xây dựng?
Việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC) rất quan trọng và cần thiết đối với chính phủ các quốc gia đã tham gia Diễn đàn hợp tác toàn cầu về BEPS nhằm thực thi sáng kiến chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận với Khung giải pháp Hai trụ cột, trong đó Trụ cột thứ hai đặt ra mức thuế tối thiểu toàn cầu 15% đối với các công ty đa quốc gia nhằm ngăn các công ty này chuyển lợi nhuận sang quốc gia có thuế suất thấp để tránh thuế. Hầu hết các đối tác lớn của chúng ta đã có quyết định sẽ thực hiện thuế TTTC từ ngày 1/1/2024, nếu chúng ta không thực hiện thì chúng ta sẽ mất một nguồn thu từ thuế TNDN, trong khi đó, các ưu đãi cho DN thuộc đối tượng chịu thuế TTTC cũng sẽ không còn ý nghĩa. Nếu chúng ta không thu thuế theo mức tối thiểu thì quốc gia có công ty mẹ hoặc một nước thứ 3 sẽ giành được quyền thu thuế.
Đối với các DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài cũng thế, nếu như chúng ta không thực hiện thu theo quy định thuế TTTC thì có thể nước nhận đầu tư họ không thu phần thuế chênh lệch, nhưng nếu DN của chúng ta đầu tư thông qua một quốc gia trung gian thì quốc gia này sẽ thu phần thuế đó, và như vậy, chúng ta cũng mất cả nguồn thu đối với DN Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Nguồn thu ngân sách nhà nước là vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề quan trọng nhất ở đây là làm sao để chúng ta không bị thiệt thòi với cộng đồng quốc tế và vẫn đảm bảo được ưu đãi đối với những DN đã và đang đầu tư vào Việt Nam. Muốn vậy, chúng ta phải thực hiện thuế TTTC sớm nhất, trong đó có việc chúng ta thực hiện nội luật hóa thuế TTTC, có thể theo cách giống như Singapore, theo đó, họ có thể xem xét mức thu cho các DN phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của quốc gia bằng các luật thuế nội địa.
Trong khoảng thời gian ngắn, Việt Nam đã bước đầu xây dựng chính sách thực thi quy định của OECD về thuế TTTC? Ông nhìn nhận như thế nào về tiến trình xây dựng cơ chế chính sách về thuế TTTC đến thời điểm này?
Rõ ràng công tác xây dựng chính sách thuế TTTC đã có sự chuyển biến. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt là từ tháng 2, tháng 3, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, các cơ quan Chính phủ nhận định phải gấp rút chuẩn bị trong bối cảnh các quốc gia xung quanh chúng ta và những quốc gia đối tác quan trọng khác đã xác định sẽ áp dụng thuế TTTC từ năm 2024. Tuy nhiên, dù gấp rút, khẩn trương nhưng cũng đòi hỏi phải dành mọi nguồn lực thực hiện việc ban hành các cơ chế chính sách, nội luật hóa các yêu cầu cũng như thực thi các vấn đề để có thể áp dụng thuế TTTC từ 1/1/2024 theo thông lệ quốc tế cũng như theo các yêu cầu của thuế TTTC.
Đây là sự nỗ lực rất lớn của Tổng cục Thuế cũng như Bộ Tài chính, Chính phủ và các cơ quan liên quan. Các cơ quan này vừa phải nghiên cứu, xem xét kinh nghiệm của các quốc gia đã có các văn bản liên quan đến việc áp dụng thuế TTTC vưa phải xem xét các điều kiện của Việt Nam để từ đó có cách thức xử lý phù hợp. Với những vấn đề chưa nhuần nhuyễn thì việc chúng ta ban hành nghị quyết của Quốc hội cũng là một trong những vấn đề rất quan trọng. Việc ban hành nghị quyết, văn bản gần tương đương với luật giúp chúng ta thực hiện được thuế TTTC như là một luật thay cho những quy định trước đây đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành trong các chính sách thuế cũng như các ưu đãi dành cho các DN trong nước và nước ngoài. Mặt khác trên cơ sở thực tiễn triển khai, chúng ta có những bài học kinh nghiệm, có thời gian để xem xét, nghiên cứu, hoàn chỉnh, chuẩn bị đầy đủ trước khi ban hành luật. Có thể nói, ban hành nghị quyết đảm bảo tính kịp thời để thực hiện các yêu cầu, nhưng cũng dễ dàng trong việc sửa đổi.
Theo ông, đâu là những điều cần lưu ý khi triển khai thuế TTTC để đảm bảo đạt được mục tiêu đề ra?
Tôi cho rằng trước hết chúng ta cần phân ra từng đối tượng, từng loại công việc để xem xét, có cơ chế chính sách phù hợp, trên cơ sở đó đảm bảo thực thi được các cơ chế, chính sách mà vẫn đảm bảo được yêu cầu đề ra. Việc phân theo loại hình DN và các đối tác, chủ thể cho thấy có những chủ thể đã được hưởng ưu đãi, nhưng cũng có rất nhiều chủ thể chưa hưởng lợi ích từ chính sách ưu đãi, do đó phải có những cư xử khác nhau với các nhóm lợi ích, đặc biệt là với những DN, tập đoàn lớn hay những DN vừa đầu tư và được hưởng ưu đãi khi đầu tư vào Việt Nam. Để làm được điều này, phải có sự đàm phán để cùng với DN bàn cách tháo gỡ, đảm bảo không vi phạm quy định của thuế TTTC, bởi thuế TTTC không cho phép có những phương thức bù trừ. Rõ ràng, phải có các phương thức khác phù hợp và được đối tác đồng thuận. Đồng thời, phải có cơ chế chính sách phù hợp trong việc hỗ trợ các DN để họ giảm được các chi phí, từ đó cải thiện được môi trường đầu tư cũng như đáp ứng được yêu cầu khác để các DN tiếp tục đầu tư vào Việt Nam một cách tốt hơn trên cơ sở lợi ích kinh tế họ được hưởng ở mức độ phù hợp mặc dù không còn ưu đãi thuế.
Tôi cho rằng, điều này rất khó, không đơn giản. Cần phải xem xét, chỉnh sửa, thậm chí liên quan đến việc chỉnh sửa các luật như Luật Ngân sách nhà nước, các luật thuế. Các cơ quan, ban ngành cần rà soát lại tất cả các chính sách để bịt các kẽ hở khi không thực hiện các cơ chế ưu đãi thuế nữa nhưng lại phải có cơ chế thay thế tương ứng. Đặc biệt, đối với các hoạt động trong nền kinh tế quốc dân hiện nay, việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa hoạt động của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan cũng như của một số cơ quan Chính phủ góp phần làm giảm các chi phí phi chính thức, giảm chi phí tiếp cận chính sách, tiếp cận thị trường, giúp cho các DN có thể giảm được các chi phí trong sản xuất, kinh doanh, tạo ra mối quan hệ hai chiều bình đẳng giữa nhà đầu tư với nhà quản lý, nhà nước và giữa người lao động với chủ sở hữu các doanh nghiệp, trên cơ sở đó có thể tạo được sự đồng thuận.
Cũng cần lưu ý, trên thực tế có nhiều đề xuất cụ thể của các DN, tuy nhiên, chúng ta phải cẩn trọng xem xét các đề xuất của DN, nếu đề xuất không phù hợp với quy định thì phải lý giải với DN để hai bên cùng tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực thi luật thuế TTTC.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Rủi ro cho nền kinh tế khi dòng tiền chưa vào sản xuất, kinh doanh
09:40 | 12/09/2024 Kinh tế
Thúc giục đưa dòng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh
09:38 | 12/09/2024 Kinh tế
Hải quan TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng doanh nghiệp đưa đầu tàu kinh tế của cả nước không ngừng phát triển
20:03 | 10/09/2024 Hải quan
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
11:06 | 12/09/2024 Tài chính
Chứng khoán có khởi sắc trong tháng 9?
15:46 | 11/09/2024 Tài chính
Bổ sung quy định trách nhiệm của công chức thuế trong giải quyết hồ sơ thuế
14:38 | 11/09/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ Tài chính ủng hộ 1 tỷ đồng giúp đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
19:24 | 10/09/2024 Tài chính
Doanh nghiệp bảo hiểm sẵn sàng chi trả bồi thường thiệt hại do bão số 3
18:18 | 10/09/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thanh toán vốn đầu tư công qua KBNN bằng 39,4% kế hoạch sau 8 tháng
14:29 | 10/09/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Dự trữ sẵn sàng xuất cấp hàng dự trữ cứu hộ, cứu nạn
10:07 | 10/09/2024 Tài chính
Khẩn trương bố trí ngân sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra
19:09 | 09/09/2024 Tài chính
VN-Index phục hồi hơn 13% trong 8 tháng, các quỹ mở có lợi nhuận ra sao?
15:55 | 09/09/2024 Tài chính
Đề nghị doanh nghiệp bảo hiểm chủ động tạm ứng, bồi thường thiệt hại do bão số 3
14:34 | 09/09/2024 Tài chính
Nền tài chính vững mạnh là bệ đỡ phát triển đất nước
08:32 | 09/09/2024 Tài chính
Ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm vi phạm về hoá đơn, tránh thiệt hại cho ngân sách
09:05 | 07/09/2024 Thuế - Kho bạc
Đã chấn chỉnh, đơn giản hóa thủ tục về bảo hiểm bắt buộc của chủ xe cơ giới
16:45 | 06/09/2024 Tài chính
bawns cas h5
Tin mới
Hải quan TPHCM: Tập trung giải pháp thu NSNN những tháng cuối năm
Saigon Co.op tăng cường hàng hóa, tập trung nguồn lực cho các tỉnh phía Bắc
Ngành Hải quan: Thu ngân sách khó khăn dần xuất hiện
Tuân thủ pháp luật về hải quan là ưu tiên trong hoạt động của doanh nghiệp
Bộ Tài chính phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Nguyễn Thị Phúc Hạnh
10:11 | 11/09/2024 Infographics
(LONGFORM) Tân Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ: Tập trung nguồn lực, ưu tiên chuyển đổi số toàn diện công tác hải quan
07:44 | 04/09/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Hải quan ASEAN: Hợp tác thúc đẩy thương mại theo hướng hiện đại
14:57 | 29/08/2024 Megastory/Longform
(LONGFORM) Xây dựng Hải Phòng thành trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế
15:32 | 25/08/2024 Megastory/Longform
(INFOGRAPHICS) Quá trình công tác của tân Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ
19:52 | 23/08/2024 Infographics